Giới thiệu về Tre luồng

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun trồng cây trong hệ thống nông lâm kết hợp (Trang 34)

6. Trồng Tre luồng

6.1. Giới thiệu về Tre luồng

6.1.1. Giá trị sử dụng

- Măng tre làm thực phẩm ở dạng tươi sống hoặc qua chế biến với kỹ thuật khác nhau đều có giá trị thương phẩm rất cao cả ở thị trường trong nước cũng như xuất khẩu. Bởi, ngoài hương vị đặc trưng, nó còn có thành phần dinh dưỡng phong phú. Ở 100g măng khô phân tích thấy có tới 5,62g các loại acid amin. Ðặc biệt măng tre Lục Trúc có vị ngọt dịu, không cần ngâm nước cũng có thể luộc hoặc sào ăn ngay và là thực phẩm thượng hạng cho ăn tươi.

- Thân tre có thể dùng làm nhà cửa, nông cụ, làm giấy, sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, dụng cụ thể dục thể thao, nhạc cụ, bàn ghế, tủ giường từ thô sơ đến cao cấp và các đồ gia dụng khác.

- Do hàng năm tre, trúc sinh sản vô tính theo cấp số, nên trong bụi tre có nhiều thế hệ tuổi cây. Nếu được chăm sóc tốt và đúng kỹ thuật thì năm nào người trồng cũng được thu hoạch cả măng, thân và giống mà không phải trồng lại trong một chu kỳ lâu dài rất nhiều năm. Trồng tre một lần có thể cho thu hoạch 4050 năm sau.

- Loài tre với hệ thống thân ngầm đan chen nhau dày đặc và lan rộng trong đất nên có tác dụng hạn chế dòng chảy, chống xói mòn đất trong mùa mưa, chống sạt lở.

6.1.2.Yêu cầu ngoại cảnh

- Nhiệt độ: Tre luồng thích hợp với nơi có nhiệt độ trung bình 23  25 0 C - Độ ẩm: Thích hợp với độ ẩm trên 80%

- Lượng mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm trên 1500mm, tập trung từ tháng 4 đến tháng 10

- Đất: Sinh trưởng phát triển tốt trên nơi còn tính chất đất rừng, xốp, ẩm, nhất là vùng đất ven đồi, đất thoát nước tốt, độ dầy tầng đất > 60cm độ pH từ 3,8

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun trồng cây trong hệ thống nông lâm kết hợp (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)