Trồng cây Tràm

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun trồng cây trong hệ thống nông lâm kết hợp (Trang 41)

A. Nội dung chính

7.1. Giới thiệu về cây Tràm 7.1.1.Giá trị kinh tế 7.1.1.Giá trị kinh tế

Rừng Tràm vừa cung cấp gỗ, cừ, củi vừa phát huy tác dụng trong việc cải tạo đất phèn giữ nước ngọt, ngăn sóng, chắn gió, bảo vệ sản xuất nông nghiệp, tạo môi trường thuận lợi cho kinh doanh thủy sản, phát triển nghề nuôi ong. Rừng Tràm trồng đạt lượng tăng trưởng bình quân 12- 15m3/ha/năm. Thường được trồng trong các mô hình nông lâm kết hợp ở đồng bằng sông Cửu Long 7.1.2. Yêu cầu ngoại cảnh

- Rừng Tràm được trồng trên đất phù sa phèn

- Có thể trồng rừng Tràm nơi ngập úng liên tục từ 6 tháng đến 8 tháng trong 1 năm, khớp với mùa mưa. Không trồng Tràm ở vùng bị ngập úng quanh năm hoặc nơi có độ mặn >2%, sẽ làm chết rừng Tràm non.

7.2. Lựa chọn phương thức trồng cây Tràm

- Trồng Tràm nông lâm kết hợp: Tràm- lúa cá- VAC

- Trồng Tràm theo phương thức nông-lâm-ngư kết hợp: Tràm - Lúa - Cá - Ong mật

Chú ý: Giống lúa được lựa chọn là giống địa phương, cây cao, chịu phèn.Trồng xen trong thời gian rừng tràm chưa khép tán (2-3 năm đầu) để giảm bớt khâu chăm sóc đồng thời bảo vệ tốt rừng Tràm.

7.3. Xác định thời vụ trồng

- Trồng Tràm tốt nhất vào tháng 7 đến thánh 9 dương lịch. Có thể kéo dài đến tháng 12.

- Tuỳ điều kiện từng địa phương mà xác định thời điểm bắt đầu và kết thúc căn cứ vào các tiêu chuẩn sau:

+ Mức nước ngập khi trồng không vượt quá đọt cây trồng.

+ Hoàn thành trước khi nước rút cạn ít nhất 15 ngày. Những nơi có nước thối tràn qua phải trồng xong 20 ngày trước khi nước thối đổ về hoặc sau nước thối rút hết.

7.4. Tiêu chuẩn cây giống

- Cây con có tuổi từ 10-12 tháng. - Chiều cao: 50-70cm.

- Đường kính cổ rễ: 5-8mm.

- Cây sinh trưởng khoẻ mạnh, không bị cụt ngọn, sâu bệnh và bộ rễ phát triển mạnh, rễ cái dài trên 6cm, không bị tổn thương.

7.5. Bố trí mật độ trồng cây

- Trồng mật độ 10.000 cây/ha ở nhóm đất thích hợp (Cự ly 1m x 1m) - Trên nhóm đất có nhiều hạn chế trồng mật độ 20.000 cây/ha (Cự ly 1m x 0,5m)

7.6. Làm đất trồng cây

- Với cỏ năng, cỏ ống, cỏ mờn có chiều cao dưới 1m không phải phát dọn. - Đối với cây sậy phải phát sát gốc hoặc dùng máy cày cày lúc nước chưa ngập, sậy chưa ra hoa.

- Với thực bì là cây bụi, dây leo thì phải phát đốt. 7.7. Trồng cây (Áp dụng phương pháp trồng cây con rễ trần)

Bước 1: Tạo hố

- Dùng cuốc hoặc bay tạo hố - Hố sâu hơn rễ cọc từ 2  4 cm.

Bước 2: Đặt cây xuống hố: Tay không thuận cầm phần cổ rễ cây đặt cây ngay ngắn giữa hố tạo cho bộ rễ ở trạng thái tự nhiên.

Bước 3: Lấp đất

- Vun đất nhỏ mịn phủ kín 2/3 rễ cây, rồi nhấc nhẹ cây lên tạo cho rễ cây thẳng, nén đất. Lấp đất lần 2 phủ đất kín rễ rồi nén đất

- Lấp đất lần 3 phủ kín cổ rễ cây 1  2cm không nén, tạo mặt hố bằng

Kinh nghiệm:

- Trồng Tràm bằng công cụ đơn giản có tên là “nọc”, đó là một chiếc gậy bằng gỗ có đường kính 4-5cm, một đầu nhọn.

- Dùng nọc soi một lỗ xuống đất, với độ sâu 25-30cm, cách lớp mặt đất trong điều kiện đất bị ngập nước. Sau đó, đặt cây tràm con xuống, để bộ rễ đứng vào lỗ, hơi kéo cây lên một chút để cho rễ cây tràm không bị cong hoặc bị gẫy trong khi trồng.

- Nén chặt đất xung quanh gốc Tràm bằng chân. 7.8. Chăm sóc, bảo vệ sau trồng

7.8.1. Chăm sóc

- Năm thứ nhất: Sau khi trồng cấm người đi lại hoặc bơi xuồng qua khu vực trồng.

- Năm thứ 2: Những lô trồng tỷ lệ cây chết dưới 20% tiến hành dặm ở những chỗ không có cây từ 3m2

trở lên.

- Những nơi tỷ lệ cây chết 20-50% trồng dặm toàn diện đảm bảo số cây phân bố tương đối đều trên diện tích.

- Nếu tỷ lệ chết trên 50% phải trồng lại. 7.8.2. Chống cháy bảo vệ rừng Tràm trong mùa khô

- Mùa cháy rừng Tràm bắt đầu từ giữa mùa khô (tháng 2) đến hết mùa khô. Thời gian nguy hiểm dễ cháy rừng nhất là vào cuối mùa khô, từ tháng 3-4.

- Trong thời gian này cần quản lý chặt chẽ những người dùng lửa vào rừng Tràm để lấy mật ong, hoặc đốt cỏ để săn bắt rắn, trăn, rùa....

- Thiết kế một số kênh mương, bờ bao, các cửa cống lấy nước và tháo nước để giữ độ ẩm cho đất và thảm mục dưới rừng tràm trong mùa khô.

- Không nên để đất dưới rừng Tràm quanh năm ngập nước.

B. Câu hỏi và bài tập thực hành .

Câu hỏi: Trình bày kỹ thuật trồng Tràm. Thực hiện công việc đào hố và trồng Tràm trong mô hình Nông lâm kết hợp

- Yêu cầu: Mỗi học sinh đào 3 hố, trồng 01cây/hố - Cây giống: 3 cây/hs

- Dụng cụ: Cuốc, quang gánh, sảo: 1 bộ/hs - Hiện trường: Vườn, đồi…

- Hình thức tổ chức:

+ Hướng dẫn mở đầu 1 giờ: Tập trung cả lớp.

+ Hướng dẫn thường xuyên: Chia nhóm thực hành 5 - 7 người. + Kiểm tra đánh giá: Theo nhóm

C. Ghi nhớ:

- Yêu cầu về ngoại cảnh của cây Tràm - Tiêu chuẩn đất trồng Tràm

- Tiêu chuẩn cây giống - Thời vụ trồng Tràm

- Khoảng cách mật độ trồng Tràm và cách trồng.

- Cách phối trộn phân bón theo tỷ lệ và cách bón phân.

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun trồng cây trong hệ thống nông lâm kết hợp (Trang 41)