(Châu Âu, Bắc Mỹ)
Các nước có nền công nghiệp và dịch vụ giao nhận vận tải phát triển trên thế
giới có điểm tương đồng trong phát triển Logistics như sau:
Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động Logistics: do các nước này có nền công nghệ thông tin tiên tiến, cơ sở hạ tầng thông tin hoàn hảo tạo điều kiện cho họ áp dụng công nghệ thông tin trong nhiều lĩnh vực, trong đó có Logistics. Có rất nhiều chương trình phần mềm hữu hiệu cùng với hệ thống mạng kết nối đã giúp cho các công ty này “số hoá” rất nhiều chứng từ, dữ liệu trong quan hệ giao dịch với khách hàng của mình, góp phần không nhỏ trong quá trình quản trị dây chuyền cung ứng hết sức phức tạp. Cùng với sự phát triển của Internet, các công ty giao nhận hàng đầu châu Âu, Mỹ cũng đang có xu thế hướng tới những trang Web, quản lý hàng loạt dựa trên những trang Web cũng cho phép những khách hàng nằm ngoài hệ thống EDI (electronic data interchange) kết nối được với các công ty logistics.
Phát triển hệ thống chi nhánh và đại lý toàn cầu: các công ty Logistics hàng đầu châu Âu, châu Mỹ đều phát triển mạng lưới rộng khắp trên thế giới, chính nhờ
những đại lý này mà họ có thể cung cấp Logistics toàn cầu. Tuy vậy, họ vẫn tập trung vào cung cấp logistics mạnh ở một số khu vực mà họ có lợi thế.
Có chiến lược phân khúc thị trường theo lợi thế của từng công ty: các công ty
luôn nhắm tới phân khúc thị trường mà mình có ưu thế, phát triển và hoàn thiện hoạt động Logistics của mình cho phân khúc thị trường này. Như công ty FedEx, USP, DHL nhắm tới thị trường bán lẻ, chuyển phát nhanh, bán hàng qua mạng; Maersk Logistics là những khách hàng lớn trong ngành may mặc, ngành lắp ráp ô tô; SempCorp Logistics lại nhắm tới những khách hàng là các công ty điện tử, công ty sản xuất hoá mỹ phẩm… Tuy nhiên các công ty có một điểm chung nữa là mỗi công ty đều có những khách hàng lớn mang lại phần lớn doanh thu trong hoạt động Logistics của các công ty này.
Liên kết hợp tác để tạo thành những tập đoàn khổng lồ: những năm gần đây
đánh dấu sự sáp nhập của các công ty lớn trên thế giới. Hãng tàu NOL của Singapore sáp nhập với hàng tàu APL của Mỹ là điều kiện cho APL Logistics phát triển. Sự sáp nhập của Maersk line và Sealand dẫn đến sự sáp nhập của Maersk
Logistics và Sealand Logistics thành một công ty Maersk Logistics toàn cầu. Ngoài xu thế sáp nhập, các công ty còn liên kết với nhau để mở rộng tầm hoạt động trên thế giới. Điển hình là tập đoàn SembCorp Logistics có đối tác để tăng tầm hoạt
động ở châu Á là Kuehne & Nagel, chính sự liên kết này làm tăng khả năng cạnh tranh trong hoạt động Logistics toàn cầu của các công ty.