Giới thiệu về cây sắn

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun trồng cây trong hệ thống nông lâm kết hợp (Trang 115)

3. Trồng cây Sắn

3.1. Giới thiệu về cây sắn

3.1.1. Giá trị của cây sắn

Sắn là một trong những cây lương thực quan trọng trên thế giới. Người dân châu phi sử dụng Sắn làm cây lương thực chính.

Sắn cung cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến bánh kẹo, chế biến tinh bột, thức ăn chăn nuôi và chế biến Etanol.

Hiện nay Sắn vẫn là một loài cây lương thực vô cùng quan trọng đối với các đồng bào dân tộc Thái, Khơ Mú ở miền Tây Bắc nước ta.

3.1.2. Các giống sắn mới năng suất cao

- Các giống sắn đang được trồng phổ biến hiện nay: KM94, SM93 –26, SM 1157 –3, CM 4955 –7, KM.60, KM.94, KM.95, HL.23, HL.24.

- Giống KM.60, KM.95 cho năng suất cao hơn các giống địa phương đã góp phần quan trọng đưa năng suất khoai mì trong những năm gần đây tăng lên rõ rệt.

- Giống KM.94: Giống nhập từ CIAT - Thái Lan. Thời gian thu hoạch 7 - 12 tháng. Năng suất củ tươi 30-40 tấn/ha, hàm lượng tinh bột 23-27%.

- Giống KM.95: Giống lai do Trung tâm Nghiên cứu Hưng Lộc (Đồng Nai) chọn lựa. Thời gian thu hoạch 5 - 7 tháng. Năng suất củ tươi 40 tấn/ha, hàm lượng tinh bột 25,5%.

- Giống KM.60: Giống nhập nội từ CIAT - Thái Lan. Thời gian thu hoạch 6-9 tháng, năng suất củ tươi 27 - 35 tấn/ha, hàm lượng tinh bột 27 - 29%.

- Giống sắn KM 98-7: Là giống sắn mới, kết quả của chọn lọc dòng vô tính từ nguồn vật liệu hạt thụ phấn tự do nhận được từ tổ chức CIAT. Tác giả giống là nhóm các nhà khoa học gồm ThS. Trịnh Phương Loan và cộng sự Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Cây có củ thuộc Viện Cây Lương thực và Cây Thực phẩm, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.

- TGST khoảng 7-10 tháng, ngắn hơn các giống đang trồng từ 1- 2 tháng. Giống có chiều cao cây trung bình khoảng 2,2 m, số củ trung bình 12,7/cây, chiều dài củ 25 - 26cm, hệ số thu hoạch 0,57. Năng suất củ tươi có thể đạt trên 40 tấn/ha với tỷ lệ tinh bột gần 30%.

3.1.3. Yêu cầu ngoại cảnh của cây sắn a. Yêu cầu về nhiệt độ

- Nhiệt độ từ 18-26oC thuận lợi cho sự nảy mầm.

- Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng thân lá là: 22 – 24oC. Nhiệt độ 25- 27oC kéo dài từ 0 – 8 tháng thì thuận lợi cho quá trình tích luỹ dinh dưỡng. Nếu nhiệt độ đó kéo dài quá 8 tháng thì có hại.

b. Yêu cầu về ẩm độ

- Ẩm độ ảnh hưởng đến sự phát triển của diện tích lá:

+ Có những giống có khả năng duy trì được chỉ số diện tích lá tương đương với chỉ số diện tích trong điều kiện thiếu nước.

+ Một số giống thì chỉ số diện tích lá phát triển nhanh khi thiếu nước. c. Yêu cầu về ánh sáng

- Các giống khác nhau thì có phản ứng khác nhau với độ dài chiếu sáng. - Nếu thời gian chiếu sáng là 12 – 14 giờ, thích hợp cho sinh trưởng thân lá, không thích hợp cho tích luỹ vật chất khô vào củ.

- Nếu thời gian chiếu sáng là 10 – 12 giờ, thích hợp cho tích luỹ vật chất khô vào củ, làm củ to và chất lượng cao.

Bảng 9: Ảnh hƣởng của thời gian chiếu sáng đến năng suất của cây sắn

Giống Ngày dài Ngày ngắn

Mcol 22 8,3 tấn/ha ( củ khô ) 9,5 tấn/ha Mcol 1684 4,6 tấn/ha 8,7 tấn/ha

MPTR 26 4,9 tấn/ha 8,1 tấn/ha

d. Yêu cầu về đất

Cây sắn không yêu cầu cao về chất lượng đất. Có thể trồng sắn ở những vùng đất thấp đất khó khăn (đất có vấn đề ) như đất dốc, đất thoái hoá do quá trình canh tác không hợp lý, đất chua mặn, phèn, đất có pH thấp, đất nhiều Na, Al, Mn, đất bị hạn kéo dài...Song đất thích hợp là loại đất nhẹ tơi xốp và thoát nước tốt, pH 4,5 - 7,5.

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun trồng cây trong hệ thống nông lâm kết hợp (Trang 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)