Đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu Phát triển hệ thống các cửa hàng xăng dầu thuộc công ty xâng dầu phú khánh khu vực khánh hòa (Trang 86)

* Chính phủ cần định hướng phát triển thị trường xăng dầu, cụ thể:

- Một là, Chuyển kinh doanh xăng dầu sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước thực hiện theo đúng tinh thần của nghị định 84 hướng tới 3 mục tiêu:

(1) Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và phát triển kinh tế đất nước; bình ổn thị trường xăng dầu trong mọi tình huống;

(2) Giá bán xăng dầu thực sự được vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà

nước;

(3) Hài hoà ba lợi ích Nhà nước ổn định nguồn thu - người tiêu dùng được mua với mức giá hợp lý - Doanh nghiệp kinh doanh có tích luỹ cho đầu tư phát triển;

- Hai là, Khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư, tham gia thị trường từ khâu thượng

đến hạ nguồn theo đúng quy hoạch nhằm tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp, không ngừng nâng cao chất lượng, dịch vụ, văn minh thương mại. - Ba là, bằng cơ chế chính sách tạo ra áp lực, từng bước trở thành ý thức, thói quen của

người tiêu dùng nhỏ lẻ, hộ sản xuất trong việc sử dụng tiết kiệm nguồn năng lượng hóa thạch ngày càng cạn kiệt.

* Để đạt được mục tiêu trên Chính phủ cần tập trung giải quyết:

- Một là, cần tạo lập một môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp tham gia thị trường. Thực sự thực hiện theo đúng các quy định của nghị định 84, tạo hành lang

pháp lý để khuyến khích thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư hệ

thống phân phối theo đúng quy hoạch đã được Chính phủ phê duyệt

Về số lượng doanh nghiệp đầu mối, cần xem xét, đánh giá lại để xác định số doanh nghiệp đầu mối hợp phù hợp, có đủ tiềm lực, làm nòng cốt và là lực lượng để Nhà nước bình ổn định thị trường trong mọi tình huống.

Khâu phân phối bán lẻ, cần khuyến khích thương nhân tham gia phát triển hệ thống cửa

hàng theo đúng quy hoạch, phát triển đồng đều trên các vùng miền nhất là vùng sâu xa để đem lại cho người tiêu dùng có nhiều lựa chọn dịch vụ có chất lượng tốt nhất, giá cả cạnh tranh.

- Hai là, cơ chế điều hành nguồn:

Việt Nam đã có nguồn xăng dầu sản xuất trong nước và đáp ứng trên 30% nhu cầu xã hội; nguồn xăng dầu này trước hết phải được tiêu dùng tại thị trường trong nước thông qua cơ

chế đấu giá cạnh tranh để các doanh nghiệp đầu mối tiêu thụ như xăng dầu nhập khẩu. Với cơ chế này vừa tạo được nguồn thu tối đa cho ngân sách Nhà nước vừa bám sát giá thị trường thế giới, không qua nhiều tầng nấc trung gian đẩy giá bán lên cao. Trong một

vài năm tới, nước ta vẫn phải nhập khẩu trên 60% nhu cầu xăng dầu, việc phân giao hạn ngạch nhập khẩu cho các đầu mối sau khi được sắp xếp lại không nên chia đều bình quân các sản phẩm sẽ là lãng phí xã hội nếu như doanh nghiệp nhập khẩu với một khối lượng quá nhỏ được chia đều cho cả năm kế hoạch.

- Ba là, Cơ chế điều hành giá bán xăng dầu

Từ những bài học kinh nghiện rút ra, xuất phát từ yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế và xuất phát từ tính chất nhạy cảm của mặt hàng, việc định giá bán tại thị trường trong nước

cần có sự thay đổi căn bản. Cơ chế quản lý giá bán xăng dầu cần hướng tới các mục tiêu sau:

(1) Sự bình ổn giá, ngăn ngừa tác động tự phát của giá xăng dầu trên thị trường thế giới vào hệ thống giá xăng dầu trong nước, đẩy giá bán trong nước lên quá cao hoặc giảm quá thấp không hợp lý; khuyến khích cạnh tranh về giá;

(2) Nguyên tắc điều hành giá theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, có lên, có xuống theo tín hiệu của thị trường thế giới; mức giá bán lẻ xăng dầu của Việt Nam

tương đương với mặt bằng giá của các nước có chung đường biên giới để ngăn ngừa và hạn chế tình trạng buôn lậu xăng dầu qua biên giới. Nhà nước chỉ can thiệp bằng các biện

pháp hành chính trong trường hợp “khẩn cấp/đặc biệt” và được công bố công khai để người tiêu dùng cùng chia sẻ và ủng hộ.

(3) Thực hiện nguyên tắc chia sẻ lợi ích và trách nhiệm giữa Nhà nước, doanh nghiệp và

người tiêu dùng; doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu phải có trách nhiệm nộp đủ các khoản thu của ngân sách Nhà nước theo luật định.

- Bốn là, Cơ chế điều hành thuế nhập khẩu

Trong thời gian qua, nguồn cung cấp xăng dầu cho tiêu thụ trong nước được đáp ứng từ

nguồn nhập khẩu, vì vậy để thu tập trung và để tránh gian lận thương mại, nên các khoản thu của ngân sách hiện nay chủ yếu thu ở khâu nhập khẩu qua thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt (mặt hàng xăng); các khoản thu còn lại gồm thuế VAT, phí xăng dầu, thuế

thu nhập doanh nghiệp được thu ở khâu bán ra.

Với cách điều hành thuế nhập khẩu hiện nay đáp ứng được yêu cầu nguồn thu ngân sách

được tập trung, tận thu khi giá xăng dầu trên thị trường thế giới xuống thấp. Tuy nhiên,

khi xăng dầu tiêu thụ trong nước được đáp ứng từ 2 nguồn nhập khẩu và sản xuất trong

nước, nếu để thuế nhập khẩu cao (tối đa 40%) sẽ không khuyến khích nhà máy lọc dầu

trong nước hạ thấp chi phí vì được bảo hộ thông qua thuế nhập khẩu cao, dễ dẫn đến nguy

cơ thiếu nguồn cung do nhập khẩu không cạnh tranh được.

Cần thiết phải cải cách thuế nhập khẩu một cách căn bản, theo cam kết giảm thuế, thay thế bằng khoản thu mới, bù đắp phần hụt thu do giảm thu thuế nhập khẩu; lượng xăng dầu

được sản xuất trong nước cần được thu tương đương với nguồn nhập khẩu để bình đẳng giữa kinh doanh xăng dầu nhập khẩu với kinh doanh xăng dầu sản xuất trong nước. Giải pháp thực hiện là chuyển phần lớn thuế nhập khẩu và toàn bộ thuế tiêu thụ đặc biệt sang thu ở khâu bán ra, cụ thể:

(1) Thuế nhập khẩu: nên giữở tỷ lệ đủ để khuyến khích sản xuất đề nghị khung thuế nhập khẩu mới là 0% - 5% thay cho khung hiện nay 0% - 40%, phần còn lại (sau khi trừ 5%) thu ở khâu nhập khẩu, sẽ chuyển sang thu theo số tuyệt đối ở khâu bán ra.

(2) Thuế tiêu thụ đặc biệt: đang áp dụng đối với mặt hàng xăng là 10% tính trên giá CIF

có thuế nhập khẩu và cũng được thu ở khâu nhập khẩu. Thời gian tới đề nghị chuyển sang thu khâu bán ra, cũng thu theo số tuyệt đối;

(3) Phí xăng dầu không phân biệt từ nguồn sản xuất trong nước hay từ nguồn nhập khẩu, thu 100% ở khâu bán ra như hiện nay; đối tượng kê khai và nộp phí xăng dầu là các doanh nghiệp đầu mối vừa bảo đảm tập trung, dễ kiểm soát, tránh gian lận.

- Năm là, Cơ chế Phòng ngừa rủi ro giá dầu

Nhà nước tạo hành lang pháp lý để các doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu cũng như các

hộ sản xuất sử dụng nhiều xăng dầu (than, điện, xi măng, sắt thép...) có điều kiện áp dụng

cơ chế “Phòng ngừa rủi ro giá dầu” thông qua phương thức mua bán xăng dầu phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm ổn định đầu vào của sản xuất, bình ổn thị trường trong nước

trước biến động khó lường của giá dầu thế giới. - Sáu là, Nhóm kiến nghị khác.

Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, kiểm soát chặt theo thẩm quyền để tránh lãng phí xã hội, giảm chi phí lưu thông, tăng hiệu quả kinh doanh và sức cạnh tranh.

Tăng cường công tác thanh kiểm tra của các cơ quan quản lý chức năng có liên quan và

ban hành các chế tài xử lý các vi phạm quy định nhằm sắp xếp, ổn định hệ thống phân phối, lành mạnh hoá thị trường theo quy định của pháp luật hiện hành về kinh doanh xăng

dầu.

Khuyến khích các doanh nghiệp có đủ điều kiện kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế định hình kinh doanh lâu dài, văn minh thương mại, hiện đại hoá cơ sở vật chất, giảm thiểu các yếu tố làm bất ổn thị trường và nguy cơ cháy nổ, ô nhiễm môi trường... chủ động nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và xã hội.

Tóm tắt chương 3

Trong chương 3, luận văn đã đưa ra các nhóm giải pháp nhằm phát triển hệ thống các cửa hàng xăng dầu thuộc Công ty xăng dầu Phú Khánh khu vực Khánh Hòa, các nhóm giải pháp tập trung chủ yếu là: Tập trung đầu tư phát triển mạng lưới bán lẻ; Thực

hiện chính sách giá hợp lý, linh hoạt trong thanh toán; Tăng cường quản lý chất lượng và số lượng sản phẩm; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Đẩy mạnh công tác xây dựng và quản lý thương hiệu và Xây dựng văn hoá doanh nghiệp. Đồng thời cũng đề xuất những kiến nghị với Tổng công ty xăng dầu Việt nam có biện pháp hỗ trợ hơn nữa cả về

nguồn lực lẫn cơ chế, chính sách để tạo điều kiện thuận lợi cho công ty có thể đạt được mục tiêu của mình. Bên cạnh đó luận văn cũng đã có những kiến nghị với Chính phủ

nhằm tạo hành lanh pháp lý để các doanh nghiệp có thể cạnh tranh một cách lành mạnh

và đề xuất một số ý kiến nhằm mục tiêu mang tính định hướng cho thị trường xăng dầu Việt nam trong thời gian tới.

Để đạt được các mục tiêu đề ra thì ngoài sự nỗ lực từ nội lực của công ty còn cần

đến sự hỗ trợ của Tổng công ty xăng dầu Việt nam, sự minh bạch trong cơ chế điều hành

kinh doanh xăng dầu của Chính phủ, đặc biệt là phải tuân thủ đúng các quy định tại nghị định 84 đồng thời cũng rất cần đến sự quan tâm của người tiêu dùng, các phương tiện

KẾT LUẬN

Đối với ngành kinh doanh xăng dầu, Nhà nước đang thực thi chính sách mở cửa thị trường, tiến tới tự do hoá thị trường theo xu hướng chung của thế giới nên cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu sẽ ngày càng trở nên gay gắt hơn cả ở thị trường

trong nước và quốc tế. Công ty xăng dầu Phú Khánh ngày càng phải đối mặt với nhiều thách thức, một mặt phải cạnh tranh trực tiếp với các công ty trong nước mặt khác phải cạnh tranh với các tập đoàn xăng dầu lớn trên thế giới. Vì vậy cần tìm kiếm giải pháp phát triển hệ thống các cửa hàng xăng dầu để công ty phát triển nhanh, bền vững và hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả.

Luận văn tiếp cận với cơ sở lý thuyết và thực tiễn khoa học về hệ thống bán lẻ, về năng lực cạnh tranh với mô hình Porter’s Five Forces, về môi trường kinh doanh xăng

dầu ở Việt Nam để phân tích các điều kiện nội tại của Công ty Xăng dầu Phú Khánh, từ đó đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty Xăng dầu Phú Khánh, đề ra những giải pháp

để phát triển hệ thống các cửa hàng xăng dầu thuộc Công ty. Qua những nội dung nghiên cứu, luận văn có những đóng góp chính sau đây:

(1) Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hệ thống bán lẻ và cạnh tranh.

(2) Nghiên cứu đặc điểm của thị trường kinh doanh xăng dầu Việt nam từ khi được hình

thành đến nay, đây là cơ sở thực tiễn cho đề tài nghiên cứu để phân tích mức độ cạnh tranh của thị trường kinh doanh xăng dầu.

(3) Điều tra, phân tích ý kiến các chuyên gia trong và ngoài ngành xăng dầu để đánh giá điểm yếu - điểm mạnh của Công ty, thách thức – cơ hội từ môi trường kinh doanh ngành

xăng dầu cũng như năng lực cạnh tranh của Công ty trên thị trường kinh doanh xăng dầu Việt Nam làm cơ sở khoa học trong vấn đề phát triển hệ thống các cửa hàng xăng dầu thuộc Công ty xăng dầu Phú Khánh.

(5) Đề xuất những giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Xăng dầu Phú Khánh. Các giải pháp chủ yếu luận văn đề ra được chia làm 6 nhóm là: thứ nhất, giải pháp đầu tư phát triển hệ thống bán lẻ của công ty; thứ hai, thực hiện chính sách giá hợp lý, linh hoạt trong thanh toán; thứ ba, tăng cường quản lý chất lượng và số lượng sản phẩm; thứ tư, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; thứ năm, đẩy mạnh công tác xây dựng và quản lý thương hiệu và thứ sáu, xây dựng văn hoá doanh nghiệp. Ngoài ra luận văn đề

tạo ra thị trường kinh doanh bình đẳng, giúp các doanh nghiệp có một hành lang pháp lý

để thực hiện chiến lược của mình.

Với những đóng góp chủ yếu trên đây, luận văn sẽ là tài liệu tham khảo tốt cho Công ty trong việc phát triển hệ thống các cửa hàng xăng dầu và góp phần vào hệ thống

cơ sở lý luận cho các nghiên cứu tiếp theo trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, do giới hạn về

thời gian và phạm vi nghiên cứu, luận văn chưa có điều kiện nghiên cứu các đối thủ trong

nước và trên thế giới một cách sâu rộng. Nội dung và giải pháp để phát triển hệ thống các cửa hàng xăng dầu của Công ty Xăng dầu Phú Khánh cũng mới chủ yếu mang tính định

hướng. Trong quá trình thực hiện cần triển khai thành các kế hoạch cụ thể phù hợp với

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Trương Đình Chiến (2010), Quản Trị Kênh Phân Phối, NXB ĐH Kinh tế Quốc dân

2. Chính Phủ (2009), Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Thủ tướng

Chính phủ về kinh doanh xăng dầu

3. Chính Phủ (2014), Nghị định 84/2014/NĐ-CP ngày 03/09/2014 của Thủ tướng Chính phủ về kinh doanh xăng dầu.

4. Vũ Văn Dân (2009) - Xây dựng chiến lược kinh doanh Công ty, luận văn thạc sỹ ĐH Nha Trang.

5. Dương Ngọc Dũng (2005). Chiến lược cạnh tranh theo lý thuyết của Michael E.

Porter, NXB Tổng hợp TP HCM.

6. Đặng Đình Đào-Trần Văn Bảo (2005), Giáo trình kinh tế thương mại, NXB ĐH

Kinh tế Quốc dân

7. Lưu Thanh Đức Hải (2007), Maketing Ứng dụng, NXB Đại học Kinh Tế.

8. J. Masseron (1994), Kinh tế Hydrocarbur, NXB Hà nội.

9. Nguyễn Thị Lan (2002). Một số vấn đề trong việc phát triển thị trường xăng dầu của công ty Petrolimex, Luận văn Thạc sĩ Đại học Nha Trang.

10. Lê Bảo Lâm (2004), Kinh tế vi mô, NXB Thống kê.

11. Trần Văn Lễ (2008) - Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty xăng dầu Phú Khánh- Luận văn thạc sỹĐại Học Nha Trang

12. Michael E. Porter (1996), Chiến lược cạnh tranh, NXB KHKT.

13. Hồ Đức Trung & Nguyễn Thị Liên Diệp (1995), Quản trị Marketing, NXB Thống kê.

14. Tạp chí Công ty xăng dầu Phú Khánh “ 35 năm xây dựng và phát triển “

15. Lương Thiện Khang Uyên (2012), Phát triển hệ thống bán lẻ hàng hóa tại tỉnh Kiên Giang - Luận văn Thạc Sỹ Đại Học Nha Trang.

Tiếng Anh :

1. IAEA - Annual Report 2005, 2006, 2007, 2008

2. JOHN NASBITT, Global Paradox, 1995

3. Kyodo News, 3/2006

PHỤ LỤC Phụ lục 1

DANH SÁCH CHUYÊN GIA

Stt Họ và tên Chức danh Đơn vị công tác Liên hệ

1 Lê Tiến Duẩn Chủ tịch kiêm giám đốc Ban giám đốc 0905.090.999

2 Đào Hoàng Phong Phó giám đốc Ban giám đốc 0903.595.637

3 Nguyễn Thành Ban Kế toán trưởng Phòng kế toán 0905.838.787

4 Ngô Văn Vân Trưởng phòng kinh doanh Phòng kinh doanh 0905.123.005

5 Nguyễn Đình Hiền Trưởng phòng tổ chức Phòng tổ chức 0905.505.546

6 Phan Thanh Minh Phó phòng kế toán Phòng kế toán 0905.610.484

7 Nguyễn Duy Phong Trưởng phòng KDTH Phòng KDTH 0913.429.429

8 Nguyễn Minh Kính Trưởng phòng kỹ thuật Phòng kỹ thuật 0913.471.653

9 Dương Quang Trung GĐ CN Ninh Thuận CN Ninh Thuận

10 Nguyến Đăng Chinh GĐ CN Phú Yên CN Phú Yên

Một phần của tài liệu Phát triển hệ thống các cửa hàng xăng dầu thuộc công ty xâng dầu phú khánh khu vực khánh hòa (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)