Đánh giá tổng quát

Một phần của tài liệu Hoàn thiện các công cụ tạo động lực làm việc cho cán bộ, nhân viên tại cơ quan Kiểm toán Nhà nước (Trang 84)

Thông qua việc phân tích, đánh giá thực trạng công cụ tạo động lực cho người lao động tại KTNN đã phần nào khái quát lên bức tranh tổng thể về công cụ tạo động lực trong suốt những năm qua tại KTNN. Trong bức tranh đó có những thành công mà KTNN đã đạt được trong hoạt động tạo động lực cho người lao động, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động kiểm tra, kiểm soát chi tiêu công, góp phần không nhỏ trong việc tạo ra vị thế và vai trò của

KTNN hiện nay. Tuy nhiên bên cạnh các thành công thì còn không ít các hạn chế, bất cập trong hoạt động quản lý nhân sự mà KTNN cần nhìn nhận một cách khách quan để đề ra các giải pháp khắc phục hạn chế, bất cập. Có thể khái quát những ưu nhược điểm của công cụ tạo động lực cho người lao động KTNN thời gian qua như sau:

a) Những thành tựu đạt được

- Với hệ thống chính sách quản lý nhân sự và cách thức tạo động lực cho người lao động, từ chính sách liên quan đến tiền lương, thưởng tới các khuyến khích về mặt tinh thần đã phần nào góp phần tạo động lực cho cán bộ, KTV phát huy năng lực bản thân nâng cao hiệu quả làm việc. Qua biểu tổng hợp kết quả điều tra cho thấy có tới 78% số người được hỏi trả lời có quan tâm đến công cụ tạo động lực cho người lao động tại KTNN.

- Những động viên khuyến khích về mặt tinh thần của lãnh đạo các cấp KTNN đối với người lao động như sự quan tâm, tạo điều kiện, cơ hội phát triển đã giúp cho nhân viên có tinh thần làm việc hăng say hơn, đã khơi dậy được sự nhiệt thành công việc, sự sáng tạo trong công việc.

- Chế độ học tập, đào tạo nghiệp vụ, ngoại ngữ; môi trường làm việc tốt; chính sách về quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ hợp lý... đã có tác động tích tới tâm lý người lao động.

Với những hoạt động tạo động lực tích cực trên đã có tác động giữ chân cán bộ, KTV có trình độ chuyên môn cao của KTNN trước những sự lôi kéo của các doanh nghiệp kinh doanh chứng khoán, ngân hàng thương mại cổ phần, công ty liên doanh... với mức lương hậu hĩnh và vị trí làm việc.

b) Những mặt hạn chế chủ yếu:

- Chế độ lương, thưởng, phúc lợi tuy đã được cải thiện rất nhiều thời gian qua nhưng so với yêu cầu thực tế còn có khoảng cách khá xa khiên người

lao động chưa thực sự an tâm công tác. Đây cũng là điểm rất khó giải quyết đối với KTNN, một đơn vị dự toán hưởng lương từ NSNN.

- Hệ thống đánh giá kết quả hoàn thành công việc và chi trả lương, thưởng chưa thực sự hợp lý, còn mang tính quân bình, cào bằng. Nội dung đánh giá chủ yếu về tác phong, việc thực hiện nội quy, quy chế chứ chưa đánh giá được khả năng thực hiện công việc của người lao động với tiền lương của họ dẫn đến một số người lao động cảm thấy không thoải mái trong công tác đánh giá cán bộ.

- Công tác bố trí cán bộ một số nơi còn chưa phù hợp với khả năng chuyên môn và chưa thực sự thực hiện việc luân chuyển cán bộ, hoán đổi vị trí công tác phần nào đã ảnh hưởng đến tâm lý, sự tích cực của người lao động.

- Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác, trụ sở làm việc còn thiếu phần nào đã ảnh hưởng đến tâm lý và hiệu quả, chất lượng lao động.

CHƢƠNG 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG CỤ TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO CÁN BỘ, NHÂN VIÊN TẠI CƠ QUAN KTNN

Một phần của tài liệu Hoàn thiện các công cụ tạo động lực làm việc cho cán bộ, nhân viên tại cơ quan Kiểm toán Nhà nước (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)