Trồng dứa

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun trồng cây trong hệ thống nông lâm kết hợp (Trang 124)

4. Trồng cây Dứa

4.6. Trồng dứa

4.6.1. Xác định khoảng cách đặt cây giống

Khoảng cách giữa các cây trên một hàng là 30cm. Có thể bố trí trồng cây theo kiểu ô vuông hoặc hình nanh sấu.

4.6.2. Thao tác trồng dứa

- Tạo hố trên rạch sâu 7 - 10 cm, đặt chồi ngay thẳng giữa hố, lấp đất, ấn nhẹ xung quanh gốc sau đó tưới đẫm nước vào gốc dứa.

* Chú ý: Khi lấp đất không để đất rơi vào nõn dứa. 4.7. Chăm sóc sau trồng

4.7.1. Trồng dặm

- Mục đích: Trồng dặm để đảm bảo mật độ trên diện tích đã trồng. - Thời gian: Sau khi trồng 20 - 30 ngày trồng dặm những cây bị chết. - Cách trồng dặm tương tự như trồng dứa lần đầu.

4.7.2. Điều tiết nước

Từ sau khi trồng, duy trì độ ẩm đất 70 -75%, nếu khô thì phải tưới thêm. Chú ý nhu cầu nước của dứa tăng từ thời điểm hình thành hoa đến khi quả chín. 4.7.3. Bón phân

a. Thời kỳ bón

- Tiến hành bón phân 2 - 3 lần/ năm tuỳ thuộc vào thời vụ và điều kiện khí hậu của từng vùng cụ thể.

- Đợt 1: Sau khi trồng 3-4 tháng, cây chuẩn bị vào giai đoạn lớn nhanh. - Đợt 2: Sau trồng 6 - 7 tháng, thời kỳ cây sinh trưởng nhanh thân và lá. - Đợt 3: Sau trồng 9 - 10 tháng, bón nhằm kích thích sự phân hoá hoa và phát triển quả.

b. Các loại phân bón

Phân hữu cơ hoai mục: 10 tấn/ha; Phân NPK tỷ lệ 1: 2: 3 cụ thể 10: 5:15 gam/cây.

c. Phương pháp bón phân

- Bón rãnh: Rạch 2 bên hàng dứa sâu 10 - 12cm, bón phân xong lấp đất lại kết hợp vun hàng dứa

- Bón hốc: Đào hốc sâu 5 - 10 cm giữa khoảng 2 hàng dứa trong 1 hàng kép. Bón phân xong lấp đất lại

- Bón thìa: Trộn phân đúng tỷ lệ, dùng thìa sứ xúc đổ trực tiếp vào các gốc lá sát mặt đất, dùng bơm tưới.

4.7.4. Quản lý dịch hại

a. Phòng trừ cỏ dại

- Mục đích: Hạn chế sự cạnh tranh dinh dưỡng của cỏ với cây dứa, tạo điều kiện cho cây dứa sinh

trưởng, phát triển tốt.

- Cách làm: Dùng cuốc, liềm để làm cỏ cho dứa. Làm cỏ kết hợp xới đất quanh gốc dứa tạo điều kiện cho bộ rễ hoạt động thuận lợi.

Hình 64: Làm cỏ dứa b. Phòng trừ sâu hại

Ở nước ta, cây dứa hầu như không bị loại sâu hại nguy hiểm gây hại. c. Phòng trừ bệnh hại

* Bệnh thối nõn dứa - Điều kiện phát bệnh:

Bệnh phát triển mạnh cuối tháng 11 kéo dài đến tháng 5, đến tháng 9 thì bệnh ngừng phát triển; Ở nhiệt độ 15 - 24oC và ẩm độ 80% cây dễ mắc bệnh.

- Biện pháp phòng trừ:

+ Vệ sinh vườn, tiêu huỷ tàn dư cây bệnh trong thời kỳ sinh trưởng và sau thu hoạch, làm đất kỹ, san phẳng không đọng nước.

+ Chồi giống phải khỏe, không bị bệnh, xử lý chồi trước khi trồng. + Chăm sóc tốt, diệt cỏ dại, bón phân N, P, K, Mg;

+ Luân canh dứa với cây trồng khác (Lạc, Đậu, ...);

Hình 65: Các biểu hiện khác nhau của bệnh thối nõn dứa b. Bệnh héo xanh virus:

- Nguyên nhân: Do virus gây nên.

- Triệu chứng: Lá bị mất nước, héo nhăn lại, vẫn giữ nguyên màu xanh. - Cách phòng trị:Dùng thuốc Bi58, karate nồng độ 0,2 % phun lên lá. c. Bệnh luộc lá:

- Nguyên nhân: Do dứa thiếu Mg.

- Triệu chứng: Đây là một loại bệnh sinh lý, khi cây dứa bị bệnh thường biểu hiện triệu chứng lá bị nhũn như luộc qua nước sôi. Khi lá đã bị bệnh thì không hồi phục về trạng thái ban đầu được.

- Cách phòng trị: Dùng phân lân nung chảy Văn Điển bón cho dứa là điều bắt buộc. Ngoài ra, có thể bón phân qua lá (Mg bón cho cây ở dạng Sunfát) d. Các loại dịch hại khác

Chuột có thể xuất hiện khi dứa chín, cần chú ý phòng chống. 4.7.5. Xử lý dứa ra hoa

Xử lý dứa ra hoa nhằm kích thích dứa ra hoa sớm, tránh thu hoạch ồ ạt tập trung mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm.

a. Biện pháp cơ học

Lựa chọn những cây dứa đến tuổi xử lý: Đối với dứa Queen có từ 30 - 35 lá, dứa Cayene có từ 40 lá trở lên.

Tiến hành đạp gốc dứa đổ nghiêng, biện pháp này sẽ kích thích cho dứa ra hoa sau 5 – 7 ngày.

b. Biện pháp hóa học * Xử lý đất đèn

- Thời điểm xử lý: Khi cây dứa có từ 35 - 40 lá. + Liều lượng xử lý: 0,5 Gr/Cây.

+ Cách xử lý: Đất đèn được đập nhỏ bỏ vào nõn cây, hoặc hoà vào nước đổ vào nõn dứa (dạng khô).

Hình 66: Xử lý cây dứa bằng đất đèn Hình 67: Xử lý cây dứa bằng Etheel

* Xử lý Ethreel: Nồng độ xử lý 0,2%, Liều lượng 8 lít/ 100 m2, phun trên lá.

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun trồng cây trong hệ thống nông lâm kết hợp (Trang 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)