Xây dựng văn hóa công sở

Một phần của tài liệu Hoàn thiện các công cụ tạo động lực làm việc cho cán bộ, nhân viên tại cơ quan Kiểm toán Nhà nước (Trang 105)

Năng lực thông qua yếu tố con người thường mang tính bền vững vì nó không thể xác lập trong khoảng thời gian ngắn, nó liên quan đến văn hóa tổ chức. Đây chính là chuẩn mực bất thành văn, trở thành nếp sống và ứng xử giữa các thành viên trong tổ chức. Văn hóa còn đề cập đến các giá trị mà nhân viên trong đơn vị đề cao, suy tôn và cả cách thức họ chia sẻ thông tin cho nhau trong tổ chức. Muốn cải thiện nguồn nhân lực thì phải cải thiện môi trường văn hóa trong đơn vị và điều này không hề đơn giản mà mất nhiều thời gian và khá tốn kém, không thể làm được trong ngày một ngày hai.

KTNN cần hướng tới việc xây dựng và duy văn hóa công sở thể hiện rõ bản sắc riêng của đơn vị, trong đó các đồng nghiệp hiểu nhau và giúp đỡ lẫn nhau hoàn thành công việc, xóa bỏ những cách thức làm việc trì trệ, ỉ lại, mọi người nhận được sự thoải mai khi đi làm, cởi mở trong giao tiếp và hợp tác với đồng nghiệp và cấp trên.

Việc nghiên cứu và xây dựng văn hóa công sở cho đơn vị là vấn đề phức tạp, không thể trình bày trong phạm vi một mục của luận văn, do vậy tác giả đề xuất một số giải pháp trước mắt để xây dựng văn hóa công sở tại cơ quan KTNN.

- Tên tuổi của KTNN là tài sản vô giá của KTNN, là tấm thảm hoa mà các bạn trẻ ước ao được bước vào để được thử nghiệm và khẳng định bản thân mình. Họ hiểu cái gì đang đón đợi ở phía trước, từ việc tích lũy kiến thức, kinh nghiệm làm việc, cơ hội thăng tiến cho đến các chế độ đãi ngộ, môi trường làm việc, điều kiện làm việc... Do vậy cần xây dựng thương hiệu KTNN thành thương hiệu nổi tiếng, sẽ là nơi thu hút được nhiều nhân lực có trình độ chuyên môn cao.

- Tạo dựng nhân lực cao cấp phải được đặt lên quan tâm hàng đầu. Cần cất nhắc, bổ nhiệm người có tài, có trình độ chuyên môn cao và có năng lực quản lý, cố gắng không làm tổn hại mối hòa khí trong cơ quan, tạo môi trường đoàn kết trong đơn vị. Việc bổ nhiệm phải đúng người, làm cho cán bộ khác phải "tâm phục khẩu phục", tạo động lực cho những người khác phải phấn đấu hơn nữa để được cất nhắc lên vị trí cao hơn nữa.

- Cán bộ lớn tuổi có thâm niên công tác ở KTNN là lực lượng gắn bó với đơn vị từ ngày đầu thành lập, họ là lực lượng rất quan trọng trong việc tạo nên giá trị gia tăng cho đơn vị. Họ là những người có kinh nghiệm, đủ độ chín chắn để làm gương cho các cán bộ KTV trẻ. Vì vậy việc động viên thăm hỏi gia cảnh, sức khỏe... đối với họ là khích lệ rất lớn.

- Việc giữ chân nhân viên giỏi là vấn đề nan giải trong giai đoạn hiện nay. Ngoài yếu tố lương, thưởng thì phải luôn tạo công việc thú vị tránh sự nhàm chán đối với họ. Cần có sự độc lập, chủ động hơn trong việc thực thi nhiệm vụ, tăng cường tính minh bạch để giúp họ thoải mái không có sự đố kỵ trong công tác.

- Hàng năm nên tổ chức các kỳ nghỉ, các sinh hoạt tập thể chung như thể thao, hội diễn văn nghệ, giao lưu giữa các đơn vị... nhằm nâng cao tinh thần tập thể, cơ hội gặp gỡ, chia sẻ, thông cảm lẫn nhau, tạo môi trường thân thiện hơn trong phối kết hợp công tác. Biểu dương kịp thời những gương mặt tiêu

biểu, gương người tốt việc tốt dưới nhiều hình thức, như trên các ấn phẩm của ngành như Tạp chí Kiểm toán, Tạp chí nghiên cứu khoa học kiểm toán. Duy trì tốt việc thực hiện mặc đồng phục ngành theo đúng quy định, làm cho mọi người thấy rõ trách nhiệm của bản thân với tư cách là thành viên của KTNN, góp phần tích cực thúc đẩy tinh thần đoàn kết, gắn bó trong tập thể. Việc sáng tác bài hát riêng về ngành nên được đề cao. Bài hát cần truyền tải được tinh thần đoàn kết, giá trị bản sắc của đơn vị đến người nghe. Đảm bảo khi hát lên, mọi người thấy mình hòa chung trách nhiệm vào tập thể tạo ra sức mạnh tổng hợp cho việc thực hiện mục tiêu chung của KTNN. Vì vậy, cần phổ biên rộng rãi cho toàn thể cán bộ KTNN học thuộc các bài hát về ngành và hát vào các dịp đặc biệt để tăng thêm tinh thần. Thực tế đã cho thấy, nhân kỷ niệm 15 năm thành lập ngành (7/1994-7/2009) đã có 15 bài hát về KTNN ra đời.

- Tăng cường các cuộc đối thoại trực tiếp giữa lãnh đạo KTNN với các hội, đoàn thể (Công đoàn, Đoàn thanh niên, hội phụ nữ...), qua đó lãnh đạo KTNN đưa được các thông điệp của cơ quan tới nhân viên một cách hữu hiệu. Gặp gỡ và trao đổi với nhân viên giúp nhà lãnh đạo có cái nhìn tổng thể và toàn diện về mối quan hệ trong cơ quan, từ đó đưa ra các quyết định hợp lý nhằm giải quyết mâu thuẫn, tạo kết dính giữa các cá nhân trong cơ quan. Lắng nghe ý kiến của nhân viên không làm giảm uy tín của người lãnh đạo mà trái lại sẽ làm cán bộ, KTV thấy yên tâm, kính phục cấp trên của mình hơn.

Bên cạnh đó, KTNN cần quan tâm đến việc tạo dựng quan hệ với đồng nghiệp tốt, đề cao vai trò của các cá nhân, nhóm làm việc; tạo dựng một môi trường văn hoá dân chủ, bình đẳng có sự phối hợp và hợp tác tốt giữa các đơn vị trong kiểm toán, đặc biệt là việc công khai, minh bạch thông tin về chính sách cán bộ, tạo niềm tin cho cán bộ công chức tâm huyết làm việc. Ngoài ra, KTNN cần duy trì và tăng cường giao lưu với các cơ quan trong và ngoài nước để học hỏi kinh nghiệm, xây dựng ở nhân viên lòng tự hào nghề nghiệp.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện các công cụ tạo động lực làm việc cho cán bộ, nhân viên tại cơ quan Kiểm toán Nhà nước (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)