Tổ chức bộ máy của KTNN

Một phần của tài liệu Hoàn thiện các công cụ tạo động lực làm việc cho cán bộ, nhân viên tại cơ quan Kiểm toán Nhà nước (Trang 52)

Trong 20 năm qua, tổ chức, bộ máy, đội ngũ KTNN đã phát triển vượt bậc từ không đến có, liên tục được củng cố và hoàn thiện hơn. Khi mới thành lập chỉ có 4 đơn vị KTNN chuyên ngành và Văn phòng với vài chục cán bộ từ các bộ, ngành, và địa phương, đến nay KTNN đã hình thành bộ máy theo mô hình tập trung thống nhất gồm 32 đơn vị trực thuộc.

Theo Hiến pháp sửa đổi năm 2013 và Luật Kiểm toán Nhà nước, đứng đầu và lãnh đạo KTNN là Tổng KTNN; “Tổng KTNN là người đứng đầu

KTNN, do Quốc hội bầu”; nhiệm kỳ của Tổng KTNN là 07 năm. Tổng KTNN

quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc KTNN. Tổng KTNN là người đứng đầu KTNN, chịu trách nhiệm về tổ chức và hoạt động của KTNN trước pháp luật, trước Quốc hội và Chính phủ. Giúp Tổng KTNN phụ trách từng lĩnh vực công tác của KTNN có các Phó Tổng KTNN; “Phó Tổng KTNN do Tổng KTNN đề nghị Ủy ban Thường

- Hội đồng KTNN không phải là cơ cấu thường xuyên, được thành lập khi cần thiết để tư vấn cho Tổng KTNN thẩm định các báo cáo kiểm toán quan trọng hoặc tái thẩm định các báo cáo kiểm toán theo kiến nghị của đơn vị được kiểm toán và giúp Tổng KTNN xử lý các kiến nghị về báo cáo kiểm toán và tự giải thể khi kết thúc nhiệm vụ.

Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của KTNN hiện nay

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

- KTNN được tổ chức và quản lý tập trung thống nhất gồm bộ máy điều hành, KTNN chuyên ngành, KTNN khu vực và các đơn vị sự nghiệp. Số lượng các đơn vị trong từng thời kỳ được xác định trên cơ sở yêu cầu nhiệm vụ do Tổng KTNN trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định.

- Khối tham mưu có chức năng tham mưu giúp Tổng Kiểm toán trong Tổng KTNN - Văn phòng KTNN - Vụ Tổ chức cán bộ - Vụ Tổng hợp - Vụ Pháp chế - Vụ Chế độ và KSCLKT - Thanh tra KTNN - Vụ Hợp tác quốc tế - Văn phòng Đảng - Đoàn thể - KTNN KV I - KTNN KV II - KTNN KV III - KTNN KV IV - KTNN KV V - KTNN KV VI - KTNN KV VII - KTNN KV VIII - KTNN KV IX - KTNN KV X - KTNN KV XI - KTNN KV XII - KTNN KV XIII - Trung tâm KH&BDCB - Trung tâm Tin học - Báo Kiểm toán - KTNN CN Ia - KTNN CN Ib - KTNN CN II - KTNN CN III - KTNN CN IV - KTNN CN V - KTNN CN VI - KTNN CN VII

quản lý thực hiện kế hoạch kiểm toán; kiểm tra, kiểm soát nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán và công tác quan hệ hợp tác quốc tế...

- Khối các KTNN chuyên ngành có chức năng thực hiện kiểm toán các cơ quan, tổ chức ở trung ương (các bộ, cơ quan Trung ương; các Tổng công ty Nhà nước, các tổ chức tài chính, ngân hàng; các dự án đầu tư xây dựng và chương trình mục tiêu quốc gia).

- Khối các KTNN khu vực thực hiện kiểm toán Báo cáo quyết toán ngân sách địa phương, kiểm toán đối với các cơ quan, tổ chức ở địa phương trên địa bàn khu vực và các nhiệm vụ kiểm toán khác theo sự phân công của Tổng KTNN.

- Khối các đơn vị sự nghiệp có 3 đơn vị: Có chức năng giúp Tổng KTNN quản lý thống nhất hoạt động công nghệ thông tin của KTNN; quản lý và tổ chức hoạt động khoa học công nghệ và đào tạo trong toàn ngành và chức năng tổ chức thực hiện công tác thông tin tuyên truyền...

Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ “cán bộ là gốc của mọi công việc”, KTNN luôn kiên trì, chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, kiểm toán viên trong sạch, vững mạnh theo phương châm: “công minh, chính trực, nghệ tinh, tâm sáng”, gắn với cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương Hồ Chí Minh. Có thể nói, KTNN đã tạo lập được môi trường, xây dựng được cơ chế, kế hoạch, chương trình đào tạo, bồi dưỡng liên tục, đa dạng, khá đồng bộ và toàn diện cả về đào tạo bằng cấp và chuyên gia; trong và ngoài nước; chuyên môn nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ và kiến thức, kỹ năng quản lý, văn hoá và ứng xử nghề nghiệp; bồi dưỡng cập nhật kiến thức và đào tạo theo ngạch bậc công chức, kết hợp với thi và cấp chứng chỉ KTV nhà nước. Công tác quy hoạch, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bổ nhiệm và bổ nhiệm cán bộ luôn được thực hiện bài bản, khoa học, công khai, minh bạch theo đúng quy định của Đảng, Nhà nước, phù hợp với điều kiện đặc thù và khả năng của ngành.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện các công cụ tạo động lực làm việc cho cán bộ, nhân viên tại cơ quan Kiểm toán Nhà nước (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)