Xu hướng áp dụng phương pháp quản lý logistics kéo

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG LOGISTICS CỦA CÁC CÔNG TY VẬN TẢI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 31)

Để hiểu rõ hơn về xu hướng này, chúng ta cần tìm hiểu đôi chút về logistics kéo và logistics đẩy.

Sản xuất kéo là luồng sản xuất trong nhà máy được điều tiết bởi yêu cầu từ

công đoạn cuối quy trình. Nghĩa là, khi nào có tín hiệu từ công đoạn sau thì công

đoạn trước mới tiến hành gia công nguyên liệu. Ví dụ, trong hệ thống kéo, một đơn

đặt hàng tạo ra nhu cầu về thành phẩm, thành phẩm đó sẽ được hoạch định về kế

hoạch giao hàng, sản xuất, mua nguyên vật liệu... để đáp ứng cho đơn hàng đó (Nguyễn Văn Trường, 2009, Quản trị sản xuất: kéo và đẩy, tạp chí Nhịp Cầu Đầu Tư, số: CEO ngoại ở công ty Việt).

Mô hình sản xuất đẩy thì ngược lại, công ty sẽ sản xuất dựa trên dự báo nhu cầu tiêu thụ và khả năng cung ứng của công ty. Từđó, hàng hóa sẽđược lưu kho và

đẩy ra thị trường thông qua hệ thống phân phối. Như vậy, sản xuất đẩy là mô hình mà luồng sản xuất trong nhà máy được điều tiết không phải từ công đoạn cuối của quy trình. Khái niệm về mô hình sản xuất đẩy, mô hình sản xuất kéo đã hình thành nên những khái niệm tương ứng tiếp theo như “make/build to stock” hay “make/build to order” (sản xuất theo lượng tồn kho hay sản xuất theo đơn đặt hàng). Sau đó, những chiến lược quản trị sản xuất hiệu quả dần được hình thành,

ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất - kinh doanh tiếp theo của doanh nghiệp. (Nguyễn Văn Trường, 28/12/2009, Quản trị sản xuất: kéo và đẩy, tạp chí Nhịp Cầu

Đầu Tư, số: CEO ngoại ở công ty Việt).

Từđó, chúng ta có thể thấy nền sản xuất dựa trên logistics kéo đối lập hẳn với cơ chế logistics đẩy truyền thống trước đây – đó là cơ chế sản xuất được điều khiển bởi cung (supply – driven) và được dẫn dắt, chỉ đạo theo một kế hoạch sản xuất đã

được sắp đặt trước. Trong hệ thống sản xuất điều khiển bởi cung, các thiết bị và sản phẩm hoàn thiện được “đẩy” vào các quá trình sản xuất hoặc chuyển vào các nhà kho lưu trữ theo sự sắp sẵn của công suất máy móc. Rõ ràng, cơ chế sản xuất dựa trên logistics đẩy không thực tế và phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng, dẫn đến sự

dư thừa và lãng phí. Logistics kéo là quá trình sản xuất được dẫn dắt bởi hoạt động trao đổi mua bán trên thực tế hơn là dựđoán mức nhu cầu.

Cơ chế “cần kéo” (logistics kéo) chỉ sản xuất những sản phẩm đã được bán hoặc được khách hàng đặt hàng mua. Chuỗi cung cấp hậu cần kéo liên kết quá trình kế hoạch hóa sản xuất và quá trình thiết kế với việc phân phối các sản phẩm sản xuất. Đây chính là mô hình được điều khiển bởi cầu (demand – driven) nhằm mục tiêu chính là đáp ứng được nhu cầu dự trữ cuối cùng của người tiêu dùng. Trong khi, cơ chế hậu cần “đẩy” hạn chế khả năng liên kết giữa các nhà cung cấp, nhà sản xuất và nhà phân phối, thì cơ chế hậu cần “kéo” đã đạt được mức thành công cao hơn và tính hiệu quả của quá trình liên kết. Hơn nữa, sự trao đổi số lượng cầu cần (demand data) bao gồm cả số lượng mua bàn cần thiết sẽ giúp thống nhất hội tụ

giữa mức cung của người sản xuất với cầu của người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG LOGISTICS CỦA CÁC CÔNG TY VẬN TẢI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 31)