Giải pháp 4: Nên nâng cao liên kết hoạt động giữa các doanhnghi ệp

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG LOGISTICS CỦA CÁC CÔNG TY VẬN TẢI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 86)

3.3.4.1. Mục tiêu giài pháp

- Tăng khả năng hợp tác của các doanh nghiệp logistics trong nước với nhau và với doanh nghiệp nước ngoài.

- Tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp logistics vừa và nhỏ.

3.3.4.2. Nội dung giải pháp

Thứ nhất, các doanh nghiệp logistics nên liên kết với nhau trong việc thâm nhập thị trường quốc tế và trong ứng dụng truyền dữ liệu điện tử EDI.

Thứ hai, khuyến khích sự cộng tác giữa các doanh nghiệp.

Thứ ba, các doanh nghiệp logistics nên liên kết với chủ hàng và các Hiệp hội ngành nghề.

3.3.4.3. Cách thức thực hiện

Để thực hiện các mục tiêu trên, tác giả xin được đề xuất các công việc sau trong bảng 3.6 dưới đây:

Bảng 3.6: Một sốđề xuất của tác giả về nâng cao liên kết hoạt STT Nội dung kiến nghị Đề xuất thực hiện của tác giả

1

Các doanh nghiệp logistics nên liên kết với nhau trong việc thâm nhập thị trường quốc tế và trong ứng dụng truyền dữ liệu điện tử EDI

- Các doanh nghiệp Nhà nước nên đi tiên phong trong lĩnh vực này

- Các doanh nghiệp vừa và nhỏ học tập vận dụng ở các đối tác, thương lượng với các doanh nghiệp Nhà nước chia sẻ để tham dự đường truyền với chi phí thích hợp và nhờ

sự hỗ trợ của Chính phủ và Hiệp hội.

2 Khuyến khích sự cộng tác

giữa các doanh nghiệp.

- Sử dụng lợi thế từng doanh nghiệp (cơ sở

vật chất, trang thiết bị, hệ thống thông tin…)

để thực hiện dịch vụ trọn gói (one stop shop), mở rộng tầm hoạt động của doanh nghiệp.

- Các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên hợp tác

đầu tư xây dựng hệ thống kho bãi, cơ sở hạ

tầng để vừa chia sẻ nguồn vốn và vừa giảm thiểu chi phí thuê ngoài.

3

Các doanh nghiệp logistics nên liên kết với chủ hàng và các Hiệp hội ngành nghề

- Thông qua Hiệp hội ngành nghề, doanh nghiệp logistics sẽ biết được nhu cầu của thị

trường. Từ đó, lên kế hoạch thực hiện đáp

ứng nhu cầu. (Nguồn: Đề xuất của tác giả)

3.3.4.4. Lợi ích đạt được từ kiến nghị

- Giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí trong khi vẫn có khả năng cung ứng dịch vụ logistics với chất lượng cao.

- Doanh nghiệp logistics có thể giúp chủ hàng thâm nhập thị trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Các chủ hàng giúp các doanh nghiệp logisics duy trì hoạt động của mình. - Các doanh nghiệp liên kết này sẽ được hưởng một số ưu đãi, hỗ trợ từ

3.3.5 Giải pháp 5: Thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp logistics

3.3.5.1. Mục tiêu giải pháp

- Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về lợi ích mà công nghệ thông tin mang lại.

- Giải quyết những khó khăn trong việc mở rộng tính ứng dụng của công nghệ thông tin.

3.3.5.2. Nội dung giải pháp

Thứ hai, giới thiệu một số phần mềm, công nghệ phục vụ cho ngành logistics.

Thứ ba, thành lập quỹĐầu tư Phát triển Đô thị TP.HCM

3.3.5.3. Cách thức thực hiện

Để thực hiện các mục tiêu trên, tác giả xin được đề xuất một số việc trong bảng 3.7 dưới đây:

Bảng 3.7: Một sốđề xuất của tác giả thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin STT Nội dung kiến nghị Đề xuất thực hiện của tác giả 1 Giới thiệu một số phần mềm, công nghệ phục vụ cho ngành logistics

- Ứng dụng phần mềm EDI, SITA để vừa mở mang hệ thống logistics, vừa sử dụng trong giao dịch với các đối tác nước ngoài.

- Ứng dụng phần mềm VNACCS/ VCIS trong khai báo hải quan sẽ giúp cho việc lưu thông hàng hoá diễn ra nhanh hơn.

- Phần mềm quản lý kho bãi Perfect Warehouse giúp: quản lý xuất, nhập, tồn kho, thực hiện nghiệp vụ chuyển kho, lắp ráp…

2

Thành lập quỹ Đầu tư Phát triển Đô thị

TP.HCM

- Cho vay với lãi suất ưu đãi: tối đa bằng 50% lãi suất trung bình của 4 ngân hàng thương mại tại thời

điểm cho vay

- Thời hạn cho vay: tối đa 4 năm, trong đó ân hạn trả

vốn không quá 2 năm. Đối với các dự án được tài trợ, thời gian tài trợ tối đa 3 năm.

3.3.5.4. Lợi ích đạt được từ kiến nghị

Từ việc giới thiệu một số phần mềm, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt

động logistics, doanh nghiệp sẽ có được một số lợi ích sau:

- Biết một số phần mềm mà hiện nay các doanh nghiệp logistics trên thế giới

đã và đang dùng.

- Như đã đề cập trong chương 2, phần khảo sát của tác giả, chỉ có 9% công ty được khảo sát có sử dụng hệ thống EDI, và 8% có hệ thống mạng nội bộ

(Intranet). Như vậy việc giới thiệu sẽ giúp các doanh nghiệp biết dẫn đến việc ứng dụng công nghệ trong logistics sẽ phổ biến hơn.

Từ việc thành lập quỹĐầu tư Phát triển Đô thị TP.HCM sẽ giúp: - Doanh nghiệp chủđộng vay vốn để đầu tư công nghệ.

- Là nơi uy tín, tin tưởng của các doanh nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Doanh nghiệp vay vốn qua kênh này để phát triển công nghệ sẽ nhận được nhiều hỗ trợ hơn so với vay vốn qua các ngân hàng.

Tiểu kết chương 3

Tóm lại, trong chương 3, tác giảđã tóm lại các cơ hội và thách thức trong hoạt

động logistics tại thành phố Hồ Chí Minh, nêu các mục tiêu phát triển của hoạt

động logistics nước ta và logistics tại thành phố Hồ Chí Minh. Cuối cùng, nhằm đẩy mạnh hoạt động logistics trong các doanh nghiệp vận tải tại thành phố Hồ Chí Minh bằng việc giải quyết các hạn chế trong hoạt động logistics của các công ty vận tải tại TP.HCM, tác giả đã đề xuất ba giải pháp với 4 bước: chỉ rõ mục tiêu của giải pháp, nội dung của giải pháp, cách thực hiện và lợi ích giải pháp mang lại, là:

- Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho logistics.

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật – cơ sở pháp lý trong hoạt động logistics. - Nâng cao chất lượng và số lượng nguồn nhân lực phục vụ trong ngành

logistics.

Thêm vào đó, tác gỉả cũng đưa ra hai kiến nghị để góp phần giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ tự tin hơn trong hoạt động logistics và giúp đẩy mạnh hoạt động logistics tại thành phố Hồ Chí Minh theo hướng phát triển chung: công nghiệp hoá hiện đại hoá.

KẾT LUẬN

Như vậy, trong chương 1, tác giả đã nêu lên những cơ sở lý luận về logistics, các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động logistics, lý giải sự cần thiết của việc đẩy mạnh hoạt động logistics của các doanh nghiệp vận tải tại thành phố Hồ Chí Minh,

đồng thời cũng nêu một số kinh nghiệm, bài học phát triển hoạt động logistics của các nước trong khu vực và trên thế giới. Trong chương 2, tác giả đã trình bày về

thực trạng, tình hình hoạt động ngoại thương tại thành phố Hồ Chí Minh qua các chỉ

số: kim ngạch xuất – nhập khẩu và các mặt hàng xuất nhập khẩu chủ yếu trong gian

đoạn 2007 – 2014 cũng như việc vận chuyển hàng hoá tại TP.HCM. Thêm vào đó, trong chương 2, tác giả cũng thực hiện việc khảo sát, điều tra thực tế 100 công ty vận tải, công ty logistics đang hoạt động trên địa bàn TP.HCM, từđó thấy được khả

năng cung cấp dịch vụ logistics của thành phố và rút ra số liệu thứ cấp bằng phương pháp thống kê, phân tích. Hơn thế nữa, tác giả cũng kết hợp số liệu này với lý luận về các nhân tốảnh hưởng đến hoạt động logistics (trong chương 1) và đã tìm ra các mặt mạnh, yếu của hoạt động logistics tại thành phố Hồ Chí Minh. Từđó, tạo cơ sở để tác giả đưa ra một số giải pháp trong chương 3 nhằm đẩy mạnh hoạt động logistics tại thành phố Hồ Chí Minh.

Qua phân tích, chúng ta thấy được logistics là một ngành quan trọng mang tính chất sống còn trong ngành ngoại thương của Việt Nam nói chung và của TP.HCM nói riêng. Tuy nhiên, qua một số biểu hiện không tốt như: Mất đồng bộ trong việc

đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho ngành logsistics, thiếu nguồn nhân lực, hành lang pháp lý cho ngành logistics thiếu vững chắc… chúng ta thấy Nhà nước ta và các cấp lãnh đạo vẫn chưa thực sự quan tâm đến việc đầu cho hoạt động này. Vì vậy để phát triển hoạt động logistics trong thời gian sắp tới, các giải pháp phải được sự phối hợp từ phía Nhà nước và các cấp lãnh đạo, hiệp hội và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics.

Qua bài khoá luận này, tác giả hy vọng có thể góp phần đẩy mạnh hoạt động logistics của các công ty vận tải tại thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và trên lãnh thổ Việt Nam nói chung.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tham khảo Tiếng Việt.

1. Phạm Bình An, 2012, Dịch vụ logistics ở thành phố Hồ Chí Minh – Vấn đề đặt ra

và giải pháp, Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh – Viện nghiên cứu phát triển.

2. Ban công tác về giao nhập WTO của Việt Nam, 2007, Biểu cam kết cụ thể về dịch vụ.

3. Bộ Giao Thông Vận Tải, 2013, Quyết định số 1108/QĐ-BGTVT về phê duyệt Quy hoạch chi tiết hệ thống cảng đường thuỷ nội địa khu vực phía Nam đến năm 2020 và định hướng đền năm 2030, Hà Nội.

4. Bộ Giao Thông Vận Tải, 2014, Quyết định số 3327/QĐ-BGTVT về phê duyệt Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển Đông Nam bộ (nhóm 5) giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đền năm 2030, Hà Nội.

5. Bộ Luật hàng hải, số 40/2005/QH11.

6. Hoàng Văn Châu, 2009, Giáo trình Logistics và Vận tải quốc tế, NXB Thông Tin và Truyền Thông.

7. Chính Phủ, 2007, Nghị định 115/2007/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải biển, Hà Nội.

8. Chính Phủ, 2007, Nghị định số 140/2007/NĐ-CP về quy định chi tiến Luật thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ, Hà Nội.

9. Chính phủ, 2009, Nghị định 87/2009/NĐ-CP về vận tải đa phương thức, Hà Nội 10. Cục Thống Kê thành phố Hồ Chí Minh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

11. Đặng Đình Đào, 2012, Một số vấn đề phát triển bền vững: Hệ thống logistics ở

nước ta trong hội nhập quốc tế, NXB Lao Động – Xã Hội.

12. Phan Văn Hoà, 2014, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển dịch vụ logistics ở Việt Nam, NXB Lao Động – Xã Hội.

13. Luật Doanh nghiệp 2005.

14. Luật Thương mại Việt Nam 2005, số 36/2005/QH11.

16. Nguyễn Ngọc Sơn, 2007, Phát triển hậu cần và vận tải đa phương thức nhằm thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, tạp chí Kinh Tế, số 08/2007 từ

trang 21 đến trang 24.

17. Sở giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh, 2010, Thực trạng và quy hoạch

phát triển giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, Thành phố Hồ

Chí Minh.

18. Thủ Tướng Chính Phủ, 2011, Quyết định số QĐ 175/QĐ-TTg về phê duyệt chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam đến năm 2020, Hà Nội. 19. Thủ Tướng Chính Phủ, 2011, Quyết định số 909/QĐ-TTg về phê duyệt Quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Long Thành, Hà Nội.

20. Thủ Tướng Chính Phủ, 2014, Quyết định số 1517/QĐ-TTg về phê duyệt Quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đền năm 2030,

Hà Nội.

21. Tổng Cục Thống Kê.

22. Nguyễn Như Tiến, 2006, Logistics: Khả năng ứng dụng và phát triển trong kinh

doanh dịch vụ vận tải giao nhận Việt Nam, NXB Giao thông vận tải.

23. Nguyễn Văn Tường, 28/12/2009, Quản trị sản xuất: kéo và đẩy, tạp chi Nhịp Cầu Đầu Tư, số: CEO ngoại ở công ty Việt.

24. Đoàn Thị Hồng Vân, 2013 A, Phát triển logistics: Những vấn đề lý luận và thực

tiễn, tạp chí Phát triển và hội nhập, số 8(18) tháng 2 năm 2013, từ trang 27 đến trang 33.

25. Đoàn Thị Hồng Vân, 2013 B, Logistics: Những vấn đề cơ bản, NXB Lao Động – Xã Hội.

26. World Bank, 2008, Báo cáo LPI. 27. World Bank, 2010, Báo cáo LPI 28. World Bank, 2012, Báo cáo LPI

II. Tài liệu tham khảo Tiếng Anh

29. Chris Jephson and Henning Morgen, 2013, Creating global opportunities: Maersk Line in containerisation 1973 – 2003, Cambrige University Press, p.74

31. Heriot Watt University, 2012, Programme Handbook 2011 – 2012, The

Chartered Institute of Logistics & Transport (UK), p. 19 – 24.

32. Ma Shuo, 1999, Logistics and Supply Chain Management, China, p.23 – 24. 33. United Nation, 2011 Globally harmonized system of classification and labelling of chemicals, New York and Geneva, p.130

III. Tài liệu từ Internet.

34. Bộ Công thương Việt Nam, 04/03/2014, Tổng quan về tình hình xuất khẩu năm

2013 của các địa phương trên cả nước, http://www.moit.gov.vn/vn/tin-

tuc/2846/tong-quan-ve-tinh-hinh-xuat-khau-nam-2013-cua-cac-dia-phuong-tren-ca- nuoc.aspx (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

35. Bộ Giao Thông Vận Tải, 18/03/2014, Logistics khan hiếm nguồn nhân lực,

http://giaothongvantai.com.vn/thi-truong/lao-dong-viec-lam/201403/logistics-viet- nam-khan-hiem-nguon-nhan-luc-463416/

36. Bộ Giao Thông Vận Tải, 22/10/2014, Làm đường dưới cầu giải tỏa ùn tắc ra vào cảng Cát Lái, http://giaothongvantai.com.vn/giao-thong-phat-trien/201410/lam-

duong-duoi-cau-giai-toa-un-tac-ra-vao-cang-cat-lai-548705/

37. Bộ Giao Thông Vận Tải, 31/10/2014, http://giaothongvantai.com.vn/giao- thong-phat-trien/201410/dich-vu-san-bay-da-nang-lot-top-3-tot-nhat-the-gioi- 552345/

38. Mỹ Duyên, 2014, Những vấn đề của logistics và xuất nhập khẩu,

http://www.vlr.vn/vn/news/img/nghien-cuu-ung-dung/1787/nhung-van-de-cua- logistics-va-xuat-nhap-khau.vlr, Vietnam Logistics Review.

39. Nguyễn Hùng, 2013, Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam trước ngưỡng cửa 2014, http://www.vlr.vn/vn/news/undefined/chuoi-cung-ung/1458/doanh- nghiep-dich-vu-logistics-viet-nam-truoc-nguong-cua-2014.vlr, Vietnam Logistics Review.

40. Maersk Line, Thực tế số liệu, http://www.maerskline.com/vi-vn/about/facts- figures

41. An Thị Thanh Nhàn, 2013, Mô hình lựa chọn hoạt động logistics cho thuê ngoài tai doanh nghiệp, http://www.vlr.vn/vn/news/logistics-viet-nam/nghien-cuu-

ung-dung/1538/mo-hinh-lua-chon-hoat-dong-logistics-cho-thue-ngoai-tai-doanh- nghiep.vlr, Vietnam Logistics Review.

42. Thành phố Hồ Chí Minh, 2009, Khí hậu thời tiết,

http://www.hochiminhcity.gov.vn/thongtinthanhpho/gioithieu/Lists/Posts/Post.aspx ?CategoryId=17&ItemID=5497&PublishedDate=2011-11-04T16:00:00Z

43. Tổng Cục Thống Kê, 2013, Khối lượng hàng hóa vận chuyển phân theo địa

phương, http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=394&idmid=3&ItemID=15971

44. Nguyễn Tương, 2013, Cần sớm giải quyết những bất cập trong quản lý và điều

hành logistics thương mại,

http://sotrans.com.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=2633%3A can-som-giai-quyet-nhung-bat-cap-trong-quan-ly-va-dieu-hanh-logistics-thuong- mai&catid=50%3Athong-tin-chuyen-nganh&Itemid=70&lang=en,

Vietnam Logistics Review

45 Nguyễn Tương, 2013, Cần tiến hành việc nghiên cứu chi phí logistics thương mại, http://www.vlr.vn/vn/news/diendan/nghien-cuu-ung-dung/1543/can-tien-hanh-

viec-nghien-cuu-chi-phi-logistics-thuong-mai.vlr, Vietnam Logistics Review.

46. Đặng Minh Tuyền, 2014, Tác động của công nghệ thông tin tới hoạt động logistics, http://www.vlr.vn/vn/news/info/dskt-cntt/1552/tac-dong-cua-cong-nghe-

thong-tin-toi-hoat-dong-logistics.vlr, Vietnam Logistics Review.

47. Vneconomics, 2014, Lợi ích và đặc trưng của hệ thống Kanban trong quản trị điều hành, http://vneconomics.com/loi-ich-va-dac-trung-cua-he-thong-kanban-

PHỤ LỤC 1: BẢNG CÂU HỎI NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG LOGISTICS CỦA CÁC CÔNG TY VẬN TẢI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.

Nghiên cứu này chỉ nhằm mục đích tìm hiểu thực trạng hoạt động công ty để phục vụ cho bài nghiên cứu khoa học. Chúng tôi rất mong sự hợp tác của anh/chị và xin

được cảm ơn trước về sự hợp tác này.

Câu 1: Tên công ty: ... Câu 2: Công ty hoạt động logistics từ năm: ...

Mã số thuế: ...

Câu 3: Công ty thuộc loại công ty nào? (Vui lòng tích vào ô dưới, chỉ tích 1 ô) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG LOGISTICS CỦA CÁC CÔNG TY VẬN TẢI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 86)