Giới thiệu về cây Nhãn

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun trồng cây trong hệ thống nông lâm kết hợp (Trang 44)

8. Trồng cây Nhãn

8.1. Giới thiệu về cây Nhãn

8.1.1. Nguồn gốc, giá trị của cây nhãn

Nhãn là loài cây ăn quả quý trong tập đoàn cây ăn quả ở nước ta. Thủy tổ của loài nhãn nước ta ở Hưng Yên. Nhãn có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao. Quả nhãn được dùng để ăn tươi và chế biến thành long nhãn, được tiêu thụ khắp trong và ngoài nước. Hoa nhãn là nguồn mật tốt để phát triển nghề nuôi ong.

Với tuổi thọ bền và khả năng thích nghi ở nhiều vùng sinh thái, chịu nóng và chịu lạnh tốt, hiện nay cây nhãn đang được trồng rộng rãi ở khắp mọi miền trong cả nước.

8.1.2. Một số giống nhãn đang được trồng phổ biến * Nhãn lồng:

Quả to, trọng lượng TB 60 - 70 quả/ kg hạt nhỏ đen bóng, cùi dày màu vàng chanh như mật ong, thơm, giòn và ngọt đậm.thường dùng ăn tươi.

Vỏ quả thường dày giòn. Kích thước các quả trên một chùm khá đều nhau. * Nhãn đường phèn:

Quả nhỏ và tròn hơn nhãn lồng, trung bình 100 quả/ Kg. thường dùng ăn tươi. Vỏ quả dày, giòn và có mầu nâu nhạt.

Hạt nhỏ, cùi dày và trong, ráo nước, thơm có vị ngọt đậm. Trên mặt cùi nhãn đường phèn có các cục u nhỏ như cục đường phèn.

* Nhãn nước:

Quả bé trọng lượng trung bình 140 quả/ Kg. Hạt to, cùi mỏng và trong, nhiều nước, kém ngọt, khi chín dễ nứt vỏ.

Năng suất cao, ổn định. Thường được sấy làm long nhãn, ít ăn tươi. Hạt có thể làm gốc ghép cho các giống nhãn lồng và đường phèn.

* Nhãn Tiêu da bò:

Quả khi chín có màu vàng da bò, trọng lượng khoảng 100 quả/ kg, cùi dày, hạt nhỏ, ráo nước chủ yếu dùng ăn tươi.

* Nhãn Xuồng cơm:

Giữa cuống và quả có một rãnh nhỏ. Hai đầu nhô cao, quả trên chùm thưa, to đều, cùi dày màu vàng, ít nước nhưng ngọt và thơm chủ yếu dùng để ăn tươi.

* Nhãn Long:

Vỏ quả có màu vàng sáng hoặc vàng ngà, có đường nứt ở vỏ, cùi mềm nhiều nước, ăn ngọt và thơm chủ yếu dùng để sấy khô làm long nhãn.

8.1.3. Yêu cầu ngoại cảnh a. Yêu cầu về nhiệt độ

Nhãn là loài cây có khả năng chịu nóng và chịu rét vì thế hầu hết các tỉnh ở nước ta đều có thể trồng được nhãn.

Cây nhãn yêu cầu nhiệt độ trung bình hàng năm 21 – 27oC để sinh trưởng phát triển.

b. Yêu cầu về ánh sáng

Cây nhãn thích hợp với ánh sáng tán xạ hơn ánh sáng trực xạ song nhãn cần đầy đủ ánh sáng và không gian thoáng.

c. Yêu cầu về độ ẩm

Cây nhãn yêu cầu độ ẩm không khí 70 - 80%. Độ ẩm đất 70-75%. Lượng mưa cần cho nhãn sinh trưởng và phát triển 1.200 - 2100 mm/ năm). Nhu cầu về nước tăng vào thời kỳ phân hoá mầm hoa và đặc biệt thời kỳ quả phát triển.

d. Yêu cầu về đất

Cây nhãn có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất như: Đất phù sa, đất cát ven biển, đất gò đồi ở trung du và miền núi. Song thích hợp nhất là đất phù sa nhiều màu, ẩm, mát, không bị ngập nước, độ pH: 4,5 - 6.

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun trồng cây trong hệ thống nông lâm kết hợp (Trang 44)