Tình hình hoạt động xuất nhập khẩu của thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG LOGISTICS CỦA CÁC CÔNG TY VẬN TẢI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 36)

đoạn 2007 – 2014

2.1.1.1. Kim ngạch xuất khẩu của thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2007– 2014

Kim ngạch xuất khẩu của thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2007 – 2014 được thể hiện trong bảng 2.1 dưới đây:

Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu của thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2007 – 2014 Năm Kim ngạch xuất khẩu TP.HCM (Tỷ USD) 2007 19,41 2008 24,08 2009 20,08 2010 20,96 2011 28,18 2012 30,41 2013 29,50 Dự kiến cuối năm 2014 31,34

(Nguồn: Báo cáo kim ngạch xuất khẩu của thành phố Hồ Chí Minh năm 2007 – 2014 của Cục Thống Kê thành phố Hồ Chí Minh)

Từ bảng 2.1, chúng ta có thể thấy rằng sau khi gia nhập WTO (đầu năm 2007), ngoại thương của nước ta được phát triển mạnh mẽ hơn và thành phố Hồ Chí Minh cũng theo đà phát triển đó, kim ngạch xuất khẩu của thành phố tăng từ 19,41 tỷ

USD (năm 2007) đến 26,3 tỷ USD (năm 2013). Theo bảng trên, chúng ta thấy trong giai đoạn từ năm 2008 – 2009, kim ngạch xuất khẩu của thành phố Hồ Chí Minh giảm từ 24,08 tỷ USD (năm 2008) xuống 20,08 tỷ USD (năm 2009) nhưng sau đó lại tăng lại từ 20,08 tỷ USD (năm 2009) đến 20,96 tỷ USD (năm 2010). Nguyên

nhân là do cuộc đại suy thoái kinh tế năm 2008 ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới nên việc xuất nhập khẩu sang các quốc gia cũng giảm.

Ngoài ra, cũng từ bảng 2.1, và bằng phương pháp hồi quy OLS – phương pháp bình phương nhỏ nhất – Ordinary Least Square (Hoàng Ngọc Nhâm, 2007, Giáo trình Kinh tế lượng, NXB Lao Động – Xã Hội, trang 24 – 51), ta có thể tìm mối liên hệ giữa kim ngạch xuất khẩu và thời gian từ năm 2007 đến cuối năm 2014 như sau:

Yi = 1,771 Ti + 17,5225 tỷ USD (trong đó Yi là kim ngạch xuất khẩu của thành phố Hồ Chí Minh tại năm thứ i, Ti là năm thứ i, với quy ước T1 =1 là năm 2007).

Ngoài ra, ta còn tính ESS = 131,83 và TSS = 170,4884, từ đó ta có R2 = ESS/TSS = 0.773 gần bằng 1. Như vậy, mô hình phù hợp.

Qua thuật toán trên, chúng ta được rằng kim ngạch xuất khẩu của thành phố

Hồ Chí Minh biến động tăng dần qua các năm, và cũng từ thuật toán trên, chúng ta có thể dựđoán kim ngạch xuất khẩu của năm 2015 – 2020 theo bảng sau:

Bảng 2.2: Dự báo kim ngạch xuất khẩu của thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2015 – 2020 Năm Kim ngạch xuất khẩu TP.HCM (Tỷ USD) 2015 33,4615 2016 35,2325 2017 37,0000 2018 38,7745 2019 40,5455 2020 42,3165

(Nguồn: Theo nghiên cứu dựđoán của tác giả)

Như vậy, có thể nói rằng, trong tương lai, hoạt động thương mại trong TP.HCM sẽ ngày càng trở nên sôi động hơn, thúc đẩy hoạt động logistics tại thành phố Hồ Chí Minh, và điều đó là hoàn toàn phù hợp với mục tiêu “mở cửa” của WTO.

2.1.1.2. Kim ngạch nhập khẩu của thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2007 – 2014.

Kim ngạch nhập khẩu của TP.HCM giai đoạn 2007 – 2014 được thể hiện trong bảng 2.2 dưới đây:

Bảng 2.3: Kim ngạch nhập khẩu của thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2007 – 2014 Năm Kim ngạch nhập khẩu TP.HCM (Tỷ USD) 2007 18,10 2008 23,29 2009 19,48 2010 21,06 2011 25,39 2012 22,08 2013 25,70 Dự kiến cuối năm 2014 28,40

(Nguồn: Báo cáo kim ngạch nhập khẩu của thành phố Hồ Chí Minh năm 2007 – 2014 của Cục Thống Kê thành phố Hồ Chí Minh)

Từ bảng 2.2, cũng theo đà phát triển của kinh tế chung của cả nước, kim ngạch nhập khẩu của thành phố Hồ Chí Minh cũng tăng từ 18,10 tỷ USD (năm 2007) đến 25,70 tỷ USD (năm 2013) và cũng có giai đoạn biến động từ 2008 – 2009 do suy thoái kinh tế.

Theo phương pháp hồi quy OLS như trên, chúng ta được như sau.

Yi’ = 1,122 Ti’ + 17,6385 tỷ USD (trong đó Yi’ là kim ngạch nhập khẩu của thành phố Hồ Chí Minh năm thứ i, và Ti’ là năm thứ i, với quy ước T1 = 1 là năm 2007). Ngoài ra, ta có ESS’ = 52,873 và TSS’ = 83,225. Từ đó ta tính được R2 = ESS’ / TSS’ = 0,635 > 0,5 như vậy mô hình tạm chấp nhận được, mô hình nhập khẩu này chưa cho thấy sự tương quan nhiều của năm với kim ngạch nhập khẩu.

Nguyên nhân không phải là do việc thống kê số liệu của Cục Thống Kê thành phố Hồ Chí Minh sai, hay do phương pháp hồi quy OLS sai mà đơn giản chúng ta có thể hiểu việc nhập khẩu là việc chúng ta có thể chủ động hơn (cần mới nhập) việc xuất khẩu (đáp ứng nhu cầu cho khách hàng), vì thế chưa chắc càng phát triển ngoại thương thì nhập khẩu càng nhiều.

2.1.1.3. Các mặt hàng xuất nhập khẩu chủ yếu của thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2007 – 2014

Theo Tổng Cục Thống Kê và Cục Thống Kê thành phố Hồ Chí Minh, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của TP.HCM trong giai đoạn 2007 – 2011 gồm: Dầu thô, gạo, hàng may mặc, hàng giày dép, hàng thuỷ sản. Cụ thểđược biểu thị thông qua bảng 2.4 dưới đây: (số liệu được làm tròn đến 2 chữ số thập phân).

Bảng 2.4: Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chính tại TP.HCM giai đoạn 2007 – 2014.

(Nguồn: Báo cáo kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chính tại TP.HCM năm 2007 - 2014 Cục Thống Kê thành phố Hồ Chí Minh)

Qua bảng trên, nhìn chung, chúng ta thấy kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng trên đều biến động theo quy luật của thị trường (theo quy luật cung – cầu) chứ

không theo một chiều hướng nhất định. Trong đó, sản phẩm dầu thô là sản phẩm

được xuất khẩu nhiều nhất tại TP.HCM (luôn trên 8,4 tỷ USD) và gạo là mặt hàng xuất khẩu ít nhất (dưới 0,5 tỷ USD).

Các mặt hàng nhập khẩu chính của thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2007 – 2011 gồm: xăng dầu, vải, phụ liệu ngành may, sữa – các sản phẩm từ sữa và thuốc trừ sâu – nguyên liệu. Cụ thể được biểu thị qua bảng 2.5 dưới đây: (số liệu

được làm tròn đến 2 chữ số thập phân). Năm Tên mặt hàng (Tỷ USD) Dầu thô Hàng may mặc Hàng giày dép Hàng thủy sản Gạo 2007 8,49 1,43 0,39 0,33 0,20 2008 10,35 1,57 0,47 0,36 0,17 2009 6,19 1,59 0,44 0,33 0,24 2010 4,97 1,86 0,51 0,37 0,25 2011 5,71 2,14 0,58 0,42 0,29 2012 6,57 2,46 0,67 0,49 0,34 2013 7,56 2,83 0,77 0,56 0,39 2014 (dự kiến) 8,69 3,26 0,89 0,64 0,45

Bảng 2.5: Kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng chính của TP.HCM giai đoạn 2007 – 2014

(Nguồn: Báo cáo kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng chính tại TP.HCM năm 2007 - 2014 Cục Thống Kê thành phố Hồ Chí Minh)

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG LOGISTICS CỦA CÁC CÔNG TY VẬN TẢI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)