Đánh giá chung về Môi trường kinh doanh của Petrolimex Khanhhoa

Một phần của tài liệu Phát triển hệ thống các cửa hàng xăng dầu thuộc công ty xâng dầu phú khánh khu vực khánh hòa (Trang 53)

2.2.1. Môi trường Vĩ mô

a. Môi trường kinh tế - xã hội quốc tế

Tình hình chính trị trên thế giới đang diễn ra hết sức phức tạp và khó dự đoán,

sự bất ổn về chính trị ở các khu vực như: Bán đảo Triều tiên, các nước tiếp giáp Nga

(Kosovo, Chechnya…), Venezuela và đặc biệt là khu vực Trung Đông (Iran, Iraq…),

nơi nguồn cung dầu mỏ lớn nhất thế giới. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến điễn biến giá dầu thô trên thế giới.

Dự báo nền kinh tế thế giới đang trong đà hồi phục sau cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu lên 3,5% trong năm 2013. Theo IMF kinh tế toàn cầu đang bắt đầu ổn

định nhờ chính sách tài chính của các nước đã phát huy hiệu lực. Dự kiến, trong năm

2015, kinh tế Mỹtăng 2,6%, Nhật Bản tăng 1,5%, các nước khu vực đồng EURO

tăng 0,7%. Các nước dự báo có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất là Trung Quốc (9,5%) và Ấn Độ (7,1%). Các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển sẽ tăng 4,7%.

Trong trung và dài hạn dự báo nền kinh tế thế giới sẽ tiếp tục đà ổn định và tăng trưởng vững chắc với mức tăng trưởng với tốc độ bình quân 4,5% trong giai đoạn 2015-2020.

Về thị trường xăng dầu thế giới: Ngày 10/6/2013 Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IEA) dự báo nhu cầu về dầu mỏ của toàn cầu sẽ tăng trung bình 1,4% mỗi

năm từ nay cho đến năm 2015 do triển vọng tăng trưởng kinh tế đã được cải thiện, nhu cầu dầu mỏ của toàn cầu sẽ đạt 92 triệu thùng/ngày vào năm 2015, với giả thiết tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm là 4,5% kể từ năm 2014. Nhu cầu dầu mỏ sẽ tăng

mạnh ở Trung Quốc, Ấn Độ và Trung Đông, nhưng sẽ giảm hoặc chỉ tăng nhẹ ở

những khu vực khác, nhất là ở châu Âu, nơi tốc độ tăng trưởng kinh tế còn rất mong manh. Nhu cầu dầu mỏ toàn cầu trong những năm tới sẽ phục hồi trở lại, vào khoảng 85,2 triệu thùng/ngày, so với mức 83,8 triệu thùng/ngày trong năm nay. Tổ chức các

nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã cam kết giảm sản lượng khai thác khoảng 4,2 triệu thùng/ngày so với tháng 6/2013, nhưng do giá tăng, nên OPEC lại tăng khai thác

(OPEC hiện chiếm gần 60% sản lượng khai thác). Sản lượng khai thác ở các nước

ngoài OPEC năm 2013 sẽ tăng 0,5 triệu thùng/ngày, lên 34,08 triệu thùng/ngày.

Về giá dầu thế giới, đã lập lại mặt bằng mới với mức giá dầu thô WTI bình

quân 6 tháng 2013 là ngưỡng 113 USD/thùng (năm 2012 là 118 USD/thùng ), giá

các sản phẩm xăng dầu thế biến động khá phức tạp với biên độ dao động rộng hầu

như lặp lại của năm 2012, khi so sánh giá bình quân tháng 12 với tháng 1 của ba sản phẩm chính (xăng 92 - điêzen 0,05S - madút): năm 2013 tăng tương ứng 12% - 16% -

15%; năm 2012 tăng 26% - 25% - 17%. Trong năm 2013, giá dầu thế giới đã tăng 1.44% và đạt 118 USD/thùng (ngày 10/6/2013).

Việt Nam nằm ở khu vực có số lượng dân cư đông, tiềm lực kinh tế mạnh và là khu vực có các hoạt động kinh tế năng động và phát triển. Bên cạnh đó, với lợi thế về điều kiện tự nhiên Việt Nam có tiềm năng rất lớn về giao thông kể cả đường bộ,

đường thuỷ, đường hàng không, đường sắt…

Tổng số dân Việt nam là 92,7 triệu người (1/4/2013), là nước đông dân thứ ba

ở Ðông Nam Á (sau In-đô-nê-xi-a và Phi-li-pin) và đứng thứ 13 trên thế giới. Dự báo

sau 10 năm tăng thêm 9,47 triệu người (bình quân 947 nghìn người/năm). Dự báo đà tăng dân số vẫn còn cao, duy trì trong vòng nhiều năm nữa và sẽ còn tiếp tục tăng đến giữa thế kỷ 21. Cùng với sự gia tăng về dân số, mạng lưới giao thông, kinh tế phát triển… nhu cầu về xăng dầu cũng gia tăng đây là điều kiện cho các doanh nghiệp kinh

doanh xăng dầu đẩy mạnh phát triển, gia tăng sản lượng.

c. Chính sách và môi trường kinh tế vĩ mô của đất nước

Về chính trị và đường lối ngoại giao của chính phủ: Việt Nam thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế, chủ động hội nhập quốc tế với phương châm "Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển". Hiện nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 188 quốc gia thuộc tất cả các châu lục (Châu Á - Thái Bình Dương: 35, Châu Âu: 48, Châu Mĩ: 32,

Châu Phi: 51, Trung Đông: 22), bao gồm tất cả các nước và trung tâm chính trị lớn của thế giới. Việt Nam cũng là thành viên của 63 tổ chức quốc tế và có quan hệ với

hơn 500 tổ chức phi chính phủ. Đồng thời, Việt Nam đã có quan hệ thương mại với

165 nước và vùng lãnh thổ. Trong tổ chức Liên Hiệp Quốc, Việt Nam đóng vai trò là

ủy viên ECOSOC, ủy viên Hội đồng chấp hành UNDP, UNFPA và UPU.

Việt nam đã gia nhập thị trường thế giới với mốc là năm 1986 bắt đầu chính

sách đổi mới, chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường, thiết lập nền tảng cho quá trình cải tổ kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế, đến năm 1995 Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN, năm 1996 Việt Nam tham gia

Chương trình Ưu đãi Thuế quan có Hiệu lực Chung (CEPT) trong khuôn khổ AFTA của ASEAN, năm 1996 cũng là năm Việt Nam trở thành thành viên sáng lập của Diễn

đàn Hợp tác Á-Âu (ASEM), năm 1998 Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), và đặc biệt là năm

chính thức trở thành thành viên của WTO đã mở ra nhiều cơ hội, truyển vọng cũng như tạo ra nhiều thách thức đối với các doanh nghiệp Việt nam phải đối mặt. Tăng trưởng kinh tế của Việt nam dự báo với mức trung bình 6,2% trong 5 năm tới theo Tổ

chức Giám sát doanh nghiệp Quốc tế (BMI).

Xu hướng hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới là tất yếu, việc tạo hàng rào thuế quan để bảo vệ các nhà sản xuất trong nước sẽ không còn. Theo cam kết của chính phủ; sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới, bắt đầu từ năm

2011 sẽ mở cửa thị trương xăng dầu, các tập đoàn dầu khí lớn của thế giới như BP,

TOTAL, CANTEX, SHEL, ESSO,…sẽ xâm nhập và tham gia kinh doanh xăng dầu

tại thị trường nội địa Việt Nam ở khâu bán lẻ. Vì vậy bên cạnh những đối thủ cạnh

tranh trong nước hiện nay, sẽ xuất hiện các đối thủ canh tranh có quy mô lớn, kinh nghiệm và trình độ công nghệ, kỹ thuật và nguồn vốn, nhân sự vượt trội cao so với Tập đoàn xăng dầu Việt Nam và các doanh nghiệp trong nước. Mặt khác sự lớn mạnh

mau chóng của Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PETROVIETNAM) cùng với sản phẩm

dầu mỏ được chế biến tại Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã cung cấp sản phẩm xăng

dầu vào năm 2010.

Bức tranh chuyển động của thị trường xăng dầu những năm từ 2011 về sau, các đối thủ

cạnh tranh càng quyết liệt và phức tạp hơn rất nhiều, bước vào giai đoạn sau năm 2011 và đặc biệt là từ năm 2012 về sau mức độ cạnh tranh giữa các đối thủ trong và ngoài nước ngay tại thị trường nội địa Việt Nam thực sự sẽ diễn ra khốc liệt. Tuy nhiên, trong xu thế

hội nhập mở cửa của nền kinh tế sẽ tạo những cơ hội mới để các doanh nghiệp có điều kiện tranh thủ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến và liên doanh liên kết để phát triển và nâng

cao năng lực canh tranh tạo sức mạnh đảm bảo tồn tại và phát triển bền vững trước những

cơ hội và thách thức đầy cam go.

2.2.2 Nhà cung cấp

Nguồn xăng dầu do những doanh nghiệp được nhà nước chỉ định nhập khẩu và

kinh doanh xăng dầu cung ứng cho các doanh nghiệp trong nước tham gia kinh doanh và cung ứng cho toàn bộ nền kinh tế. Tập đoàn xăng dầu Việt Nam là doanh nghiệp đầu mối lớn chiếm tỉ trọng 60% lượng xăng dầu cung ứng cho cả nước và hiện nay là một trong 14 doanh nghiệp đầu mối được nhà nước giao nhiệm vụ nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu.

Công ty xăng dầu Phú Khánh là đơn vị thành viên của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam, nguồn xăng dầu nhận 100% của Tập đoàn tại kho Vĩnh Nguyên của Công ty.

Công ty xăng dầu Phú Khánh tổ chức tiếp nhận hàng theo tuyến vận chuyển bằng tàu thuỷ chở xăng dầu từ Kho xăng dầu Nhà Bè, Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Kho ngọai quan Vân Phong, chuyển tải tại Vịnh Vân Phong.

Nguồn vốn nhập xăng dầu được Tập đoàn cho ứng trước, sau khi bán hàng mới chuyển vốn về thanh toán trả tiền hàng đã nhận, thời hạn thanh toán được quy định hàng ngày kể từ ngày nhận hàng. Tiến độ và khả năng nguồn hàng phục vụ cho nhu cầu xăng

dầu trên địa bàn Phú Yên, Ninh Thuận, Khánh Hòa hoàn toàn tuỳ thuộc vào khả năng tổ

chức thực hiện tiếp nhận, vận chuyển và biện pháp cung ứng của Công ty.

2.2.3 Đối thủ cạnh tranh

2.2.3.1 Các đầu mối nhập khẩu xăng dầu tại Việt Nam

Trên thị trường bán lẻ hiện nay ở nước ta, có tất cả 14 đầu mối được phép nhập khẩu xăng dầu vì vậy đối thủ cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt đòi hỏi công ty phải biết tận dụng những cơ hội quý giá từ uy tín, thương hiệu đã xây dựng được để nâng cao hơn

nữa thế mạnh của mình.

Bảng 2.8 : Danh sách doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu

STT Tên các doanh nghiệp

1 Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex)

2 Tổng công ty dầu Việt Nam (PV Oil)

3 Công ty thương mại kỹ thuật và đầu tư (Petec)

4 Công ty hóa dầu Quân Đội

5 Công ty TNHH MTV dầu khí Thành phố Hồ Chí Minh (SaigonPetro) 6 Công ty thương mại dầu khí Đồng Tháp (Petimex)

7 Tổng công ty xăng dầu quân đội (Mipec) 8 Công ty xăng dầu hàng hải Việt Nam 9 Công ty thương mại xuất nhập khẩu Thành Lễ 10 Công ty TNHH điện lực Hiệp Phước 11 Công ty cổ phần xăng dầu hàng không (Vinapco) 12 Công ty cổ phần nhiên liệu bay Petrolimex

13 Công ty TNHH vận tải thủy bộ Hải Hà

14 Công ty lọc hóa dầu Việt Nam (VietNam Oil)

Biểu đồ 2.1: Biểu đồ khối lượng nhập khầu xăng dầu 2008-2014

Nguồn: Tập đoàn xăng dầu Việt Nam

Số lượng doanh nghiệp được Bộ công thương cấp phép nhập khẩu đã nên tới 14

đơn vị, hai doanh nghiệp tư nhân (Cty TNHH vận tải thủy bộ Hải Hà, Công ty lọc hóa dầu Việt Nam) có hạn nghạch nhập khẩu rất nhỏ, còn lại đa số là các doanh nghiệp nhà

nước mà tập trung chủ yếu vào 6 doanh nghiệp là Tập đoàn xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Tổng công ty dầu Việt Nam (PV Oil), Công ty thương mại kỹ thuật đầu tư

(Petec), Tổng công ty xăng dầu Quân Đội (Mipeco), Công ty TNHH MTV dầu khí thành

phố Hồ Chí Minh (Saigonpetro), Công ty thương mại dầu khí Đồng Tháp (Petimex). Thị trường xăng dầu Việt Nam đang trong giai đoạn tăng trưởng nhanh, nhu cầu

xăng dầu không ngừng gia tăng. Tổng nhu cầu xăng dầu của thị trường năm 2008 là 5.899

triệu tấn, đều tăng qua các năm và đạt 12,914 triệu tấn vào năm 2014. Sự tham gia ngày càng nhiều các Công ty đầu mối và nhu cầu tiêu thụ xăng dầu cho phát triển ngày càng

tăng đang là thách thức lớn đối với Công ty.

Công ty xăng dầu Phú Khánh là công ty thành viên của Tập đoàn xăng dầu Việt

Nam được giao nhiệm vụ kinh doanh xăng dầu trên địa bàn 03 tỉnh Phú Yên, Ninh Thuận, Khánh Hòa. Sự cạnh tranh về thị trường và thị phần sản lượng mặt hàng bán ra giữa các

công ty đầu mối trong khu vực diến ra rất gay gắt. Do giới hạn về thời gian và khả năng

tác giả chọn 3 đối thủ cạnh tranh với Petrolimex KhanhHoa có quy mô, đang kinh doanh xăng dầu cùng trên địa bàn mà tác giả có khả năng thu thập thông tương đối đầy đủ thông

tin đối thủ cạnh tranh này.

2.2.3.2 Giới thiệu tổng quan các đối thủ cạnh tranh trên thị trường

Hệ thống các công ty của Tổng công ty dầu Việt Nam (PV Oil) tại thị trường Phú

Yên, Ninh Thuận, Khánh Hòa gồm 03 công ty là Công ty xăng dầu dầu khí Miền Đông

(PV Oil Miền Đông), Công ty xăng dầu dầu khí Phú Yên (PV Oil Phú Yên), Công ty cổ

phần xăng dầu dầu khí Bình Thuận (PV Oil Bình Thuận) gọi tắt là PV Oil.

* Công ty PV Oil Miền Đông

Địa chỉ: 54A, Đường 30/4, Phường Thống Nhất, Thành phố Vũng Tàu. Thị trường hoạt động: gồm các tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương, Đắc Nông, Đắc Lắc, Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa. Kho đầu mối: Kho Vũng Tàu (Bà Rịa Vũng Tàu), Kho Vũng Rô (Phú Yên).

* Công ty PV Oil Phú Yên

Địa chỉ: 33 Lê Thánh Tôn, Phường 1, Thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Thị trường hoạt động: Gia Lai, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa. Kho đầu mối: Kho Vũng Rô

(Phú Yên).

* Công ty PV Ol Bình Thuận

Địa chỉ 97 Trần Hưng Đạo, Thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Thị trường hoạt động: gồm tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận. Kho đầu mối là Kho Vũng Rô (Phú Yên), Kho Vũng Tàu (Bà Rịa Vũng Tàu).

Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV OIL) là đơn vị thành viên trực thuộc và đảm bảo khâu hạ nguồn cho Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, được thành lập theo Quyết

định số 1250/QĐ-DKVN ngày 06/06/2008 của Hội đồng Quản trị Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trên cơ sở hợp nhất Tổng công ty Thương mại dầu khí (Petechim), Công ty Chế biến và Kinh doanh sản phẩm dầu (PDC). PV OIL chính thức đi vào hoạt động từ 1/7/2008.

Đầu tư và nâng cấp cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ là mối quan tâm, là một trong những giải pháp quan trọng nhằm đảm bảo chiến lược phát triển tăng tốc đến năm

2015 của Tổng công ty PV Oil. Các dự án mở rộng Nhà máy chế biến Condensate; Xây dựng nhà máy sản xuất Ethanol (E100) để pha chế nhiên liệu sinh học; Nhà máy sản xuất dầu nhờn v.v...Đã và đang được triển khai xây dựng và đi vào hoạt động. Sức chứa kho

đầu mối – trung chuyển đã tăng lên hơn 2 lần so với lúc mới thành lập. Hệ thống kỹ thuật - công nghệ kho cảng đang từng bước được hiện đại hóa. Hệ thống cửa hàng xăng dầu sở

hữu và hệ thống đại lý mở rộng nhanh.

Điểm mạnh

- Đội ngũ quản trị trẻ, năng động, có trình độ.

- Cơ sở vật chất, công nghệ, sức chứa kho đầu mối đang đầu tư và phát triển nhanh. - Chiến lược kinh doanh đa dạng

- Tiên phong phát triển sản phẩm xăng sinh học

Điểm yếu:

- Phát triển thị trường nóng, nhanh đã ảnh hưởng nguồn hàng trong những thời điểm thị trường có biến động mạnh.

- Chính sách khách khách hàng dàn trải cào bằng, không xác định thị trường mục tiêu và khách hàng mục tiêu.

- Thị trường không phân định rõ ràng, chồng chéo đôi khi dẫn đến cạnh tranh lẫn nhau.

- Hệ thống công nghệ, quản lý chất lượng giữa các công ty không đồng bộ.

b. Công ty TNHH MTV du khí thành ph H Chí Minh (Saigon Petro )

Địa chỉ: 27 Nguyễn Thông, Quận 3, Thành phố Hồ CHí Minh

Là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, đại diện chủ sở hữu là Văn phòng thành ủy Thành phố hồ Chí Minh. Thị trường hoạt động: Thành phồ Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh Miền Đông và các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ. Kho đầu mối là Kho Cát Lái (Thành phố Hồ Chí Minh).

Saigon Petro là đơn vị mạnh và đầu mối nhập khẩu xăng dầu trực thuộc Thành ủy Thành phố Hố Chí Minh, nguồn lực tập trung và chính sách thị trường và phát triển thị

Một phần của tài liệu Phát triển hệ thống các cửa hàng xăng dầu thuộc công ty xâng dầu phú khánh khu vực khánh hòa (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)