Thu hoạch và bảo quản nhãn

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun trồng cây trong hệ thống nông lâm kết hợp (Trang 50)

8. Trồng cây Nhãn

8.9. Thu hoạch và bảo quản nhãn

8.9.1. Thu hoạch

- Thời điểm thu hoạch: Khi vỏ quả chuyển từ màu nâu hơi xanh sang màu nâu sáng. Vỏ mỏng, nhẵn, bóc quả xen hạt thấy hạt có màu nâu đen. Thu hoạch từ cuối tháng 7 đến hết tháng 8. Thu hái vào sáng sớm hoặc chiều không nên thu hái vào buổi trưa trời quá nóng, và lúc trời mưa.

- Phương pháp thu hoạch: Dùng kéo cắt chùm nhãn cẩn thận, sau đó xếp vào sọt, quả quay ra ngoài, cuống quay vào trong, vận chuyển đến nơi tập kết thì tải mỏng.

8.9.2. Bảo quản sau thu hoạch

Nhãn là loại quả khó bảo quản tươi trong thời gian dài vì vậy để giữ được quả nhãn có ngoại hình và phẩm chất tươi ngon cần chú ý không xếp nhãn thành đống to dưới trời nắng trong vườn (tránh bốc nóng). Bảo quản nhãn ở nhiệt độ từ 5 – 10oC. Thời gian bảo quản từ 7 - 10 ngày.

B. Câu hỏi và bài tập thực hành .

Câu hỏi: Trình bày kỹ thuật trồng Nhãn. Thực hiện công việc đào hố và trồng Nhãn

- Nội dung thực hành: Đào hố và trồng nhãn - Yêu cầu: Mỗi học sinh đào 1 hố, trồng 1 cây - Cây giống: 1cây/hs

- Phân hữu cơ hoai mục: 10 kg/hố - Phân NPK: 2kg/hố

- Vôi bột: 0,5kg/hố

- Dụng cụ: Cuốc, xẻng, xô, quang gánh, sảo: 1 bộ/hs - Hiện trường: Vườn thực hành, đồi…

- Hình thức tổ chức:

+ Hướng dẫn mở đầu 1 giờ: tập trung cả lớp.

+ Hướng dẫn thường xuyên: chia nhóm thực hành 5 - 7 người. + Kiểm tra đánh giá: Theo nhóm

C. Ghi nhớ:

- Tiêu chuẩn đất trồng nhãn

- Tiêu chuẩn cây giống

- Thời vụ trồng nhãn

- Khoảng cách mật độ trồng nhãn và cách trồng.

- Cách phối trộn phân bón theo tỷ lệ và cách bón phân.

- Các biện pháp xử lý tăng cường khả năng ra hoa đậu quả.

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun trồng cây trong hệ thống nông lâm kết hợp (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)