4. Trồng cây Dứa
4.4. Tiêu chuẩn chồi giống
- Chồi nằm ở đỉnh, chiều dài 25 - 30 cm, trọng lượng 150 - 200 gam. - Ưu điểm: Sinh trưởng khỏe, cho quả to.
- Nhược điểm: Thời gian từ khi trồng đến khi ra quả dài, khi trồng dễ thối.
* Chồi cuống
- Chồi mọc từ cuống quả dứa, ngay dưới chân gốc quả. Chiều dài 30 - 35 cm. Trọng lượng 300 - 350gam. Nhược điểm: Chồi yếu, kích thước nhỏ, muốn làm giống phải qua thời gian chăm sóc trong vườn.
* Chồi nách
- Chồi phát sinh từ nách lá, số lượng nhiều. Chiều dài 45 - 50 cm. trọng lượng chồi 350 - 500gam. Có ưu điểm là chịu vận chuyển xa, sinh trưởng khỏe, chóng ra hoa. Nhược điểm là nếu trồng vào vụ thu ở miền Bắc sẽ gặp rét khi ra hoa ra hoa, quả bé.
- Trước khi đem trồng xử lý chồi dứa trong dung dịch Benlatte hoặc Aliatte nồng độ 0,3% trong 3 phút, vớt ra hong khô nơi râm mát 1 ngày.
* Số lượng chồi dứa
Số lượng chồi dứa được chuẩn bị khoảng 50.000 – 55.000 chồi/ha. 4.5. Làm đất
4.5.1. Làm đất trên địa hình bằng phẳng
- Tiến hành làm đất toàn diện, san phẳng, sạch cỏ dại.
- Cày cuốc toàn diện sâu 10 - 15 cm. Đất phải tơi xốp, phẳng, sạch cỏ dại. - Thiết kế trồng dứa theo kiểu hàng kép cách 30 - 40 cm hàng rộng 80 - 100 cm. Tạo rạch sâu 7 - 10 cm chuẩn bị bón lót.
4.5.2. Làm đất trên địa hình đồi dốc
- Chia diện tích trồng dứa thành lô có diện tích 0,5 – 2ha. Thiết kế đường trục chính, đường liên đồi, đường nhánh. Thiết kế băng theo đường đồng mức và làm đất trên băng. Tạo rạch sâu 7 - 10 cm chuẩn bị bón lót.
4.5.3. Bón lót
- Loại phân dùng để bón lót: + Phân hữu cơ hoai mục: 10 tấn/ha
+ Phân lân nung chảy Văn Điển: 0,7 – 1,0kg/ m2
- Phương pháp bón: Trộn đều 2 loại phân, rải theo rạch hoặc bỏ hốc theo định mức, sau đó lấp đất tưới nước.