trong ngành logistics 3.3.3.1. Mục tiêu giải pháp
- Giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam tuyển được nhân viên có trình độ. - Đào tạo được nguồn nhân lực giỏi phục vụ cho cơ quan quản lý nhà nước
trong hoạch định chiến lược phát triển ngành hiệu quả.
3.3.3.2. Nội dung giải pháp
Bảng 3.4: Nội dung giải pháp và người/ cơ quan thực hiện
STT Nội dung, mục tiêu hương đến Người/ cơ quan thực hiện
1
Phổ biến kiến thức này cho những người có quan tâm; tránh tình trạng hiểu không thấu đáo sẽ vận dụng sai, không hiệu quả
Chính phủ, các cơ quan, đơn vị có liên quan
2 Đào tạo, bổ sung kiến thức logistics cho
sinh viên/ nhân viên.
Trường đại học, cao đẳng, Doanh nghiệp/ viện logistics (Nguồn: Theo ý kiến đề xuất của tác giả)
3.3.3.3. Cách thức thực hiện
Ø Phổ biến kiến thức về logistics
- Thành lập Nhóm công tác để nghiên cứu và triển khai dự án thành lập thí điểm một số “Trung tâm Logistics” tại các vùng kinh tế trọng điểm, các trung tâm công nghiệp, đầu mối giao thông vận tải lớn của cả nước.
- Tiến tới nghiên cứu mô hình “Tập đoàn dịch vụ Logistics của Việt Nam”. Nhóm nghiên cứu gồm cán bộ của Bộ Giao thông & Vận tải, Bộ Công thương, VIFFAS, các nhà khoa học chuyên nghiên cứu về logistics, các chuyên viên thực tế về logistics (trong và ngoài nước)...
- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu và khuyến nghị của các nhóm sẽ đề nghị Chính phủ tháo gỡ, giải quyết những vướng mắc để thành lập các tập đoàn Logistics, trung tâm logistics trên cả nước sao cho hiệu quả.
Ngoài ra, cho đến nay, tại thành phố Hồ Chí Minh mới chỉ có trường Đại học Giao Thông Vận Tải –TP.HCM có ngành đào tạo Quản trị Logistics và vận tải đa phương thức ở bậc đại học, năm 2012 là năm đầu tiên trường đào tạo được 50 cử nhân Quản trị Logistics. Ngoài ra, đã thành lập được hai trung tâm/ viện đào tạo logistics uy tín: Viện logistics Việt Nam và Viện nghiên cứu phát triển logistics. Như vậy, Chính phủ cần mở các khoá học logistics trong các trường đại học, cao
đẳng, kinh tế, ngoại thương và trung tâm/ viện đào tạo logistics thông qua việc: - Khuyến khích các trường đại học, các trung tâm đào tạo được liên kết với
nước ngoài (với các nước có kinh nghiệm phát triển dịch vụ logistics như Singapore, Hà Lan, Mỹ, Anh…) để mở các lớp đào tạo kiến thức về logistics một cách bài bản.
- Cử các chuyên gia trong lĩnh vực logistics xuống các trường đại học, cao
đẳng và dự kiến đến năm 2015 phải bổ sung ngành “quản trị logistics” vào các trường đại học cao đẳng tại TP.HCM.
Ø Đào tạo bổ sung kiến thức logistics cho sinh viên/ nhân viên
Về đào tạo, cung cấp kiến thức cho sinh viên, theo đề xuất của tác giả, các trường đại học, cao đẳng tại TP.HCM như: Trường Đại học Ngoại Thương cờ sở 2 TP.HCM, Trường Đại học Kinh Tế TP.HCM, Trường Cao đẳng Kinh tế đối ngoại TP.HCM… cần phối hợp với Chính phủ, các cơ quan, đơn vị liên quan mở ra một chuyên ngành về logistics với khung chương trình được tác giảđề xuất như sau:
Bảng 3.5: Khung chương trình đào tạo logistics theo năm học chuyên ngành. Học kỳ 1 (năm 3) Học kỳ 2 (năm 3) Học kỳ 1 (năm 4) Môn học Thời gian Môn học Thời gian Môn học Thời gian
Chiến lược logistics và chuỗi cung ứng 150 giờ Thiết kế và vận hành chuỗi logistics 150 giờ Bài khoá luận tốt nghiệp về logistics 600 giờ Sức mua và cung ứng quốc tế 150 giờ Thiết kế và quản trị kênh phân phối 150 giờ Cải thiện và kiểm soát chuỗi cung ứng 150 giờ Logistics xanh 150 giờ Tổ chức quản trị kho bãi 150 giờ Vận tải đường biển 150 giờ Kinh doanh hàng hải 150 giờ
(Nguồn: Heriot Watt University, 2012, Programme Handbook 2011 – 2012, The
Chartered Institute of Logistics & Transport (UK), p. 19-24)
Các doanh nghiệp, viện/ trung tâm đào tạo logistics cũng cần phải tổ chức các khoá đào tạo, nâng cao kiến thức cho nhân viên thông qua các chuyên đề như:
- Quản trị logistics và chuỗi cung ứng. - Quản lý giao nhận vận tải quốc tế. - Dịch vụ hậu cần hàng không quốc tế
- An toàn và hàng hoá nguy hiểm. - An ninh chuỗi cung ứng.
- Quản lý mua hàng.
- Quản lý hệ thống phân phối.
- Quản lý tiếp thị toàn cầu.
Các chuyên đề, chương trình đào tạo này cần phải luôn được cập nhật hàng năm theo Tiêu chuẩn liên đoàn Giao nhận vận tải quốc tế (FIATA) và Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA).
3.3.3.4. Lợi ích dự kiến đạt đươc
Khi hoàn thành việc nâng cao chất lượng và số lượng nguồn nhân lực phục vụ
cho ngành logistics sẽ:
- Cải thiện năng lực quản lý của các doanh nghiệp logistics.
- Nhân viên trong ngành có đủ trình độ cập nhật với sự phát triển của hoạt
động logistics. Từđó, tạo điều kiện cho việc mở rộng thị trường logistics. - Khắc phục hạn chế: Thiếu nguồn nhân lực đủ trình độđáp ứng cho nhu cầu
phát triển hoạt động logistics.
- Khắc phục hạn chế: Thị trường và mạng lưới đại lý của các công ty logistics còn hẹp.