Thành tựu

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG LOGISTICS CỦA CÁC CÔNG TY VẬN TẢI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 61)

trưởng thành hơn rất nhiều so với lúc mới bắt đầu hoạt động

Tuy phần lớn các công ty logistics Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh ra đời sau, ít kinh nghiệm hơn các công ty logistics nước ngoài, nhưng một số ít các công ty logistics trong nước vừa và nhỏ, trẻ lại năng động, tự trang bị kiến thức và kinh

nghiệm của ngành khá vững vàng, do các doanh nghiệp này bước ra từ những doanh nghiệp Nhà nước hoặc các liên doanh, vốn nước ngoài.

Thêm vào đó, có thể nói từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO, các công ty logistics trong nước ở Việt Nam nói chung và tại thành phố Hồ Chí Minh được “cọ

xát” rất nhiều với các công ty logistics trong nước và nước ngoài. Điều đó làm tăng khả năng cạnh tranh của các công ty logistics trong nước. Thực tế qua 6 năm gia nhập WTO, đặc biệt trong những thời kỳ khó khăn như năm 2012 vừa qua, dựa theo số liệu khảo sát trong hội viên của Hiệp hội logistics Việt Nam (VLA) số doanh nghiệp ngưng hoạt động, giải thể với tỉ lệ 2 – 3% thấp hơn so với các ngành khác rất nhiều. Một điểm nữa, cùng với việc phát triển thêm một số dịch vụ đi kèm như đã nêu ở trên (trong phần khảo sát, biểu đồ 2.3), và hoạt động ngoại thương tại TP.HCM cũng đang phát triển hứa hẹn hoạt động logistics sẽ được đẩy mạnh qua các năm cho đến năm 2020.

Nguyên nhân của sự trưởng thành trên là do sự quan tâm của Chính phủ với hoạt động logistics. Cụ thể:

Năm 2011 có Quyết định 175/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam đến năm 2020 trong đó lần đầu tiên Việt Nam có chiến lược dịch vụ logistics. Hàng năm các bộ ngành ban hành nhiều văn bản nhằm hướng dẫn, điều chỉnh, giảm bớt các thủ tục rườm rà, thúc đẩy các hoạt động ngành logistics và dịch vụ logistics. Gần đây có Nghị Định 87/2012/NĐ-CP về thủ

tục hải quan điện tử với nhiều cải cách trong thủ tục hải quan.

Trong năm 2012, Thủ tướng có Quyết định số 950/QĐ/TTg về chương trình hành động thực hiện chiến lược xuất nhập khẩu thời kỳ 2011-2020, định hướng đến 2030 trong đó đề cập đẩy nhanh xã hội hóa dịch vụ logistics, đầu tư kho bãi tại cảng biển lớn, các địạđiểm thông quan, quy hoạch hệ thống logistics trên cả nước, nâng cao thị phần vận chuyển hàng hóa các doanh nghiệp Việt Nam. Hiện nay, Luật Hải quan cũng đang trong quá trình sửa đổi theo hướng tạo thuận lợi thương mại và logistics cũng như phù hợp thông lệ quốc tế và khu vực. Kể từ năm 2009 đến năm 2020, hàng năm Chính phủ đều ban hành hàng loạt các quyết định về quy hoạch giao thông vận tải, cảng biển, đường sắt, đường thuỷ và hàng không… Gần đây, Chính phủ liên tục đề cập đẩy nhanh xã hội hoá dịch vụ logistics, đầu tư kho hàng

tại cảng biển lớn, các địa điểm thông quan, quy hoạch hệ thống logistics trên cả

nước, nâng cao thị phần vận chuyển hàng hoá của các doanh nghiệp Việt Nam. (Mỹ

Duyên, 01/04/2014, Những vấn đề của logistics và xuất nhập khẩu: tác động của WTO đến xuất nhập khẩu và logistics, Cơ quan của hiệp hội doanh nghiệp logistics Việt Nam).

Trong năm 2013, đặc biệt Bộ Công thương có đề xuất việc sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Nghị định 140/2007 Chính phủ do đã không còn phù hợp với sự phát triển ngành dịch vụ logistics tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG LOGISTICS CỦA CÁC CÔNG TY VẬN TẢI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 61)