Giới thiệu về cây dứa

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun trồng cây trong hệ thống nông lâm kết hợp (Trang 121)

4. Trồng cây Dứa

4.1. Giới thiệu về cây dứa

4.1.1. Giá trị của cây dứa

Dứa là loài cây ăn quả dễ trồng, dễ chăm sóc, có khả năng chịu hạn tốt, có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất khác nhau và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trên diện tích 1ha có thể trồng được 50000 – 55000 cây, sẽ cho thu hoạch

khoảng 50000 – 55000 quả. Nếu tính mỗi quả bán được 2000 đồng thì mỗi hecta dứa thu được từ 100 triệu – 110 triệu đồng, trừ chi phí vật tư, nhân công, còn lãi khoảng 50 -70 triệu đồng/ha.

Quả Dứa có hương vị thơm ngon đặc biệt, được nhiều người ưa thích. Vì thế dứa được trồng ở nhiều nơi trên thế giới.

4.1.2. Các nhóm giống dứa a. Nhóm dứa Cayen

- Lá dày xanh thẫm, không có gai hoặc rất ít gai.

- Quả có trọng lượng từ 1,5 - 3,6 kg/quả. Vỏ quả mỏng, khi chín màu vàng nhạt, mắt nông. Thịt quả khi chín màu vàng nhạt, nhiều nước, hàm lượng đường cao.

- Quả lớn nên phù hợp với chế biến đồ hộp xuất khẩu. b. Nhóm dứa Queen

- Lá màu xanh, cứng, nhiều gai.

- Quả có trọng lượng 0,5 - 1,0 kg/quả. Khi chín, vỏ quả màu vàng sáng, mắt quả sâu. Thịt quả màu vàng đậm, vị ngọt hương thơm đặc biệt.

- Quả nhỏ nên chưa phù hợp với công nghiệp chế biến đồ hộp xuất khẩu. c. Nhóm dứa Spanish

- Lá xanh, dày, cong về phía gốc cây, gai không đều.

- Quả có trọng lượng 0,9 - 1,2 kg/quả, khi chín vỏ dày màu tím đỏ, mắt sâu, thịt quả trắng, vị chua, không thơm, phẩm chất kém. Nhóm dứa này rất ưa bóng nên thường được dùng để trồng xen.

4.1.3. Yêu cầu ngoại cảnh a. Nhiệt độ

Dứa thích hợp trong phạm vi nhiệt độ từ 21 -> 35oC. Khoảng nhiệt độ thích hợp nhất cho dứa sinh trưởng phát triển là 30 -> 31oC, trong khoảng nhiệt độ này, nhiệt độ càng cao thì quả càng to và ngọt.

b. Độ ẩm và lượng mưa

Dứa yêu cầu ẩm độ đất 70 – 75%. Độ ẩm không khí 65 – 70%. Lượng mưa bình quân năm từ 1.200mm -> 1.500mm phân bố đều trong các tháng thích hợp cho dứa sinh trưởng phát triển. Thời kỳ phân hoá mầm hoa và bắt đầu hình thành quả, nhu cầu nước tăng lên.

Hình 61: Dứa Cayene Hình 62: Dứa Queen Hình 63: Dứa Spanish c. Ánh sáng

Giai đoạn trước khi ra hoa, cây dứa cần ánh sáng tán xạ để sinh trưởng. Sang giai đoạn ra hoa và nuôi quả, dứa cần nhiều ánh sáng. Nếu thiếu ánh sáng quả bé, phẩm chất kém.

d. Đất trồng

Dứa có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng thích hợp nhất vẫn là đất có độ xốp cao, thoáng khí, giàu mùn, thoát nước, pH = 5,5 – 6. 4.2. Lựa chọn phương thức trồng

- Có nhiều phương thức trồng dứa. Sự lựa chọn phương thức trồng dứa tùy thuộc vào mục đích của người chủ vườn. Trồng dứa có thể để lấy quả, có thể để che phủ đất chống xói mòn hoặc để chặn dòng chảy.

- Nếu trồng với mục đích thu hoạch quả, có thể bố trí xen canh dứa với các loài cây phân xanh họ đậu như cốt khí, muồng hoa vàng. Cứ 6 hàng dứa lại trồng một băng cây phân xanh để tạo ánh sáng tán xạ giúp dứa sinh trưởng tốt.

- Nếu trồng với mục đích chống xói mòn thì có thể trồng dứa dưới tán rừng khi cây rừng chưa khép tán.

- Nếu trồng dứa với mục đích chặn dòng chảy thì bố trí trồng ở đầu các băng bậc thang.

* Dứa được trồng chủ yếu bằng chồi ngọn và chồi thân. 4.3. Xác định thời vụ trồng

Nên trồng dứa vào vụ Xuân tháng 2, tháng 3 hoặc vụ thu tháng 8, tháng 9 khi trời bắt đầu có mưa.

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun trồng cây trong hệ thống nông lâm kết hợp (Trang 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)