Thực hiện chính sách giá hợp lý, linh hoạt trong thanh toán

Một phần của tài liệu Phát triển hệ thống các cửa hàng xăng dầu thuộc công ty xâng dầu phú khánh khu vực khánh hòa (Trang 79)

Như phân tích ở chương 2, kết quả điều tra ý kiến các chuyên gia thấy rằng chính

sách điều hành giá hiện nay của công ty còn quá cứng nhắc, không có sự mềm dẻo so với những đối thủ trực tiếp. Điều này phản ảnh thông qua việc công ty quy định giá cứng cho

các địa bàn kinh doanh (xăng là +200đ/lít; dầu: Phú Yên +150đ/lít, Khánh Hoà +100đ/lít,

Ninh Thuận + 50đ/lít so với giá Vùng 1). Một nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do

cơ chế điều hành của công ty/tổng công ty không linh hoạt trong việc áp dụng giá bán. Hoa hồng đại lý/tổng đại lý của công ty so với các đối thủ luôn thấp hơn từ 200 đến 500

đồng/lít. Trong kinh doanh xăng dầu, do lượng tiền/số lượng hàng là rất lớn nên chỉ cần

giá cao hơn đối thủ thì việc cạnh tranh là rất khó khăn, không những thế tại địa bàn Bình Thuận giáp danh với Ninh Thuận, Chi nhánh xăng dầu Bình Thuận bán giá vùng 1 cho nên sự cạnh tranh về giá càng quyết liệt. Thực tế rất nhiều các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh xăng dầu rất muốn mua hàng của công ty nhưng do giá cao hơn các công ty khác

nên họ quay qua mua của doanh nghiệp khác để đảm bảo có lợi nhuận cao nhất.

Để chính sách giá của công ty có thể cạnh tranh được với các đối thủ trực tiếp trên

địa bàn công ty cần phải thực hiện tổng thể các giải pháp sau:

(1) Thực hiện linh hoạt trong điều hành giá: có nghĩa là không cứng nhắc về giá cho tất cả các đối tượng mà phải phân loại khách hàng (khách hàng mua số lượng lớn, khách hàng truyền thống, khách hàng mua tiêu dùng trực tiếp, khác mua đi bán lại, khách vãng lai…)

để từ đó đưa ra chính sách giá phù hợp cho từng đối tượng.

(2) Nghiên cứu thị trường nắm bắt thông tin đối thủ trực tiếp để đưa ra chính sách giá phù

hợp (trong đấu thầu, công khai giá…). Công tác nghiên cứu thị trường hiện nay ở công ty

được đánh giá là còn yếu và thiếu, cho nên việc đầu tư cho nghiên cứu thị trường là rất cần thiết đối với công ty trong thời điểm hiện nay, nghiên cứu thị trường sẽ đưa ra thông

tin về đối thủ, về thị trường tiêu thụ… để công ty có những quyết sách phù hợp nhất là trong lĩnh vực giá.

(3) Hỗ trợ giá thông qua các hình thức như giảm cước vận tải, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, công nghệ … Với ưu thế về kho, cảng, phương tiện chuyên chở, hệ thống bán lẻ

rộng khắp đây là nhân tố giúp cho công ty có thể đưa ra các chính sách về hỗ trợ giá cho khách hàng.

Ngoài việc điều hành giá không hợp lý thì việc thanh toán của công ty cũng không

linh hoạt, công ty không bán nợ, chỉ bán nợ khi có bảo lãnh của ngân hàng, điều này gây phiền phức cho khách hàng đặc biệt khi tăng giá. So sánh với các đối thủ trực tiếp thì vấn

đề thanh toán của công ty là quá cứng nhắc trong khi các doanh nghiệp khác (Pvoil, Mepeco, Saigon Petro) có thể cho những khách hàng uy tín nợ từ 15 đến 20 ngày mà không cần bảo lãnh của ngân hàng.

Triển khai đồng bộ chương trình Thẻ xăng dầu trên hệ thống cửa hàng trực thuộc

và đại lý có uy tín để gia tăng sản lượng bán lẻ cao hơn mức tăng trưởng tự nhiên, tích cực hưởng ứng chủ trương thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ; mặt khác, hình thành thói quen mới theo hướng văn minh, mang lại nhiều tiện ích cho người tiêu dùng khi mua hàng hoá, dịch vụ tại hệ thống của Petrolimex.

Một phần của tài liệu Phát triển hệ thống các cửa hàng xăng dầu thuộc công ty xâng dầu phú khánh khu vực khánh hòa (Trang 79)