Để thực hiện có kết quả quá trình sắp xếp, bố trí, sử dụng cán bộ KTV, trước mắt KTNN dựa vào các tiêu chuẩn chung do Nhà nước ban hành đối với từng ngạch công chức để cụ thể hóa thành tiêu chuẩn chức danh chuyên môn của đơn vị. Thực hiện sắp xếp, bố trí nhân sự trong cơ quan theo yêu cầu công việc, thực hiện tốt việc luân chuyển cán bộ KTV ở một số vị trí công tác chuyên môn vừa là để thực hiện đào tạo, rèn luyện và bồi dưỡng cán bộ KTV theo quy hoạch, vừa là để phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng. Cần thực hiện việc phân công nhiệm vụ có thời hạn, thực hiện tốt công tác đánh giá, phân loại cán bộ KTV theo định kỳ vì có đánh giá đúng mới sắp xếp, bố trí đúng người đúng việc.
Song hành với quá trình làm việc thì sự nhàm chán trong công việc cũng tăng lên. Muốn làm co người lao động và cán bộ quản lý tiếp tục gắng sức thì cần làm cho học thấy công việc đảm nhận còn nhiều mới lạ, mang tinh thách thức vì con người luôn muốn khám phá cái mới và vượt lên chính mình. Tức là cần làm cho công việc của người quản lý phong phú thông qua luân phiên công việc, mở rộng công việc hay làm giàu công việc. Qua kết quả khảo sát điểu tra bằng Phiếu điều tra đã cho thấy: đa số người được hỏi cho rằng nguyên nhân làm họ chưa hài lòng trong công tác bố trí, phân công công tác là do không thực hiện chế độ luân chuyển cán bộ, trong đó cán bộ quản lý chiếm 66% (33/50 người); KTV chiếm 44% (22/50 người). Mặt khác Chính phủ cũng có hướng dẫn về việc luân chuyển cán bộ tại các cơ quan nhà nước; KTNN cũng đã có quy định về đối tượng, thời gian và vị trí công tác phải thực hiện chế độ luân chuyển công tác; Do vậy trong thời gian tới, KTNN cần thực hiện tốt chế độ, quy định về luân chuyển cán bộ, nhất là đối với cán bộ làm công tác quản lý từ cấp phòng trở lên.
Bên cạnh đó, KTNN cần đổi mới và nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng cán bộ nhất là đội ngũ kiểm toán viên. Chú trọng lựa chọn cán bộ có năng lực chuyên môn, có đạo dức tốt, tâm huyết với nghề, tình nguyện gắn bó lâu dài với KTNN. Xây dựng chính sách cán bộ, đánh giá công chức viên chức tập trung vào hiệu quả công việc, dựa trên những tiêu chí khách quan, gắn vào việc hoàn thành kế hoạch nhất là khối cơ quan tham mưu và khối chuyên môn.
Hiện nay KTNN đang hoàn thiện và sắp ban hành Quy chế tuyển dụng và sử dụng nhân tài nhằm thu hút nhân tài, lực lượng lao động có hàm lượng chất xám cao vào làm việc cho ngành. Thực hiện Quy chế trên, KTNN sẽ ưu tiên tuyển thẳng các đối tượng là thủ khoa các trường đại học; cán bộ có vị tiến sỹ, học hàm Phó giáo sư trở lên; tốt nghiệp loại giỏi các trường đại học ở nước ngoài có chuyên ngành phù hợp hoặc có chứng chỉ kiểm toán viên CPA, ACCA... Các đối tượng trên, ngoài việc tuyển thẳng còn được quan tâm, tạo điểu kiện học tập, quy hoạch đào tạo thành cán bộ nguồn lãnh đạo của KTNN.
Môi trường làm việc và cơ hội thăng tiến: Đây là một trong những yếu tố quan trọng quyết định việc công chức, viên chức có gắn bó lâu dài với KTNN hay không? Bởi vậy, KTNN cần có những điều chỉnh hợp lý để tạo ra những thử thách và sự hứng thú trong công việc cho nhân viên. Về chính sách sử dụng, một mặt chú trọng sự thăng tiến bằng kết quả hoàn thành công việc, mặt khác áp dụng hình thức thi tuyển lãnh đạo ở các vị trí từ trưởng phòng trở lên để tăng tính cạnh tranh và tạo điều kiện cho cán bộ trẻ có cơ hội thể hiện năng lực của mình, tránh được hiện tượng “ sống lâu lên lão làng”. Bên cạnh đó, KTNN cần chủ động trong việc khuyến khích nhân viên phát triển kỹ năng chuyên môn, không ngừng cải tiến sáng kiến trong công việc, tôn vinh đóng góp của cá nhân, đơn vị với tập thể, khuyến khích, tạo điều kiện để các cán bộ công chức tham gia các khoá học chuyên sâu phù hợp với các lĩnh vực của
ngành, hỗ trợ kinh phí cho các khoá học; luân chuyển công chức, viên chức sang những vị trí mới, vai trò mới, để có chiến lược lâu lài về qui hoạch cán bộ, giúp KTNN lấp những chỗ trống về nhân sự cao cấp, tận dụng tối đa khả năng làm việc của những cán bộ công chức có kinh nghiệm.