Đánh giá thông qua các tiêu thức điều tra

Một phần của tài liệu Hoàn thiện các công cụ tạo động lực làm việc cho cán bộ, nhân viên tại cơ quan Kiểm toán Nhà nước (Trang 73)

3.3.1.1. Đánh giá sự hài lòng của người lao động KTNN đối với chế độ lương, thưởng, phúc lợi và các chế độ ưu tiên khác

Bảng 3.4: Bảng thống kê kết quả điều tra về tiền lƣơng tại KTNN

TT Nội dung trả lời

Số câu trả lời Mẫu điều tra Tỷ lệ Cán bộ quản lý KTV Tổng 1 Mục đích đi làm để kiếm tiền 22 45 67 100 67%

2 Không hài lòng với mức

lương hiện tại 25 40 65 100 65%

3 Mức lương thấp hơn

khối lượng công việc 30 35 65 100 65%

Bảng 3.5: Bảng thống kê kết quả điều tra về tiền lƣơng KTV, tại KTNN

TT Nội dung trả lời

Số câu trả lời của

KTV

Mẫu

điều tra Tỷ lệ

1 Mục đích đi làm để kiếm tiền 45 50 90%

2 Không hài lòng với mức lương hiện tại 40 50 80%

3 Mức lương thấp hơn khối lượng

công việc 35 50 70%

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Bảng 3.6: Bảng thống kê kết quả điều tra về tiền lƣơng của cán bộ quản lý tại KTNN

TT Nội dung trả lời Số câu trả lời của CBQL

Mẫu

điều tra Tỷ lệ

1 Mục đích đi làm để kiếm tiền 22 50 44%

2 Không hài lòng với mức lương hiện

tại 25 50 50%

3 Mức lương thấp hơn khối lượng

công việc 30 50 60%

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Với thông tin ở các bảng trên có thể đưa ra một số nhận xét sau:

- Với 67% những người tham gia khảo sát nêu mục đích đi làm để kiếm tiền, trong đó tỷ lệ trong cán bộ quản lý là 44%; còn trong cán bộ, KTV, người lao động chiếm 90%.

Như vậy có thể đưa ra nhận xét: đối với đa số cán bộ KTV, những người có thâm niên công tác chưa nhiều và không phải cán bộ quản lý thì mục đích đi làm chính của họ là để kiếm tiền (chiếm tỷ lệ lên đến 90% số người được hỏi)

và đây là vấn đề mà các nhà lãnh đạo KTNN cần quan tâm và lưu ý để đưa ra các giải pháp tạo động lực cho người lao động KTNN phù hợp nhằm ngày càng thỏa mãn nhu cầu về thu nhập (tiền lương, tiền thưởng) đối với đội ngũ cán bộ KTV của KTNN.

Trong khi đó đối với đội ngũ cán bộ quản lý của KTNN thì chỉ có 44% số người được hỏi nêu mục đích đi làm của họ là để kiếm tiền; tỷ lệ cán bộ quản lý không hài lòng với mức lương hiện tại là 50% số người được hỏi. Như vậy có thể đưa ra nhận xét: đối với đội ngũ cán bộ quản lý của KTNN thù thu nhập là quan trọng nhưng không phải tất cả mà ngoài nhu cầu về thu nhập (tiền lương, tiền thưởng) thì đội ngũ cán bộ quản lý của KTNN còn quan tâm đến những vấn đề khác như cơ hội thăng tiến, môi trường và điều kiện làm việc, đào tạo... Đây cũng là vấn đề quan trọng mà các nhà lãnh đạo KTNN cần quan tâm, lưu ý khi đưa ra các giải pháp tạo động lực cho đội ngũ cán bộ quản lý từ cấp phòng đến cấp vụ của KTNN trong thời gian tới.

- Với 65% số người được hỏi không hài lòng với mức lương hiện tại, trong đó tỷ lệ cán bộ KTV chiếm tỷ lệ khá cao 80% (40/50 người được hỏi). Điều này khẳng định tình trạng không hài lòng với mức lương hiện tại của cán bộ KTV là rất lớn. Tình trạng này càng được khẳng định khi tỷ lệ người được hỏi đã trả lời về "Mức lương hiện tại thấp hơn khối lượng công việc" chiếm tỷ lệ khá cao 65% (tỷ lệ trong cán bộ quản lý là 60%; tỷ lệ trong số cán bộ KTV là 70%).

Như vậy trong giai đoạn trước mắt thì thu nhập (tiền lương, tiền thưởng) là vấn đề chủ yếu mà các nhà lãnh đạo KTNN cần quan tâm trong công cụ tạo động lực cho người lao động tại KTNN, nhất là đối với đội ngũ cán bộ KTV, những người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ kiểm toán của ngành. Còn đối với đội ngũ cán bộ quản lý từ cấp phòng đến cấp Vụ thì ngoài vấn đề thu nhập cần quan tâm đến các vấn đề khác như: cơ hội thăng tiến (quy hoạch, bổ nhiệm), đào tạo, môi trường làm việc...

Bảng 3.7: Bảng thống kê kết quả điều tra về đánh giá thực hiện công việc, chế độ đại ngộ, phúc lợi tại KTNN

TT Nội dung trả lời

Số câu trả lời Mẫu điều tra Tỷ lệ CBQ L KTV Tổng 1

Tiền lương nhận được chưa thực sự gắn với kết quả đánh giá công việc

26 30 56 100 56%

2

Phần thưởng cho cán bộ, KTV hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ có giá trị tinh thần

17 19 36 100 36%

3 Chế độ đãi ngộ đối với cán bộ

KTV bình thường 29 32 61 100 61%

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Bảng 3.8: Bảng thống kê kết quả điều tra về đánh giá thực hiện công việc, chế độ đại ngộ, phúc lợi của KTV tại KTNN

T

T Nội dung trả lời

Số câu trả lời của KTV

Mẫu

điều tra Tỷ lệ

1 Tiền lương nhận được chưa thực sự gắn

với kết quả đánh giá công việc 30 50 60%

2 Phần thưởng cho cán bộ, KTV hoàn thành

xuất sắc nhiệm vụ có giá trị tinh thần 19 50 38%

3 Chế độ đãi ngộ đối với cán bộ KTV bình

thường 32 50 64%

Bảng 3.9: Bảng thống kê kết quả điều tra về đánh giá thực hiện công việc, chế độ đại ngộ, phúc lợi của cán bộ quản lý tại KTNN

TT Nội dung trả lời Số câu trả lời của CBQL điều tra Mẫu Tỷ lệ

1 Tiền lương nhận được chưa thực sự gắn

với kết quả đánh giá công việc 26 50 52%

2 Phần thưởng cho cán bộ, KTV hoàn thành

xuất sắc nhiệm vụ có giá trị tinh thần 17 50 34% 3 Chế độ đãi ngộ đối với cán bộ KTV bình thường 29 50 58%

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Với thông tin ở các bảng trên có thể đưa ra một số nhận xét sau:

- Có 56% số người được hỏi cho rằng tiền lương mà họ nhận được chưa

thực sự gắn với kết quả làm việc, trong đó số cán bộ quản lý chiếm 52% (26/50 người), KTV chiếm 60% (30/50 người). Đáng chú ý là có đến 39% số người được hỏi trả lời là tiền lương họ nhận được không gắn với kết quả thực

hiện nhiệm vụ, trong đó số cán bộ quản lý chiếm 40% (20/50 người), KTV chiếm 38% (19/50 người). Như vậy chỉ có 5% số người được hỏi hài lòng và cho rằng tiền lương mà họ nhận được có gắn với kết quả làm việc. Đây là vấn đề quản lý nhân lực mà KTNN cần lưu ý quan tâm.

- Có 36% số người được hỏi cho rằng phần thưởng cho việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chỉ có giá trị tinh thần, trong đó số cán bộ quản lý chiếm 34% (17/50 người), KTV chiếm 38% (19/50 người). Có 64% số người cho rằng các phần thưởng đó là bình thường (34%) hoặc không quan tâm đến các phần thưởng (30%).

- Về chế độ phúc lợi, đãi ngộ cho người lao động: có đến 61% số người được hưởng cho rằng chế đãi ngộ và phúc lợi cho người lao động KTNN là bình thường và chưa thực sự tốt như kỳ vọng, trong đó số cán bộ quản lý chiếm 58% (29/50 người), KTV chiếm 64% (32/50 người).

3.3.1.2. Đánh giá về sự quan tâm tạo cơ hội và nhìn nhận đánh giá của cấp trên

Bảng 3.10: Bảng thống kê kết quả điều tra về sự quan tâm tạo cơ hội và nhìn nhận đánh giá của cấp trên tại KTNN

TT Nội dung trả lời

Số câu trả lời Mẫu điều tra

Tỷ lệ CBQL KTV Tổng

1 Hài lòng về cách cư xử của

lãnh đạo đối với nhân viên 42 40 82 100 82%

2 Chủ động trong thực hiện công

việc 10 15 25 100 25%

3 Tiêu chí đánh giá kết quả công

việc là phù hợp 29 31 60 100 60%

4 Cách thức đánh giá cán bộ đảm

bảo công bằng 27 28 55 100 55%

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Bảng 3.11: Bảng thống kê kết quả điều tra về sự quan tâm tạo cơ hội và nhìn nhận đánh giá của cấp trên của KTV tại KTNN

TT Nội dung trả lời lời của KTV Số câu trả điều tra Mẫu Tỷ lệ

1 Hài lòng về cách cư xử của lãnh đạo đối

với nhân viên 40 50 80%

2 Chủ động trong thực hiện công việc 15 50 30%

3 Tiêu chí đánh giá kết quả công việc là

phù hợp 31 50 62%

4 Cách thức đánh giá cán bộ đảm bảo

công bằng 28 50 56%

Bảng 3.12: Bảng thống kê kết quả điều tra về sự quan tâm tạo cơ hội và nhìn nhận đánh giá của cấp trên của cán bộ quản lý tại KTNN

TT Nội dung trả lời

Số câu trả lời của CBQL Mẫu điều tra Tỷ lệ

1 Hài lòng về cách cư xử của lãnh đạo đối

với nhân viên 42 50 84%

2 Chủ động trong thực hiện công việc 10 50 20%

3 Tiêu chí đánh giá kết quả công việc là

phù hợp 29 50 58%

4 Cách thức đánh giá cán bộ đảm bảo

công bằng 27 50 54%

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

- Về sự quan tâm tạo điều kiện phát triển của cấp trên: 82% số người được hỏi có hài lòng và cho rằng cấp trên có quan tâm tạo điều kiện cho nhân viên phát triển, trong đó số cán bộ quản lý chiếm 84% (42/50 người), KTV chiếm 80% (40/50 người). Có 15% cho rằng luôn luôn nhận được sự trợ giúp của cấp trên khi xây dựng và thực hiện mục tiêu cho bản thân; và 40% cho rằng chỉ nhận được sự trợ giúp khi cần thiết. Tuy nhiên tỷ lệ số người cho rằng có sự chủ động trong công việc còn thấp (25%), trong đó số cán bộ quản lý chiếm 20% (10/50 người), KTV chiếm 30% (15/50 người).

- Về sự đánh giá của cấp trên đối với nhân viên: Có 70% số người được hỏi cho rằng các tiêu chí đánh giá cán bộ là phù hợp (10% cho rằng rất phù hợp và 60% cho rằng phù hợp), trong đó số cán bộ quản lý chiếm 68% (34/50 người), KTV chiếm 72% (36/50 người); 62% số người được hỏi cho rằng công tác đánh giá cán bộ của KTNN là công bằng, rất công bằng (7% cho rằng rất

công bằng và 55% cho rằng công bằng), trong đó số cán bộ quản lý chiếm 60% (30/50 người), KTV chiếm 64% (32/50 người). Tuy nhiên vẫn còn đến 28% số người được hỏi cho rằng cách thức đánh giá cán bộ là chưa công bằng (trong đó số cán bộ quản lý chiếm 30% (15/50 người), KTV chiếm 26% (13/50 người). Đây là vấn đề KTNN cần lưu ý quan tâm hơn nữa trong công tác đánh giá cán bộ, KTV nhất là đội ngũ cán bộ quản lý.

3.3.1.3. Đánh giá về cơ hội thăng tiến

Bảng 3.13: Bảng thống kê kết quả điều tra về cơ hội thăng tiến

TT Nội dung trả lời Số câu trả lời Mẫu

điều tra Tỷ lệ

CBQL KTV Tổng

1

Công tác quy hoạch và bổ nhiệm cán bộ là phù hợp, rất phù hợp

35 36 71 100 71%

2 Cơ hội thăng tiến của

mình tại KTNN là tốt 36 35 71 100 71%

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Bảng 3.14: Bảng thống kê kết quả điều tra về cơ hội thăng tiến của KTV tại KTNN

TT Nội dung trả lời Số câu trả lời của KTV

Mẫu

điều tra Tỷ lệ

1 Công tác quy hoạch, bổ nhiệm cán

bộ là phù hợp, rất phù hợp 36 50 72%

2 Cơ hội thăng tiến của mình tại

KTNN là tốt 35 50 70%

Bảng 3.15: Bảng thống kê kết quả điều tra về cơ hội thăng tiến của Cán bộ quản lý

TT Nội dung trả lời Số câu trả lời của CBQL

Mẫu

điều tra Tỷ lệ

1 Công tác quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ

là phù hợp, rất phù hợp 35 50 70%

2 Cơ hội thăng tiến của mình tại

KTNN là tốt 36 50 72%

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

- Có 71% số người được hỏi cho rằng công tác quy hoạch và bổ nhiệm cán bộ của đơn vị là phù hợp, là rất phù hợp (trong đó phù hợp là 65%, rất phù hợp là 6%), trong đó số cán bộ quản lý chiếm 70% (35/50 người), KTV chiếm 72% (36/50 người).

- Có 71% số người cho rằng họ có cơ hội tốt để thăng tiến tại KTNN, trong đó số cán bộ quản lý chiếm 72% (34/50 người), KTV chiếm 70% (35/50 người). Chỉ có 4% số người được hỏi cho rằng họ ít có cơ hội thăng tiến tại KTNN.

- Như vậy có thể thấy rằng đa số người được hỏi cho rằng họ có cơ hội tốt để phát triển, thăng tiến tại cơ quan KTNN.

3.3.1.4. Đánh giá về bố trí, phân công công tác

Bảng 3.16: Bảng thống kê kết quả điều tra về bố trí cán bộ và phân công công tác

TT Nội dung trả lời Số câu trả lời điều tra Mẫu Tỷ lệ CBQL KTV Tổng

1 Hài lòng với công việc

hiện tại của mình 35 40 75 100 75%

2 Công việc hiện nay phù

hợp với trình độ học vấn 44 41 85 100 85%

3

Chưa hài lòng do không luân chuyển cán bộ trong công tác bố trí công việc

33 22 55 100 55%

Bảng 3.17: Bảng thống kê kết quả điều tra về bố trí cán bộ và phân công công tác đối với các KTV

TT Nội dung trả lời

Số câu trả lời của KTV Mẫu điều tra Tỷ lệ

1 Hài lòng với công việc hiện tại của mình 40 50 80 %

2 Công việc hiện nay phù hợp với trình độ học

vấn 41 50

82 %

3 Chưa hài lòng do không luân chuyển cán

bộ trong công tác bố trí công việc 22 50

44 %

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Bảng 3.18: Bảng thống kê kết quả điều tra về bố trí cán bộ và phân công công tác đối với các cán bộ quản lý

TT Nội dung trả lời

Số câu trả lời của CBQL Mẫu điều tra Tỷ lệ

1 Hài lòng với công việc hiện tại của mình 35 50 0%

2 Công việc hiện nay phù hợp với trình độ

học vấn 44 50 88%

3 Chưa hài lòng do không luân chuyển cán

bộ trong công tác bố trí công việc 33 50 66%

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

- Có 75% số người được hỏi hài lòng với sự phân công bố trí công tác, trong đó số cán bộ quản lý chiếm 70% (35/50 người), KTV chiếm 80% (40/50 người).

- Đa số (85%) những người được hỏi cho rằng trình độ học vấn của họ phù hợp với công việc được giao, trong đó số cán bộ quản lý chiếm 88% (44/50 người), KTV chiếm 82% (41/50 người). Tuy nhiên vẫn còn có 15% số người cho rằng việc bố trí công tác không phù hợp với trình độ chuyên môn.

- Còn có đến 55% số người được hỏi trả lời việc không luân chuyển vị trí công tác làm họ chưa hài lòng với việc bố trí, phân công công tác, trong đó số cán bộ quản lý chiếm 66% (33/50 người), KTV chiếm 44% (22/50 người). Đây là vấn đề KTNN cần lưu ý để thực hiện mạnh việc luân chuyển cán bộ trong thời gian tới.

3.3.1.5. Đánh giá về điều kiện làm việc và các điều kiện khác

Bảng 3.19: Bảng thống kê kết quả điều tra về điều kiện làm việc và các điều kiện khác

TT Nội dung trả lời Số câu trả lời Mẫu

điều tra Tỷ lệ CBQL KTV Tổng

1 Trang thiết bị làm việc còn thiếu 39 37 76 100 76% 2 Môi trường làm việc tốt 45 42 87 100 87%

3 Quan hệ phối hợp trong công

tác là tin cậy, hợp tác tốt 46 43 89 100 89%

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Bảng 3.20: Bảng thống kê kết quả điều tra về điều kiện làm việc và các điều kiện khác đối với KTV

TT Nội dung trả lời

Số câu trả lời của KTV Mẫu điều tra Tỷ lệ

1 Trang thiết bị làm việc còn thiếu 37 100 74%

2 Môi trường làm việc tốt 42 100 84%

3 Quan hệ phối hợp trong công tác là tin

Bảng 3.21: Bảng thống kê kết quả điều tra về điều kiện làm việc và các điều kiện khác đối với Cán bộ quản lý

TT Nội dung trả lời

Số câu trả lời của CBQL Mẫu điều tra Tỷ lệ

1 Trang thiết bị làm việc còn thiếu 39 100 78%

2 Môi trường làm việc tốt 45 100 90%

Một phần của tài liệu Hoàn thiện các công cụ tạo động lực làm việc cho cán bộ, nhân viên tại cơ quan Kiểm toán Nhà nước (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)