Trung Quốc

Một phần của tài liệu Phát triển hệ thống các cửa hàng xăng dầu thuộc công ty xâng dầu phú khánh khu vực khánh hòa (Trang 39)

Trung Quốc có nhiều nét tương đồng với Việt Nam. Việc nghiên cứu kinh nghiệm phát triển thị trường xăng dầu của Trung Quốc là rất cần thiết.

Là quốc gia đông dân nhất thế giới, nhưng trong những năm gần đây, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc luôn ở mức hai chữ số. Để duy trì tăng trưởng, Trung Quốc đã phải gia tăng tiêu thụ năng lượng và từ một nước xuất khẩu, Trung Quốc đã trở thành nước nhập khẩu dầu, số lượng ngày càng nhiều. Trung Quốc là nước tiêu thụ dầu và sản phẩm dầu đứng thứ hai trên thế giới, sau Mỹ với mức tiêu thụ từ 7,6

đến 8 triệu thùng/ ngày. [IAEA - Annual Report 2005, 2006, 2007, 2008]

Khác với Việt Nam, Trung Quốc có ngành công nghiệp dầu khí khá phát triển. Những năm 80 của thế kỷ trước, Trung Quốc đã bắt đầu tiến trình chuyển sang kinh tế

thị trường với khẩu hiệu “Nhà nước xã hội chủ nghĩa mang màu sắc Trung Quốc”. Quá trình chuyển đổi từ mô hình kinh tế tập trung sang kinh tế thị trường được xác

định với những lộ trình dài và luôn luôn được điều chỉnh để đảm bảo vừa phát triển kinh tế thị trường vừa duy trì vai trò điều tiết cần thiết của chính phủ.

Đối với lĩnh vực xăng dầu, với tư cách vừa là nhà sản xuất, xuất khẩu vừa là nhà nhập khẩu lớn, là thị trường tiêu thụ lớn vào bậc nhất thế giới, Nhà nước Trung Quốc đã thực thi những biện pháp quản lý chặt chẽ và cho đến nay, mặc dù đã tiến hành các bước hội nhập kinh tế thế giới được gần hai mươi năm, nhà nước Trung Quốc vẫn chưa cho phép tự do hoá thị trường xăng dầu. [Tạp chí Cộng sản các năm

2005, 2006, 2007].

V qun lý nhà nước:

Nhà nước quản lý ngành xăng dầu rất chặt chẽ thông qua các biện pháp kiểm soát giá, thực hiện thu nhiều loại thuế, xếp kinh doanh xăng dầu vào ngành hàng kinh

doanh có điều kiện, kiểm soát chặt chẽ kế hoạch phân bố dầu thô trong nước, kế

Kiểm soát giá : Kiểm soát giá bán buôn, giá bán lẻ; Kiểm soát chênh lệch giá bán buôn và giá bán lẻ; Kiểm soát giá bán dầu thô giữa các công ty khai thác và các nhà máy lọc dầu.

Thực hiện thu nhiều loại thuế : Thuế nhập khẩu : tính tỷ lệ % theo giá CIF; Thuế VAT; Thuế tiêu thụ xăng dầu: thay đổi theo từng thời điểm nhập khẩu; Thuế tiêu thụ nhiên liệu tại địa phương.

Xếp xăng dầu vào ngành hàng kinh doanh có điều kiện: Quy định nghiêm ngặt điều kiện cấp phép kinh doanh xăng dầu; Kiểm soát nghiêm ngặt các tiêu chuẩn kỹ thuật;

Quy định về kho chứa dự trữ tối thiểu; Kiểm soát hệ thống phân phối của các nhà máy lọc, các công ty dầu quốc gia cũng như của các nhà máy độc lập.

Kiểm soát chặt chẽ: Kế hoạch phân bố nguồn dầu trong nước cho các nhà máy lọc dầu; Kế hoạch xuất khẩu; Quốc gia nhập khẩu dầu từ Trung Quốc (qua hệ thống quota).

Các công ty dầu nhà nước.

Trong khi chưa thực hiện nới lỏng thị trường, nhà nước Trung Quốc đã có các biện pháp nhằm tăng khả năng cạnh tranh cho các công ty dầu quốc gia, trước tiên là việc cải tổ, sáp nhập nhiều công ty kinh doanh dầu nhà nước thành một vài tập đoàn

dầu khí quy mô cực lớn, nắm giữ hệ thống phân phối và các phân khúc thị trường chủ

yếu. Trước 1995, Trung quốc có rất nhiều công ty dầu quốc gia. Những năm sau này, Nhà nước Trung Quốc chỉ thành lập một tập đoàn dầu khí quốc gia là SINOPEC hoạt

động trong lĩnh vực thượng nguồn và một tập đoàn xăng dầu quốc gia PETROCHINA phụ trách phần hạ nguồn.

Một phần của tài liệu Phát triển hệ thống các cửa hàng xăng dầu thuộc công ty xâng dầu phú khánh khu vực khánh hòa (Trang 39)