3.3.2.1. Mục tiêu giải pháp
- Tạo môi trường bình đẳng cho thị trường dịch vụ logistics. - Hạn chế những khó khăn của thủ tục pháp lý cho doanh nghiệp.
- Giúp hệ thống pháp luật điều chỉnh logistics mang tính nhất quán, đồng bộ. - Tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho ngành logistics.
3.3.2.2. Nội dung giải pháp
Đề xuất sửa đội một số nội dung về điều kiện cấp phép hoạt động logistics thương mại chưa thống nhất giữa các văn bản pháp luật điều chỉnh logistics thương mại, còn gây phiền hà cho doanh nghiệp. Điển hình là giữa các quy định tại Nghị định 140/2007/NĐ-CP (5.9.2007) quy định chi tiết Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics và Nghị định 87/2009/NĐ-CP (19.10.2009) về Vận tải đa phương thức và Nghị định 89/2011/NĐ-CP (10.10.2011) sửa đổi Nghị định 87/2009/NĐ-CP.
3.3.2.3. Cách thức thực hiện
Để thực hiện mục tiêu trên, tác giả có một sốđề xuất về sửa đổi như sau: - Trong Luật Thương mại 2005, Mục 4, trước hết là nội hàm định nghĩa về
logistics phải đầy đủ như chức năng của nó. Định nghĩa về logistics cần bao gồm các nội dung của dây chuyền logistics thương mại trong quản lý
kiểm soát có hiệu quả sự luân chuyển, lưu kho hàng hóa, các dịch vụ và thông tin có liên quan từđiểm gốc đến nơi tiêu dùng theo đúng yêu cầu của khách hàng”.
- Tên mục 4 trong Luật Thương mại 2005, đề nghị xem xét sửa đổi thành logistics thương mại, thay vì dịch vụ logistics và thuật ngữ logistics không nên “được phiên âm theo tiếng Việt là dịch vụ lô-gi-stíc” mà giữ nguyên là logistics.
- Cần tiến hành ngay việc sửa đổi, tạo sự thống nhất các văn bản dưới luật, nhằm tạo sự minh bạch và thông thoáng cho các hoạt động logistics thương mại phát triển. Trước hết là những quy định về điều kiện kinh doanh, cấp phép và trách nhiệm dân sự của các nhà cung cấp dịch vụ logistics; các quy
định về dịch vụ logistics và vận tải đa phương thức phù hợp với Luật Thương mại, các luật điều chỉnh của mỗi phương thức vận tải, Hiệp định tạo thuận lợi cho vận tải người và hàng hóa qua biên giới giữa các nước Tiểu vùng Mê Kông mở rộng (GMS) và Hiệp định khung ASEAN về vận tải đa phương thức.
- Cần sửa đổi, bổ sung Nghị định 140/2007 NĐ-CP và các Nghị định 87/2009/NĐ-CP, Nghị định 89/2011/NĐ-CP về vận tải đa phương thức để
thống nhất các quy định liên quan đến đăng ký kinh doanh và giới hạn trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh logistics.
- Xây dựng Luật Tố tụng cho hoạt động logistics để giải quyết các vấn đề
tranh chấp phát sinh.
Thêm vào đó, tác giả cũng đề xuất việc sớm thành lập Ủy ban quốc gia điều phối hoạt động logistics. Từđó, tăng cường công tác kiểm tra của Nhà nước đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics thương mại, nhất là các doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam, trong việc thực hiện nghiêm chỉnh Nghị định 140/2007/NĐ-CP về logistics và Nghị định 89/2011/NĐ-CP về vận tải đa phương thức, nhằm đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp kinh doanh logistics thương mại. (Douglas M. Lambert, Fundamentals of Logistics Management, p.3)
Một điểm nữa, theo tác giả, Nhà nước cũng cần có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp logistics như:
- Khuyến khích các doanh nghiệp thuê tàu Việt Nam để chuyên chở hàng hoá thông qua việc định mức giá cước vận chuyển khi chuyên chở bằng tàu treo cờ Việt Nam thấp hơn so với tàu treo cờ nước ngoài.
- Cho vay ưu đãi để các doanh nghiệp logistics trong nước mạnh dạn ký các hợp đồng vận chuyển, giao nhận… dài hạn với các khách hàng là những doanh nghiệp/ tập đoàn có khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu lớn và ổn
định trong thời gian dài.
3.3.2.4. Lợi ích dự kiến đạt được
- Phần nào hoàn thiện Luật Thương mại 2005 quy định về logistics.
- Dự kiến đến năm 2020, nước ta sẽ có hệ thống pháp lý hoàn thiện cho ngành logistics.