Về thời tiết khí hậu, thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Cũng như các tỉnh ở Nam Bộ, đặc điểm chung của khí hậu, thời tiết TP.HCM là nhiệt độ cao đều trong năm và có hai mùa mưa – khô rõ ràng làm tác
động chi phối môi trường cảnh quan sâu sắc. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Từđây, chúng ta có thể thấy khí hậu của thành phố Hồ Chí Minh khá ôn hoà, ít lũ, từ đó tạo điều kiện cho hoạt động logistics diễn ra ổn định và an toàn hơn.
1.4.2. Tiềm lực về kinh tế
Việt Nam với nền kinh tế thị trường đã mở ra nhiều cơ hội phát triển logistics,
đặc biệt là tại thành phố trọng điểm như Hồ Chí Minh. Việc các doanh nghiệp nước ngoài liên tục thành lập hoặc mở chi nhánh, công ty con để sản xuất, kinh doanh giúp các doanh nghiệp logistics tại thành phố Hồ Chí Minh nhận được nhiều đơn
đặt hàng và thu lợi nhuận nhiều hơn. Bên cạnh đó, các công ty logistics của nước ngoài cũng ra đời đểđáp ứng nhu cầu logistics tại thành phố Hồ Chí Minh, vì thếđã tạo nên sự cạnh tranh với các công ty của Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh. Chính quá trình cạnh tranh này sẽ giúp loại bỏ những công ty hoạt động kém hiệu quả và tăng năng lực cạnh tranh của các công ty Việt Nam còn trụ vững. Từ đó, chính sách phát triển của các công ty này sẽ có thêm nhiều điểm mới trong vấn đề
phát triển nguồn nhân lực, công nghệ… để bắt kịp với sự phát triển logistics của thế
giới.
1.4.3. Sự cần thiết phải đẩy mạnh hoạt động logistics trong các công ty vận tải tại thành phố Hồ Chí Minh tại thành phố Hồ Chí Minh
Trong phát triển kinh tế – xã hội của nước Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh
đóng vai trò quan trọng, luôn giữ vai trò tiên phong trong công cuộc hiện đại hoá
đất nước. Tuy nhiên, trên thực tế, hoạt động logistics tại thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn chưa phát triển đúng tầm và còn chứa đựng nhiều thách thức. Do đó, việc xây dựng chiến lược phát triển mạng lưới và cơ sở hạ tầng liên quan nhằm phục vụ
tốt cho sự tồn tại và phát triển bền vững của hoạt động logistics tại thành phố Hồ
Chí Minh là mục tiêu không chỉ riêng của thành phố mà còn của nước ta. Như vậy, nếu hoạt động logistics tại thành phố Hồ Chí Minh được đẩy mạnh sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, bao gồm:
1.4.3.1. Tiết kiệm chi phí
Chi phí logistics được xác định theo công thức sau: Tổng chi phí = tổng của các loại chi phí (vận tải, lưu kho, giải quyết đơn hàng, cung cấp thông tin, sản xuất, dự trữ).
Sơđồ 1.2: Những khoản chi phí cơ bản trong logistics
(Nguồn: Đoàn Thị Hồng Vân, 2013, Logistics: Những vấn đề cơ bản, NXB Lao
Động – Xã hội, trang 49)
Rõ ràng khi chưa có dịch vụ logistics, hàng hoá muốn chuyển từ cơ sở sản xuất đến tay người tiêu dùng phải qua nhiều người vận tải, và phải áp dụng nhiều phương thức vận tải. Điều đó chứa đựng nhiều rủi ro và mất mát. Thêm vào đó, người gửi hàng phải ký hợp đồng vận tải với từng người vận tải riêng biệt và trách nhiệm của từng người chỉ giới hạn trong phạm vi quãng đường mà họ vận chuyển.
Như vậy, việc lưu chuyển hàng hoá rất mất công, tốn nhiều sức và tiền bạc; và logistics giúp các doanh nghiệp giải quyết vấn đề đó một cách dễ dàng từ đó dẫn
đến doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí vận tải vốn chiếm một phần ba trong tổng chi phí logistics.
1.4.3.2. Nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường
Như đã phân tích trong mục 1.2.2 về vai trò của logistics đối với các doanh nghiệp, logistics giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua việc nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi phí, hỗ trợ đắc lực cho hoạt động marketing (đặc biệt là marketing hỗn hợp, marketing mix) và giúp các doanh nghiệp mở rộng thị trường thông qua việc giải quyết đầu ra cho các doanh nghiệp một cách hiệu quả.
1.4.3.3. Nâng cao hiệu quả kinh tế – xã hội
Như đã đề cập trong phần 1.1.2 về một số đặc điểm của logistics, logistics không phải là một hoạt động đơn lẻ, mà là một chuỗi các hoạt động liên tục, có liên hệ qua lại với nhau, tác động mật thiết với nhau. Chính vì thế, logistics là một mối liên kết kinh tế xuyên suốt gần như toàn bộ quá trình sản xuất, lưu thông, và phân phối hàng hoá. Thêm vào đó, logistics hỗ trợ cho luồng chu chuyển các hoạt động kinh tế. Do đó, khi điều chỉnh được các khâu với một năng suất và chi phí hợp lý, chúng ta hoàn toàn có thể nâng cao được hiệu quả kinh tế– xã hội, giúp nền kinh tế
có thể phát triển một cách nhịp nhàng.