Quá trình xây dựng và phát triể n

Một phần của tài liệu Phát triển hệ thống các cửa hàng xăng dầu thuộc công ty xâng dầu phú khánh khu vực khánh hòa (Trang 46)

Ngày 09/12/1975, Trạm xăng dầu Nha Trang, tiền thân Petrolimex Khanhhoa thành lập theo quyết định 346/XD-QĐ của Tổng giám đốc Tổng công ty Xăng dầu. Khi thành lập với 58 CBCNV, nhiệm vụ chủ yếu là tiếp nhận các cơ sở vật chất của các hãng

xăng dầu chế độ cũ để quản lý, tu bổ và thực hiện việc cấp phát xăng dầu phục vụ các nhu cầu kinh tế, quốc phòng và dân sinh khu vực Phú Yên, Khánh Hòa.

Tháng 6/1980, Tổng công ty xăng dầu ban hành quyết định 149/XD-QĐ chuyển Trạm xăng dầu Nha Trang thành Tổng kho xăng dầu Phú Khánh và tiếp nhận một số

CBCNV của Công ty vật tư Phú Khánh để thực hiện nhiệm vụ tổ chức kinh doanh xăng

dầu và đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật chuyên ngành tại tỉnh Phú Khánh.

Tháng 7/1988 Tổng công ty tiếp tục ban hành quyết định 66/XD-QĐ chuyển Tổng

kho xăng dầu Phú Khánh thành Xí nghiệp Xăng dầu Phú Khánh trực thuộc Tổng công ty

Xăng dầu Việt Nam.

Tháng 3/1991 Xí nghiệp xăng dầu Phú Khánh được chuyển thành Công ty Xăng

31/3/1993, Bộ Thương Mại ban hành quyết định 360/TM-TCCB về việc thành lập Công

ty Xăng dầu Phú Khánh thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam.

Ngày 01/07/2010 Công ty Xăng dầu Phú Khánh chuyển đổi thành Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Xăng dầu Phú Khánh do Tổng công ty Xăng dầu Việt nam làm chủ sở hữu theo quyết định 387/XD-QĐ-HĐQT, ngày 28/6/2010 của Hội đồng quản trị Tổng công ty Xăng dầu Việt nam.

Quá trình thành lập đến nay, hoạt động kinh doanh của công ty có nhiều thay đổi qua từng thời kỳ và có thể chia làm 4 giai đoạn sau đây

- Giai đoạn cung ứng xăng dầu theo chỉ tiêu hạn mức (1975-1990): Nhiệm vụ cung ứng

xăng dầu mang tính bao cấp, cấp phát theo chỉ tiêu kế hoạch, không phản ánh thực chất của yếu tố kinh doanh. Nhiệm vụ công ty là xuất cấp đúng đối tượng, không vượt chỉ tiêu, hạch toán thống kê kịp thời, chính xác, chấp hành đúng các quy định. Tổng lượng xăng

dầu cung ứng trong giai đoạn này là 1.066.464m3 (trong đó năm 1975= 13.931m3, năm

1985 = 60.827m3, năm 1990 là 111.269m3).

- Giai đoạn chuyển tiếp từ hoạt động bao cấp sang phương thức kinh doanh theo cơ chế

thị trường (1991-2000): Giai đoạn này cơ chế bao cấp cơ bản bị xóa bỏ, các đối thủ cạnh tranh xuất hiện. Tổng công ty đã có nhiều chủ trương khuyến khích các đơn vị tự thân vận

động vươn lên chiếm lĩnh thị trường, việc giao chiết khấu hàng năm, xác định giá giao và

ban hành cơ chế 103 từ quý 2/2000 nhằm tạo cho công ty phải tư duy để tồn tại và phát triển, tổ chức kinh doanh hiệu quả và tăng thị phần trong điều kiện hết sức khó khăn. Số lượng cửa hàng và đầu xe của công ty chỉ chiếm 1/5 so với tổng số nhưng thị trường chiếm lĩnh trên 55% (chưa tính hệ thống đại lý/tổng đại lý). Tổng sản lượng xuất bán thời kỳ 1991-2000 là 1.955.640m3 (gấp gần 2 lần thời kỳ 1975-1990). Hiệu quả kinh doanh

được thể hiện rõ nhất ở giai đoạn này: doanh số đạt 3.995 tỷ, lợi nhuận 81 tỷ, nộp ngân sách 221 tỷ.

- Giai đoạn phát triển mạnh và hoàn thiện cơ chế kinh doanh (2001-2005): trong giai đoạn hệ thống cửa hàng của doanh nghiệp tư nhân và các doanh nghiệp ngoài ngành phát triển khá mạnh, xuất hiện nhiều cửa hàng với quy mô và mức đầu tư lớn, đây là những yếu tố

bất lợi cho công ty, công ty đã hết sức cố gắng và thị phần vẫn giữở mức 55 đến 60%.

Thương hiệu Petrolimex vẫn được người tiêu dùng tin tưởng. Công ty sử dụng có hiệu quả vốn được giao, thường xuyên chấp hành tốt việc thu, nộp ngân sách. Trong 5 năm, đã xuất 1.095.520m3 xăng dầu (Bán buôn: 468.865m3; Bán lẻ: 354.746m3; Điều động:

271.909m3), tổng doanh thu 3.925 tỷ đồng, nộp ngân sách: 95 tỷ đồng. Năm 2004 và

2005: xuất bán khoảng gần 500.000 m3/tấn xăng dầu.

- Giai đoạn hoàn thiện cơ chế kinh doanh và phát triển bền vững (2006-2014): Giai đoạn này thị trường xăng dầu có điều kiện phát triển cùng với những thuận lợi là những khó

khăn thách thức với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt… Bên cạnh thực hiện tốt chức năng

nhiệm vụ điều tiết thị trường, công ty xác định mục tiêu trở thành doanh nghiệp chuyên

doanh xăng dầu hàng đầu trên địa bàn, củng cố và duy trì vị thế nhằm đạt đến sự phát triển bền vững. Với chiến lược phát triển bền vững, lâu dài trong giai đoạn này, phương hướng hoạt động của công ty là tập trung xây dựng uy tín, thương hiệu đạt được qua chất

lượng sản phẩm và dịch vụ. Công ty đổi mới phương thức kinh doanh, hoàn thiện năng

lực quản lý, nâng cao chất lượng hoạt động nhằm mục tiêu thoả mãn tốt nhất cho khách hàng và phát triển thêm khách hàng mới, phát triển hệ thống phân phối. Giai đoạn này

công ty có bước phát triển vượt bậc, tạo ra ấn tượng về sản lượng bán ra và lợi nhuận kinh doanh. Với kết quả tăng trưởng bền vững và mạnh mẽ (bình quân 9%/năm). Tổng lượng xuất bán 2.177.000m3 xăng dầu (Bán buôn+Đại lý: 865.023m3; Bán lẻ: 531.994m3; Xuất

điều động: 780.000m3). Tổng doanh thu 18.000 tỷ đồng, lợi nhuận 180 tỷ đồng, nộp ngân sách 800 tỷ đồng. Thị phần chiếm lĩnh trên 53% với xăng dầu, 20% với gas, dầu mỡ

nhờn. Số đại lý, tổng đại lý là 187.

Với chiến lược xây dựng và phát triển trong suất những năm qua là đúng hướng và bám sát mục tiêu trở thành doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu hàng đầu khu vực Nam Trung Bộ và Tây nguyên. Giá trị thương hiệu Petrolimex chiếm được lòng tin của khách hàng, tạo uy tín trên thị trường, khẳng định vị trí số 1 trên thị trường xăng dầu khu vực. Ngoài ra còn thực hiện nhập khẩu dầu tại Vân Phong từ tháng 5/2002 đến tháng 8/2010

đạt 6.253.724 tấn, nộp thuế 9.012 tỷ đồng. Công ty đã gây được ấn tượng sâu sắc và khẳng định sự cần thiết có mặt của Petrolimex trên khu vực, trong đó nổi bật là duy trì việc cung ứng xăng dầu tại các thời điểm khó khăn như chiến tranh vùng Vịnh (1991), quý 1, quý 3/2000 và giai đoạn 2003-2009 khi giá dầu thế giới cao.

Một phần của tài liệu Phát triển hệ thống các cửa hàng xăng dầu thuộc công ty xâng dầu phú khánh khu vực khánh hòa (Trang 46)