Singapore tuy là một đất nước nhỏ nhưng lại là quốc gia được thế giới biết đến như một trung tâm logistics lớn. Theo báo cáo của World Bank, Singapore có chỉ số
LPI đứng số một Đông Nam Á (bảng 1.1). Ngoài ra, từ bảng 1.1, chúng ta cũng thấy được rằng, Singapore là trung tâm logistics lớn nhất thế giới.
Bảng 1.1: Chỉ số năng lực logistics của các quốc gia ASEAN
Quốc gia Năm 2007 Năm 2009 Năm 2011 Thứ hạng trên thế giới Điểm (tối đa 5,0) Thứ hạng trên thế giới Điểm (tối đa 5,0) Thứ hạng trên thế giới Điểm (tối đa 5,0) Singapore 1 4,19 2 4,09 1 4,13 Malaysia 27 3,48 29 3,44 29 3,49 Thái Lan 31 3,31 35 3,29 38 3,18 Indonesia 43 3,01 75 2,76 59 2,94 Việt Nam 53 2,89 53 2,96 53 3 Phillipines 65 2,69 44 3,14 52 3,02 Lào 117 2,25 118 2,46 109 2,5 Myanmar 147 1,86 133 2,33 129 2,37 (Nguồn: Báo cáo LPI năm 2008, 2010, và 2012 của World Bank).
Thứ nhất, chính sách cảng mở và đầu tư xây dựng các trung tâm phân phối vùng: Nhà nước cho phép xây dựng các trung tâm cung cấp dịch vụ phân phối hàng hoá. Các trung tâm này còn cung cấp cho khách hàng của mình những thông tin liên quan đến tiến độ sản xuất, phân phối, lưu trữ. Nhà nước đứng ra xây dựng các trung tâm phân phối và cho các công ty Logistics thuê lại. Với việc thành lập các trung tâm này, chính phủ Singapore muốn nhanh chóng tăng nhanh lượng hàng chuyển tải qua sân bay Changi và cảng biển quốc tế Singapore, tạo sự tối ưu hoá trong vận tải
đường biển và đường hàng không để thu hút lượng hàng chuyển tải trong khu vực,
đồng thời duy trì vị thế cạnh tranh với các trung tâm chuyển tải quốc tế Hongkong, Trung Quốc, Đài Loan thông qua các hợp đồng kinh doanh mang tính toàn cầu.
Thứ hai, hoạt động có hiệu quả của Hiệp hội Logistics Singapore (SLA) đóng vai trò quan trọng trong quản lý, điều hoà hoạt động của các thành viên, các chi phí liên quan đến giao nhận, chuyển tải đều do Hiệp hội thống nhất quy định chung và các thành viên được khuyến khích áp dụng để tránh tình trạng cạnh tranh về giá.
Thứ ba, sự hỗ trợ từ phía chính phủ và nỗ lực từ các công ty trong nước đã giúp Singapore đã trở thành trung tâm logistics lớn nhất Đông Nam Á, với hơn 12 triệu TEUs container thông qua cảng biển quốc tế và hơn 1,2 triệu tấn hàng vận tải qua sân bay Changi mỗi năm. Hiện nay, Singapore là nơi phát triển rất mạnh dịch vụ gom hàng lẻđường biển (LCL) trong toàn khu vực Đông Nam Á.
Tiểu kết chương 1
Trong chương 1, tác giả đã làm rõ tổng quan về logistics thông qua việc giới thiệu lịch sử hình thành – phát triển của logistics, đưa ra một số khái niệm về
logistics của các cơ quan uy tín, cung cấp thông tin về phân loại hoạt động logistics. Từđó tác giả rút ra kết luận: logistics là tổ chức sự vận động của hàng hoá, nguyên vật liệu từđiểm xuất phát cho đến tay người tiêu dùng thông qua việc kiểm soát quá trình sản xuất, vận chuyển, dự trữ hàng, và phân phối hàng một cách khoa học.
Thêm vào đó, tác giả cũng trình bày về vai trò của logisics trong việc phát triển nền kinh tế quốc dân và hỗ trợ cho doanh nghiệp từ đó giúp người đọc thấy
được tầm quan trọng của việc phát triển và đẩy mạnh logistics không chỉ riêng tại thành phố Hồ Chí Minh mà còn cho cả nước. Ngoài ra, tác giả cũng đề cập đến một số kinh nghiệm phát triển hoạt động logistics tại một số quốc gia trên thế giới để có thể cho ra một cái nhìn tổng thể trong việc cải thiện hoạt động logistics tại Việt Nam. Hơn thế nữa, trong chương 1, tác giảđã trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động logistics để qua các yếu tốđó, chúng ta có thể suy nghĩ một số giải pháp
để điều chỉnh sự tác động của chúng nhằm đẩy mạnh hoạt động logistics. Như vậy, trong chương 2, tác giả sẽ tiến hành nghiên cứu thực trạng hoạt động logistics tại thành phố Hồ Chí Minh qua các số liệu và các nhân tố ảnh hưởng để đưa ra một số
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TRONG CÁC CÔNG TY VẬN TẢI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
GIAI ĐOẠN 2007 – 2014
2.1. Tình hình hoạt động logistics của các công ty vận tải tại thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2007 – 2014