Giới thiệu về cây lúa

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun trồng cây trong hệ thống nông lâm kết hợp (Trang 82)

11. Trồng cây Cà phê

1.1. Giới thiệu về cây lúa

1.1.1. Giá trị của cây lúa

Lúa là 1 trong 3 loài cây lương thực đã rất quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Ngoài mục đích sử dụng chính làm lương thực, lúa, còn được dùng làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp thực phẩm và chế biến thức ăn chăn nuôi, do đó lúa không thể thiếu vắng trong hệ thống nông lâm kết hợp của người dân.

1.1.2. Các nhóm giống lúa

a. Phân nhóm theo thời gian sinh trưởng * Nhóm giống ngắn ngày:

Thời gian sinh trưởng < 130 ngày như các giống CR203, DH60, CN2, Sán ưu 63, Sán ưu quế 99… Các nhóm giống ngắn ngày thường được sử dụng để gieo cấy trong vụ lúa mùa sớm, xuân muộn hoặc vụ hè thu.

* Nhóm giống có thời gian sinh trưởng trung bình (trung ngày):

Thời gian sinh trưởng từ 130-160 ngày như các giống V14, C17, C71… Các nhóm giống trung ngày thường được sử dụng để gieo cấy trong vụ lúa mùa, trà xuân chính vụ.

* Nhóm giống dài ngày:

Thời gian sinh trưởng > 165 ngày như DT10, IRI 7494 (13/2), VN10, 314, C180, Bao thai lùn…Các giống dài ngày thường được gieo cấy trong vụ mùa chính vụ, mùa muộn.

b. Phân nhóm theo đặc điểm phản ứng với ánh sáng và nhiệt độ * Nhóm giống lúa cảm ôn:

Gồm các giống lúa trồng ở vụ chiêm xuân và vụ mùa sớm như: + Trà xuân sớm: DT10, IRI 7494 (13/2), VN10, xuân số 2… + Trà xuân chính vụ: C70, C71, NN8…

+ Trà xuân muộn: CR203, DH60, IRI 35-2… + Trà lúa mùa trung: C70, C71…

Các giống cảm ôn có thể trồng ở các mùa vụ khác nhau. * Nhóm giống lúa cảm quang:

Gồm các giống lúa trồng ở trà lúa mùa muộn như: Bao thai lùn, Mộc tuyền, nếp cái hoa vàng…chỉ ra hoa kết quả trong điều kiện ánh sáng ngày dài (vụ mùa).

1.1.3.Yêu cầu ngoại cảnh của cây lúa a. Yêu cầu về nhiệt độ

Nhiệt độ thích hợp nhất cho lúa sinh trưởng là 25-28o

C. Nếu nhiệt độ < 13oC cây lúa ngừng sinh trưởng, nhiệt độ >40oC cây lúa sinh trưởng nhanh nhưng mềm yếu. Ở thời điểm phân hoá đòng và thời kỳ trỗ bông phơi màu nếu nhiệt độ < 22oC, sẽ làm tăng tỉ lệ lép.

b. Yêu cầu về độ ẩm không khí và nước

Khi có đủ nhiệt độ và bức xạ ánh sáng thích hợp thì nước là yếu tố ảnh hưởng quyết định nhất đến năng suất, thiếu và thừa nước đều làm giảm năng suất lúa. Nếu đầy đủ nước thì dù ẩm độ không khí xuống dưới 40% cũng không ảnh hưởng đến năng suất lúa. Ẩm độ không khí quá cao, lúa dễ nhiễm sâu bệnh. c. Yêu cầu về ánh sáng

* Cường độ ánh sáng:

Ảnh hưởng đến quang hợp của cây lúa, nếu thiếu ánh sáng vào thời kỳ phân hoá đòng thì năng suất lúa sẽ giảm sút nghiêm trọng.

* Thời gian chiếu sáng:

Ảnh hưởng đến sự phát dục (ra hoa kết quả). Số giờ chiếu sáng trong ngày trên 13 giờ gọi là ánh sáng ngày dài, dưới 13 giờ gọi là ánh sáng ngày ngắn. Lúa nguyên thuỷ là cây trồng phản ứng với ánh sáng ngày ngắn, mức độ phản ứng với ánh sáng ngày ngắn khác nhau tuỳ theo giống.

Các giống lúa mùa chính vụ như: bao thai lùn, tám thơm, nếp hoa vàng… phản ứng chặt với ánh sáng ngày ngắn, chỉ nở bông vào tháng 10, nếu trồng ở vụ xuân không trỗ bông.

Đất trồng lúa được hình thành trong nhiều điều kiện khác nhau. Có hai loại hình đất trồng lúa là đất cạn và đất ngập nước.

Để lúa có năng suất cao thì lúa phải có kết cấu tơi xốp, thoáng khí và giàu dinh dưỡng. pH thích hợp là 4,5 - 5,5.

1.2. Lựa chọn phương thức trồng

- Luân canh cây lúa nước với cây trồng cạn như ngô rau, họ thập tự, đậu đỗ, lạc, bông… để ngắt quãng nguồn thức ăn của các sâu bệnh chính hại lúa.

- Tùy thuộc vào điều kiện địa hình, đất đai mà lựa chọn phương thức trồng lúa nước hay lúa nương.

- Ở những vùng thiếu nước, nên chú ý đến những giống lúa chịu hạn. - Lúa cần nhiều ánh sáng nên không được trồng lúa nương xen với các loài cây trồng khác.

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun trồng cây trong hệ thống nông lâm kết hợp (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)