chất khác
Cải tiến chế độ thù lao và đãi ngộ đảm bảo tính công bằng và duy trì được nguồn nhân lực bên trong và thu hút bên ngoài KTNN. Nghiên cứu kiến nghị thay đổi cơ chế trả lương theo thâm niên sang chế độ trả lương theo việc làm và hiệu quả công tác.
Vấn đề tiền lương nói chung và tiền lương của cán bộ công chức KTV là vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều vấn đề kinh tế xã hội và pháp luật. Tuy đã qua nhiều lần cải cách tiền lương nhưng có thể nói hệ thống tiền lương của cán bộ công chức không còn phù hợp. tiền lương chưa đủ sống, không đủ trang trải cho các nhu cầu thiết yếu và không là nguồn thu nhập chính cho cán bộ công
chức, KTV. Tiền lương không còn ý nghĩa khuyến khích, động viên cán bộ, công chức, KTV làm việc dẫn đến tình trạng chảy máu chất xám trong khu vực nhà nước là điều khó tránh khỏi. Vì vậy, việc tiếp tục thực hiện cải cách chính sách tiền lương đang trở thành vấn đề bức xúc, cần có quan điểm coi tiền lương là khoản chi cho đầu tư phát triển nguồn nhân lực, còn nếu chỉ coi đó là khoản chi cho tiêu dùng trong cân đối NSNN thì sẽ làm giảm vai trò của tiền lương như là động lực cơ bản của người lao động.
Để xây dựng và nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức, KTV tận tụy phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước cần tiếp tục thực hiện cải cách chính sách tiền lương, nghiên cứu thực hiện chế độ trả lương theo việc làm và hiệu quả công việc. Với cách trả lương này sẽ gắn với chế độ trách nhiệm công vụ của các cá nhân, tổ chức, sẽ giải quyết có hiệu quả được nhiều vấn đề thuộc vị trí công tác, chức danh, tiêu chuẩn, biên chế và cơ cấu công chức, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, KTV... phù hợp với việc đổi mới cơ chế quản lý tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Bên cạnh đó cần mạnh dạn thay đổi cơ chế nâng bậc lương, không nên chỉ theo thâm niên "đến hạn lại lên" mà nên theo chất lượng, hiệu quả thực hiện công vụ của công chức.
Chính sách tiền lương phù hợp sẽ khuyến khích cán bộ, công chức, KTV yên tâm công tác, làm việc có chất lượng và hiệu quả hơn và không ngừng phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công việc. Tiền lương phải là động lực thúc đẩy tăng năng suất lao động và hiệu quả công tác, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, KTV và đảm bảo bộ máy cơ quan KTNN hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, trong sạch, vững mạnh.
Song song với việc nghiên cứu cải cách tiền lương, KTNN cần nghiên cứu hoàn thiện chế độ tiền thưởng trên cơ sở thành tích công tác đạt được. Luận văn đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác tính tiền thưởng cho các thành
tích đạt được, tránh quan điểm bình quân trong tính thưởng. Cần nghiên cứu xây dựng hệ số hoàn thành công tác (H) trên cơ sở đánh giá thành tích công tác đã đạt được của các cá nhân, tập thể:
Bảng 4.1: Hệ số hoàn thành công tác để tính tiền thƣởng
Hệ số hoàn thành công tác 0,9 1 1,1 1,2 1,3 Thành tích công tác Kém Trung bình Khá Tốt Xuất sắc
Nguồn: Đề xuất của tác giả (Tiêu chí phân loại, đánh giá thành tích công tác để xác định "Hệ số hoàn thành công tác" tính tiền thưởng được trình bày chi tiết tại Phụ lục 03 "Bảng đánh giá thành tích công tác cán bộ KTV" được tác giả đề xuất và trình bày tại Mục 4.2.4)
Việc tăng giảm hệ số hoàn thành công việc tác động tỷ lệ thuận với khoản thu nhập từ tiền thưởng và có tính đến hiệu quả công việc của người lao động, giúp các nhân viên có thành tích tốt và xuất sắc cảm nhận được sự thỏa mãn về vật chất cũng như tinh thần.
Với hệ số bằng 1 phản ánh hiệu quả công việc ở mức trung bình trong việc đánh giá thành tích công tác. Mức trung bình là mức mà một nhân viên làm việc bình thường hoàn thành nhiệm vụ được giao theo sự phân công và đúng thời gian. Do vậy hệ số này không gây thiệt thòi cho nhân viên làm việc bình thường.
Mục tiêu của hệ số này nhằm đảm bảo tính công bằng trong phân phối thu nhập giữa những người cùng đảm nhận vị trí công việc như nhau. Nếu thực hiện tốt giải pháp nêu trên sẽ tạo sự kích thích cho cán bộ, KTV nỗ lực phấn đấu hơn trong công tác và nâng cao hiệu quả công việc. Hơn nữa, nó thể hiện sự thừa nhận, đánh giá cao và bù đắp của KTNN đối với những công lao, thành tích đóng góp của mỗi cá nhân trong quá trình xây dựng và phát triển KTNN, tạo sự an tâm trong công tác và gắn bó lâu dài với đơn vị.
Bên cạnh đó, KTNN cần lựa chọn hình thức thưởng và đưa ra các mức thưởng hợp lý (có thể nghiên cứu lấy từ nguồn kinh phí được trích trên số thu nộp vào NSNN do KTNN phát hiện). Mỗi hình thức thưởng có ưu, nhược điểm riêng, do đó việc sử dụng kết hợp một số hình thức thưởng nhất định sẽ giúp đơn vị tận dụng được những lợi thế của chúng. Những hình thức thưởng hay được sử dụng như: thưởng cho sáng kiến; hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; chấp hành tốt kỷ luật lao động... Khi đã xây dựng được các quy định rõ ràng về các mức thưởng cần thông báo rộng rãi và giải thích cho người lao động hiểu rõ để làm tăng kỳ vọng của họ về quan hệ giữa kết quả và phần thưởng. Đặc biệt là với đội ngũ cán bộ quản lý, có vai trò "đứng mũi chịu sào" rất quan trọng đối với sự phát triển của KTNN thì nên gắn chặt trách nhiệm của họ với hiệu quả công việc của đơn vị.
KTNN cần khẩn trương đề xuất xây dựng Đề án phát triển cơ sở vật chất trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê duyệt nhằm bảo đảm nguồn lực tài chính cho việc xây dựng cơ sở vật chất của toàn hệ thống KTNN, đặc biệt là hệ thống trụ sở làm việc, trang thiết bị phục vụ công tác kiểm toán, ôtô chuyên dùng, hạ tầng công nghệ thông tin, phần mềm tích hợp dữ liệu, thông tin và phần mềm trợ giúp công tác kiểm toán. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần có chế độ đãi ngộ đặc thù đối với KTV nhà nước như: chế độ điện thoại công vụ của các đoàn kiểm toán, chế độ nhà công vụ đối với cán bộ luân chuyển, phụ cấp lưu động, phụ cấp thâm niên...
Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh hoạt động khoa học gắn với phát triển công nghệ thông tin nhằm tạo ra một bước phát triển vượt bậc về hoạt động quản lý và hoạt động chuyên môn dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin. Hiện đại hoá hoạt động của KTNN trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin là mục tiêu quan trọng quyết định đến hiệu quả hoạt động kiểm toán nhà nước trong xu thế hội nhập và tin học hoá toàn cầu. Chính vì vậy, KTNN phải tập trung đẩy mạnh việc xây dựng hệ thống thông tin, dữ liệu điện tử về đối tượng kiểm
toán, kết quả kiểm toán; hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin trong toàn ngành; chú trọng xây dựng và đưa vào khai thác các phần mềm ứng dụng phục vụ hoạt động kiểm toán. Đồng thời, KTNN phải chú trọng phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin gắn với đào tạo, bồi dưỡng cán bộ để tiếp cận sử dụng công nghệ mới.