Thứ nhất, dịch vụ logistics cần được phát triển song song và phục vụ đắc lực cho việc phát triển sản xuất kinh doanh. Các loại hình kinh doanh tại TP.HCM phát triển rất đáng kể và chúng đều cần đến sự hỗ trợ của dịch vụ logistics để phân phối
đến tay người tiêu dùng. Như vậy, việc phát triển song song dịch vụ logistics với các ngành sản xuất kinh doanh khác là cần thiết.
Thứ hai, phát triển dịch vụ logistics tại TP.HCM phải đa dạng và với chi phí thấp nhất. Qua phân tích ở chương 1, chúng ta biết ngành logistics có tác dụng như
chiếc cầu nối trong việc chuyển dịch hàng hoá đến các thị trường trong nước và quốc tếđúng theo yêu cầu về thời gian và địa điểm. Như vậy, để thực hiện mục tiêu này, ngành logistics cần có sự phát triển hệ thống giao thông vận tải bền vững, phải hướng đến dịch vụ trọn gói 3PL, 4PL, 5PL là chiến lược cạnh tranh để phát triển thị
trường logistics của thành phố ngang tầm với khu vực và thế giới và phải có sự hỗ
trợ, hợp tác từ ba phía: Nhà nước, các ngành có liên quan và doanh nghiệp.
Thứ ba, ngành logistics cần được đầu tư phát triển theo hướng hiện đại hoá, ứng dụng tiến bộ của khoa học công nghệ ở tất cả các khâu trong chuỗi logistics.
Đẩy mạnh việc thực hiện kĩ năng quản trị logistics điện tử (E – logistics) cùng với thương mại điện tử và quản trị chuỗi cung ứng trong tất cả các cấp quản lý, các ngành, các doanh nghiệp một cách an toàn và thân thiện là xu hướng hiện đại.
(Phạm Bình An, 2012, Dịch vụ logistics ở thành phố Hồ Chí Minh – Vấn đề đặt ra và giải pháp, Viện nghiên cứu phát triển TP.HCM, trang 121 – 122).
3.3. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động logistics của các công ty vận tải tại thành phố Hồ Chí Minh
Qua phân tích trong chương 2, chúng ta thấy có đến năm hạn chế của hoạt
động logsitics tại TP.HCM. Tuy nhiên, trong đề tài nghiên cứu này, tác giả chỉ đưa ra một số giải pháp nhằm giải quyết một số vấn đề về cơ sở hạ tầng, khung pháp lý,
nhân lực; kiến nghị trong việc thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ thông tin và liên kết hoạt động giữa các doanh nghiệp.