Hoạt động logistics của các công ty logistics trong nước tại thành phố Hồ

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG LOGISTICS CỦA CÁC CÔNG TY VẬN TẢI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 47)

Chí Minh giai đoạn 2007 – 2014

2.1.3.1. Phân tích thị trường logistics tại thành phố Hồ Chí Minh

Như chúng ta đã biết, thành phố Hồ Chí Minh đang đi đầu trong xu thế mở cửa và hội nhập. Vì vậy, dịch vụ logistics ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt

động kinh doanh của mọi doanh nghiệp, đặc biệt là trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay. Bên cạnh đó, đây còn là một loại hình dịch vụ hoàn chỉnh có giá trị gia tăng lớn mà trong định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố đã nhấn mạnh cần phát triển. Ngành dịch vụ logistics đã xuất hiện tại thành phố Hồ Chí Minh hơn

15 năm, và được khoảng 6 năm kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO. Tuy logistics vẫn là một ngành khá mới mẻ tại Việt Nam và tại thành phố Hồ Chí Minh nhưng nó

đang dần dần phát triển, tăng trưởng và thu hút được sự quan tâm từ phía Chính phủ.

Qua phân tích ở mục 2.1.1 về tình hình xuất nhập khẩu của thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2007 – 2014, xuất khẩu của TP.HCM tăng trưởng khá cao với tốc

độ bình quân đạt 6,65%. Thị trường xuất khẩu trở nên đa dạng hơn với những đối tác mới như Trung Quốc, Hàn Quốc… Cùng với tỷ lệ tăng trưởng trong xuất khẩu, qua bảng 2.7 về khối lượng hàng hoá qua thành phố Hồ Chí Minh, chúng ta có thể

thấy luồng hàng hóa xuất nhập khẩu vào thành phố cũng tăng khá nhanh với tốc độ

tăng trung bình là 9,98%. Thêm vào đó, sự chuẩn bị của Chính phủ, các bộ ngành liên quan đã tạo được diện mạo mới cho ngành logistics Việt Nam. Chính phủ đã ban hành các quy định, chính sách tạo điều kiện thuận lợi thương mại cho các doanh nghiệp logistics trong nước hoạt động và phát triển ngành nghề như Nghị định 140/2007/NĐ-CP chi tiết Luật Thương mại 2005 vềđiều kiện kinh doanh dịch vụ logistics, Nghị định 115/2007/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải biển, Nghị định 87/2009/NĐ-CP về vận tải đa phương thức… Ngoài ra, ở Việt Nam nói chung và tại thành phố nói riêng đang là thị trường tiềm năng để khai thác của các công ty logistics nước ngoài với kinh nghiệm dày dặn, công nghệ, kỹ thuật và uy tín trên 100 năm ví dụ như NYK Logistics, Maersk Logistics, DHL Logistics, APL Logistics….

Tuy nhiên, trên thực tế, ngành logistics ở nước ta nói chung và tại thành phố

Hồ Chí Minh nói riêng vẫn chưa được quan tâm đúng mực, chưa được phát triển cách toàn diện, cụ thể sẽđược tác giả làm rõ trong phần 2.3.

2.1.3.2. Khảo sát các công ty logistics Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh.

Ø Phương pháp nghiên cứu

Bên cạnh việc sử dụng các cơ sở dữ liệu thứ cấp như: niên giám thống kê, các báo cáo của ngành vận tải, giao nhận kho vận ngoại thương, các thông tin từ báo chí, tạp chi, mạng Internet… tác giả đã sử dụng phương pháp thu thập thông tin sơ

cấp nhưđiều tra, khảo sát, quan sát thực tếđược thực hiện gồm bốn giai đoạn:

Giai đoạn 2: Chọn công ty. Không gian mẫu là các công ty logistics tại thành phố Hồ Chí Minh (trong đó các công ty vận tải trong nước được tập trung hơn các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, và không tập trung nghiên cứu các công ty có tính chất quá nhỏ mang tính chất gia đình). Về kích cỡ mẫu, rõ ràng trong việc khảo sát, điều tra, thì kích cỡ mẫu càng lớn thì độ chính xác càng cao. Tuy nhiên, vì bị

giới hạn về thời gian, tài chính, nên tác giả chỉ điều tra khoảng 100 công ty logistics (98 công ty) trên tổng số khoảng 400 – 500 công ty logistics đang hoạt động TP.HCM (gồm các công ty logistics lớn đến các công ty logistics rất nhỏ, không bao gồm các công ty chỉ cung cấp một số dịch vụ trong chuỗi logistics) trong đó có công ty logistics hàng đầu thế giới là DB Schenker Logistics (hình thức đại lý).

Giai đoạn 3: Tiến hành điều tra, khảo sát. Thời gian tiến hành điều tra là từ

tháng 8 đến tháng 11 năm 2014. Về phương pháp điều tra, tác giả phát 50 bản câu hỏi cho các nhân viên của công ty logistics, và sử dụng thêm phương pháp lấy phiếu khảo sát online bằng Google Drive. (xem danh sách các công ty trả lời ở phụ lục 2)

Giai đoạn 4: Thực hiện phân tích dữ liệu trên thông qua phần mêm Excel Microsoft Office 2011.

Ø Kết quả khảo sát của tác giả.

Đầu tiên, về đối tượng được khảo sát là các công ty logistics đang hoạt động tại TP.HCM được thể hiện trong bảng 2.9 dưới đây:

Bảng 2.9: Số liệu khảo sát các công ty logistics tại TP.HCM Loại hình công ty logistics đươc điều tra Tỷ lệ

Công ty TNHH 51%

Doanh nghiệp tư nhân 1%

Công ty liên doanh 4%

Công ty cổ phần 20%

Doanh nghiệp Nhà nước 1%

Công ty 100% vốn nước ngoài (hình thức đại lý) 2% (Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả).

Số liệu trên không khái quát hoàn toàn các doanh nghiệp logistics đang hoạt

động tại địa bàn TP.HCM. Ở đây, tác giả muốn hướng đến các công ty TNHH trong nước bởi mục đích của đề tài nghiên cứu là tìm ra giải pháp đẩy mạnh hoạt động logistics của các công ty logsitics trong nước, nên nó chiếm 51% trong tổng số công ty logistics mà tác giả khảo sát.

Về quy mô nhân viên của các công ty logistics tại TP.HCM được biểu thị qua biểu đồ 2.1 dưới đây:

(Nguồn: Kết quảđiều tra của tác giả)

Về các mặt hàng xuất nhập khẩu chủ yếu, tác giả khảo sát mục này theo kiểu tự luận nên nhiều công ty khác nhau sẽ có nhiều mặt hàng khác nhau. Một số mặt hàng được các công ty logistics mà tác giảđiều tra xuất nhập khẩu nhiều: Đá, nông sản, hoá chất, may mặc, nguyên vật liệu cho công nghiệp luyện thép, chất đốt từ

mùn cưa, hoá mỹ phẩm, nguyên liệu hạt nhựa, linh kiện điện tử, máy công nghiệp, hoá chất, nguyên liệu khí đốt…

Về các dịch vụ logistics được cung ứng, các công ty logistics tại TP.HCM cung ứng khá đa dạng các loại hình dịch vụ.

Đầu tiên, về dịch vụ vận tải hàng hoá, có 4 loại hình: dịch vận tải bằng đường bộ, bằng đường sắt, bằng đường biển. Chúng được biểu thị qua biểu đồ 2.2

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả).

Qua biểu đồ trên, chúng ta thấy được ngành dịch vụ vận tải đường bộ chiếm tỷ

lệ cao và được phát triển mạnh nhất (92% công ty logistics được khảo sát tại

22% 26% 29%

23%

Biểu đồ: 2.1: Quy mô nhân viên của các công ty logistics tại TP.HCM Dưới 10 người Từ 10 đến 30 người Từ 30 đến 50 người Trên 50 người 71 % 66 % 46 % 92 % 0   10   20   30   40   50   60   70   80   90   100   Bằng đường biển Bằng đường hàng không Bằng đường sắt Bằng đường bộ Biểu đồ 2.2: Dịch vụ vận tải hàng hoá Tỷ lệ công ty logistics có dịch vụ này

TP.HCM có cung ứng loại hình này). Cụ thể, theo kết quả khảo sát, có 89% công ty có đội xe riêng để phục vụ cho vận tải đường bộ (trong đó xe tải có 90% công ty có, 54% công ty có xe đầu kéo container và 13% có các loại phương tiện khác như: xe

đông lịch, xe du lịch, xe cẩu thùng). Kếđến là dịch vụ vận tải hàng hoá bằng đường biển (71% công ty logistics được khảo sát tại TP.HCM có cung ứng dịch vụ này).

Về dịch vụ khác, tác giả cũng điều tra khảo sát và có các dịch vụ phổ biến sau: (biểu đồ 2.3)

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả).

Ở biểu đồ 2.3, các mục “khác” ở đây bao gồm: Dịch vụ vận chuyển hàng nguyên, dịch vụ chuyển phát nhanh, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ kho, dịch vụ làm bộ

chứng từ.

Về thị trường cung ứng dịch vụ logistics, theo kết quả khảo sát của tác giả

(bảng 2.10) các công ty logistics hiện nay đang cố gắng mở rộng thị trường cung

ứng dịch vụ của mình. Tuy nhiên, phần lớn vẫn là khu vực trong nước, và châu Á nói chung và khu vực Đông Nam Á nói riêng, chỉ số ít các công ty mở rộng thị

trường trên toàn thế giới.

Bảng 2.10: Thị trường cung ứng dịch vụ

Thị trường Tỷ lệ

Trong nước 100%

Các quốc gia Đông Nam Á 90%

Các nước Châu Âu 6%

Mỹ 8% Khác 93% (Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả). 90% 42% 50% 61% 61% 27% 0   10   20   30   40   50   60   70   80   90  100   Dịch vụ khai hải quan hàng Dịch vụ vận chuyển hàng lẻ Dịch vụ vận chuyển từ cửa Dịch vụđóng gói hàng hoá Dịch vụ kiểm hàng Khác Biểu đồ 2.3: Dịch vụ khác Tỷ lệ công ty logistics có dịch vụ

Trong đó, mục “khác” bao gồm: toàn thế giới (10% trong mục) và một số quốc gia, khu vực (không bao gồm các công ty có thị trường toàn thế giới) như: thị

trường Nam Mỹ (2%), Châu Á (40% trong mục)…

Về mạng lưới đại lý của công ty, theo kết quả khảo sát, các công ty logistics (bảng 2.11) tại TP.HCM nhìn chung có “độ phủ” chưa rộng, đa số dưới 50 thành phố, quốc gia.

Bảng 2.11: Mạng lưới đại lý của các công ty logsitics tại TP.HCM Mạng lưới đại lý của các công ty Tỷ lệ Dưới 30 thành phố, quốc gia 52% Từ 30 đến dưới 50 thành phố, quốc gia 26% Từ 50 đến 100 thành phố, quốc gia 13% Trên 100 thành phố, quốc gia 9% (Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả).

Về kho bãi, theo kết quả khảo sát của tác giả, có 42% tỷ lệ công ty có kho bãi riêng, và được phân loại theo bảng 2.12

Bảng 2.12: Năng lực kho của các công ty logistics tại TP.HCM Năng lực kho Tỷ lệ Từ 2 kho trở xuống, tổng diện tích < 1000m2 1% Từ 2 kho trở lên, tổng diện tích < 1000m2 16% Từ 2 kho trở xuống, tổng diện tích > 1000m2 3% Tư 2 kho trở lên, tổng diện tích > 1000m2 19% (Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả).

Về hệ thống thông tin, kết quả khảo sát được thể hiện qua bảng 2.13 và 2.14:

Bảng 2.13: Hệ thống thông tin trong công ty logistics tại TP.HCM Số máy tính trên đầu người Tỷ lệ

1 máy/ 1 nhân viên 1 máy/ 2 nhân viên 1 máy/ 3 nhân viên 1 máy/ 4 nhân viên

95% 5%

0 0

Bảng 2.14: Hình thức trao đổi dữ liệu trong công ty logistics tại TP.HCM Hình thức trao đổi dữ liệu Tỷ lệ

E – mail

Điện thoại, fax

Thông qua website riêng của công ty Thông qua một website khác

Sử dụng mạng nội bộ (Intranet)

Sử dụng hệ thống EDI (Electronic Data Interchange)

100% 100% 98% 43% 8% 9% (Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả).

Qua bảng 2.13, chúng ta thấy các công ty logistics tại TP.HCM được trang bị

về máy khá tốt. Tuy nhiên, qua bảng 2.14 về hình thức trao đổi dữ liệu, các công ty này vẫn dùng các phương thức truyền thống là chủ yếu, mà chưa sử dụng các phần mềm, hay hệ thống tân tiến để quản trị logistics.

Về sử dụng tập quán thương mại quốc tế (Incoterms), theo kết quả khảo sát, hầu hết đều sử dụng cả hai bản Incoterms, năm 2010 (100%) và năm 2000 (98%).

Điều kiện xuất khẩu trong Incoterms được sử dụng nhiều đó là EXW, FOB, DDP, FCA, CIF, còn nhập khẩu thì sử dụng nhiều CIF, FAS.

Về tuyển dụng nguồn nhân lực, đa số các công ty logistics tại TP.HCM tuyển nguồn nhân lực cho công ty từ sinh viên trường Đại học Ngoại Thương Cơ Sơ 2 TP.HCM (99%) và Đại học Giao Thông Vận Tải TP.HCM (92%).

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG LOGISTICS CỦA CÁC CÔNG TY VẬN TẢI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)