Công cụ kinh tế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện các công cụ tạo động lực làm việc cho cán bộ, nhân viên tại cơ quan Kiểm toán Nhà nước (Trang 60)

Tiền lương, thưởng, trang phục và một số chế độ ưu tiên đối với kiểm toán viên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 1003/2006/NQ-UBTVQH 11 phê chuẩn bảng lương và phụ cấp chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo KTNN; bảng lương, phụ cấp, trang phục đối với cán bộ, công chức KTNN; chế độ ưu tiên đối với kiểm toán viên nhà nước. Căn cứ vào Nghị quyết trên của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội, Chính phủ ban hành Nghị định số 162/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 57/2007/TT-BTC, Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ ban hành Thông tư liên tịch số 01/2007/TTLT-BNV-BTC quy định về chế độ tiền lương, chế độ trang phục đối với cán bộ công chức, viên chức KTNN và chế độ ưu tiên đối với kiểm toán viên nhà nước, cụ thể:

3.2.1.1. Chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức KTNN

Mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc KTNN thực hiện theo quy định hiện hành của Chính phủ.

Công chức được bổ nhiệm vào ngạch kiểm toán viên nhà nước, được xếp lương theo ngạch kiểm toán viên nhà nước tương ứng; khi thôi làm nhiệm vụ kiểm toán để làm công việc khác theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền thì phải chuyển xếp lại ngạch theo quy định. Tiêu chuẩn của từng ngạch kiểm toán viên nhà nước thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 1002/2006/NQ-UBTVQH11 ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và tiêu chuẩn cụ thể của từng ngạch kiểm toán viên nhà nước.

Bảng lương, các chế độ phụ cấp lương và các chế độ khác có liên quan đến tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức KTNN:

+ Tổng KTNN, Phó Tổng KTNN, công chức giữ chức vụ lãnh đạo cấp vụ, cấp phòng và công chức KTNN (loại A1, loại A2 và loại A3) thực hiện xếp lương và phụ cấp chức vụ lãnh đạo theo các bảng lương và bảng phụ cấp chức vụ lãnh đạo ban hành kèm theo Nghị quyết số 1003/2006/NQ-UBTVQH11;

+ Chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với kiểm toán viên nhà nước gồm 3 mức: 15%, 20%, 25% ban hành kèm theo theo Nghị quyết số 1003/2006/NQ-UBTVQH11 được tính trên mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có);

+ Chức danh Phó Tổng KTNN được hưởng mức phụ cấp ưu đãi theo nghề là 15%;

Ngoài chế độ quy định trên, cán bộ, công chức, viên chức thuộc KTNN được áp dụng các quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

3.2.1.2. Chế độ trang phục đối với cán bộ, công chức KTNN

Chế độ trang phục đối với cán bộ, công chức KTNN thực hiện theo quy định ban hành kèm theo Nghị quyết số 1003/2006/NQ-UBTVQH11:

Quần áo thu đông 2 năm/1 bộ, lần đầu 2 bộ Áo khoác chống rét 5 năm/chiếc

Quần áo xuân hè 1 năm/ 1 bộ, lần đầu 2 bộ Áo sơ mi dài tay 1 năm/chiếc, lần đầu 2 chiếc

Thắt lưng 2 năm/chiếc

Giầy da 2 năm/đôi

Bít tất 1 năm/2 đôi

Dép có quai hậu 1 năm/1 đôi

Cà vạt 5 năm/2 chiếc

Áo mưa 2 năm/ 1 chiếc

Cặp tài liệu 2 năm/ 1 cái

Kinh phí để thực hiện chế độ trang phục của cán bộ, công chức KTNN được bố trí trong dự toán NSNN hàng năm của KTNN theo quy định của Luật NSNN.

3.2.1.3. Chế độ ưu tiên đối với kiểm toán viên nhà nước

Hàng năm, căn cứ vào kết luận kiểm toán, KTNN được trích 2% số tiền thực nộp vào NSNN ngoài số thu NSNN do cơ quan có nhiệm vụ thu NSNN đảm nhiệm để đầu tư cơ sở vật chất trong ngành và khen thưởng cho hoạt động kiểm toán (từ năm 2013 được trích 5%).

Việc sử dụng nguồn kinh phí được trích từ kết quả hoạt động kiểm toán được thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 1003/2006/NQ-UBTVQH11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Chi khuyến khích, thưởng đối với cán bộ, công chức từ nguồn kinh phí được trích cộng với tiền lương cấp bậc, chức vụ được đảm bảo từ kinh phí NSNN cấp, tối đa không vượt quá 1,8 lần tiền

lương cấp bậc, chức vụ đối với cán bộ, công chức trực tiếp làm nhiệm vụ kiểm toán viên, không quá 1,6 lần đối với những cán bộ, công chức khác, bao gồm cả chế độ phụ cấp theo nghề mức từ 15% đến 25% tuỳ theo từng đối tượng đã quy định trong Nghị quyết số 1003/2006/NQ-UBTVQH11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Ngoài các khoản trên, khi kết thúc năm tài chính sau khi hoàn thành các nhiệm vụ được giao, số kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được là khoản chênh lệch giữa số chi thực tế thấp hơn so với dự toán kinh phí được thực hiện chế độ tự chủ của khối cơ quan KTNN và của KTNN khu vực. Kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được của KTNN được sử dụng để trả cho cán bộ công chức, viên chức và người lao động hợp đồng được trả lương theo bảng lương do Nhà nước quy định ở các đơn vị thuộc khối cơ quan KTNN và các KTNN khu vực. Kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được của KTNN được sử dụng theo các nội dung và thứ tự ưu tiên sau:

- Trả thu nhập tăng thêm; - Bổ sung quỹ khen thưởng; - Chi cho các hoạt động phúc lợi; - Chi trợ cấp khó khăn đột xuất;

- Chi thêm cho người lao động khi thực hiện tinh giảm biên chế; - Trích lập quỹ dự phòng ổn định thu nhập.

Kinh phí trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, người lao động được lấy từ Quỹ tiền lương trả thu nhập tăng thêm hàng năm của cơ quan. Quỹ tiền lương trả thu nhập tăng thêm được tính theo quy định của Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BTC-BNV ngày 17/01/2006 của Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 130/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan nhà nước.

Quỹ tiền lương trả thu nhập tăng thêm chủ yếu sử dụng để chi: (1) bổ sung thu nhập hàng tháng cho cán bộ, công chức, người lao động không được hưởng chế độ ưu đãi nghề nghiệp như các kiểm toán viên theo quy định tại Nghị quyết số 1003/2006/NQ-UBTVQH11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; (2) chi tiền ăn trưa cho cán bộ, công chức và người lao động; (3) bổ sung thu nhập cho cán bộ, công chức dựa trên kết quả đánh giá và bình xét thi đua hàng năm.

Như vậy thu nhập của cán bộ công chức, kiểm toán viên và người lao động KTNN được xác định như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiền lương = Tiền lương theo ngạch bậc, chức vụ + Tiền lương tăng thêm Thu nhập = Tiền lương + Tiền thưởng + Tiền ăn trưa + Phúc lợi

Trong đó:

- Tiền lương tăng thêm tối đa không vượt quá 0,8 lần tiền lương cấp bậc, chức vụ đối với cán bộ, công chức trực tiếp làm nhiệm vụ kiểm toán viên, không quá 0,6 lần đối với những cán bộ, công chức khác, bao gồm cả chế độ phụ cấp theo nghề mức từ 15% đến 25% tuỳ theo từng đối tượng đã quy định trong Nghị quyết số 1003/2006/NQ-UBTVQH11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

- Tiền thưởng: là khoản KTNN thưởng cho cán bộ, công chức căn cứ vào trên kết quả đánh giá và bình xét thi đua hàng năm.

- Tiền ăn trưa cho cán bộ, công chức và người lao động 15.000đ/người/ngày (theo ngày làm việc, kể cả những ngày được cử đi học)

- Phúc lợi: là các chế độ về ốm đau, nghỉ mát... và các phúc lợi khác mà người lao động được hưởng.

Chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động KTNN: Việc xét nâng bậc lương thường xuyên cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động

KTNN được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 03/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ (định kỳ 3 năm nâng lương/lần hoặc 2 năm nâng

lương/lần tùy thuộc từng đối tượng công chức). Bên cạnh đó, nhằm khích lệ,

động viên cán bộ công chức, viên chức, người lao động hăng hái thi đua lao động sáng tạo, lao động có năng suất và chất lượng cao, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, KTNN đã ban hành quy định về việc nâng lương trước thời hạn đối với cán bộ công chức... có phẩm chất đạo đức tốt và lập được thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ.

Việc tăng lương cơ bản theo lộ trình và quy định của Nhà nước, hệ thống thang bậc lương của cán bộ KTNN cũng tuân theo quy định của Nhà nước, đơn vị không tự xây dựng. Thực tế đã cho thấy, việc tăng mức lương cơ bản của nhà nước không bù được mức độ trượt giá nên việc tăng lương cơ bản đó chỉ là tăng tiền lương danh nghĩa chứ không phải tăng lương thực tế trong khi nhu cầu chi tiêu của người lao động ngày càng tăng. Do vậy nhu cầu cơ bản đã chưa được cải thiện dẫn đến không khuyến khích được người lao động.

Theo con số thống kê riêng năm 2007 (là năm bùng nổ của Thị trường

Chứng khoán), KTNN đã bị "chảy máu chất xám" hơn 20 cán bộ, lãnh đạo cấp

phòng hoặc trong tầm quy hoạch cấp vụ vì lý do kinh tế, bị các Công ty Chứng khoán, Ngân hàng cổ phần lôi kéo với mức lương cao và một chức vụ quan trọng. Đây là các cán bộ được đào tạo, đã trưởng thành, có kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm làm việc.

3.2.1.4. Các chế độ phúc lợi

Phúc lợi là những khoản tiền, tiêu chuẩn, chế độ mà người lao động được hưởng từ đơn vị. Ngoài tiền lương, chế độ phúc lợi có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo động lực cho người lao động.

Nhận thức được tầm quan trọng của hệ thống chế độ phúc lợi đối với việc tạo động lực cho người lao động, Lãnh đạo KTNN đã đặt ra yêu cầu phải

đảm bảo đúng quy định của nhà nước trong việc chi trả phúc lợi cho người lao động, vừa phải đảm bảo khuyến khích người lao động, giữ chân lao động và nâng cao đời sống người lao động.

Các chế độ phúc lợi của KTNN hiện nay gồm: Các chế độ ốm đau, thai sản, tử tuất; Các chế độ nghỉ lễ, tết; Chế độ nghỉ mát, các loại hỗ trợ... Hệ thống chế độ phúc lợi của KTNN được quy định bằng văn bản để các đơn vị trong toàn ngành thống nhất thực hiện.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện các công cụ tạo động lực làm việc cho cán bộ, nhân viên tại cơ quan Kiểm toán Nhà nước (Trang 60)