Công cụ giáo dục động viên

Một phần của tài liệu Hoàn thiện các công cụ tạo động lực làm việc cho cán bộ, nhân viên tại cơ quan Kiểm toán Nhà nước (Trang 67)

3.2.3.1. Biểu dương, khen thưởng

Công tác thi đua khen thưởng luôn được lãnh đạo KTNN quan tâm. Tổng KTNN đã ban hành Quy chế Thi đua, Khen thưởng của ngành. Việc xét tặng các hình thức khen thưởng được tiến hành thường xuyên vào dịp tổng kết cuối năm công tác, đợt thi đua ngắn ngày, khen thưởng thành tích đột xuất, gương người tốt việc tốt. Tạp chí Kiểm toán thường xuyên tuyên truyền công tác thi đua khen thưởng của ngành; nêu các gương điển hình tiên tiến, gương người tốt việc tốt, cổ động các phong trào thi đua, phát hiện cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua; đấu tranh phê phán các hành vi vi phạm pháp luật về công tác thi đua khen thưởng.

Khen thưởng đột xuất cho người lao động đạt được thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

Khen thưởng thường xuyên cuối năm cho người lao động dựa trên các tiêu chí xếp loại thành tích cá nhân trong một năm công tác.

Tuy nhiên, có sự so sánh rằng các phần thưởng chưa tương xứng với thành tích đạt được, mặt khác công tác đánh giá kết quả công tác và xếp loại cán bộ còn có điểm hạn chế, chưa thực sự khách quan dẫn đến tình trạng một số nhân viên chưa hài lòng với kết quả đánh giá, xếp loại cán bộ.

Hoạt động khuyến khích người lao động bằng hình thức khen thưởng hiện nay đang được nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng lao động quan tâm, sử dụng có hiệu quả trong việc tạo động lực cho người lao động bởi những tác động tích cực, tính hiệu quả của các hình thức tạo động lực tâm lý này. Đây là phần thưởng có giá trị rất lớn về mặt tinh thần đối với người lao động, nó tạo cho các cá nhân được thưởng tự hào về bản thân mình, kích thích họ hăng say làm việc để đạt được những phần thưởng lớn hơn.

Nhu cầu cá nhân của cơn người gồm hai loại: nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần. Theo Maslow, nhu cầu tinh thần thuộc nhu cầu bậc cao và xuất hiện khi nhu cầu vật chất được thỏa mãn. Tuy nhiên, không phải mọi nhu cầu vật chất được thỏa mãn mới có nhu cầu tinh thần mà đôi khi chúng tồn tại song song.

Thực tế cho thấy, lãnh đạo KTNN đã quan tâm đến việc sử dụng các yếu tố phi vật chất để khuyến khích nhân viên làm việc, tuy nhiên việc sử dụng các yếu tố tinh thần để tạo động lực cho người lao động thời gian qua tại KTNN cũng còn những hạn chế, bất cập, chưa phù hợp.

3.2.3.2. Sự quan tâm tạo cơ hội và nhìn nhận đánh giá của cấp trên

Ngoài các yếu tố tác động như: tiền lương, thưởng, phúc lợi... còn có một nhân tố ảnh hưởng đến tâm lý người lao động, có giá trị rất lớn trong việc tạo ra bầu không khí làm việc tốt, hiệu quả, đó chính là mối quan hệ công việc giữa lãnh đạo với nhân viên, sự quan tâm tạo cơ hội và sự nhìn nhận đánh giá của các nhà quản lý đối với nhân viên khi thực hiện nhiệm vụ được giao.

Sự quan tâm được thể hiện qua nhiều cử chỉ, giao tiếp hàng ngày, chỉ cần bằng những câu nói khích lệ, khen thưởng kịp thời khi hoàn thành tốt công việc, rót cho nhân viên chén nước, chúc mừng nhân viên khi họ có tin vui... cũng đủ để động viên nhân viên. Tuy nhiên, điều đó không phải người lãnh đạo nào cũng hiểu và làm được. Có thể nhìn nhận một cách thẳng thắn rằng, phần lớn các nhà lãnh đạo bậc trung chưa thực sự quan tâm và cư xử thân thiện với nhân viên của mình. Thậm chí có người còn tỏ ra thờ ơ trước hoàn cảnh của nhân viên hoặc chỉ quan tâm đến việc hoàn thành công việc.

Một phần vì những lý do này mà đã có một số cán bộ KTV không chịu nỗi áp lực công việc, trong khi họ cảm thấy không được lãnh đạo quan tâm, chia sẻ đã rời bỏ KTNN đi ra các Công ty chứng khoán, Ngân hàng thương mại... Nói như vậy cho thấy tầm quan trọng của mối quan hệ giữa lãnh đạo với nhân

viên, sự quan tâm, chia sẻ, tạo cơ hội... cần thiết thế nào trong việc khuyến khích nhân viên làm việc. Do vậy, các nhà quản lý cần nghiên cứu để thực hiện và khai thác lợi thế từ yếu tố này.

3.2.3.3. Thăng tiến đề bạt

Với định hướng “tạo bước chuyển biến rõ rệt về tính chuyên nghiệp”, Ban cán sự Đảng KTNN đã ban hành Nghị quyết về "Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, kiểm toán viên trong sạch, vững mạnh đáp ứng yêu

cầu nhiệm vụ trong tình hình mới" nhằm kiện toàn công tác tổ chức cán bộ.

Để tạo nguồn cán bộ lãnh đạo cho ngành, KTNN đã hướng dẫn các đơn vị trực thuộc về công tác quy hoạch cán bộ của KTNN theo Quyết định số 22/QĐ- TCTW ngày 21/10/2008 của Ban Tổ chức Trung ương, đến nay đã hoàn thành công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo các cấp của KTNN nhiệm kỳ 2011-2015 (từ cấp phó trưởng phòng trở lên). Nhiều cán bộ, KTV trẻ có năng lực, được đào tạo bài bản đã thuộc đối tượng quy hoạch lãnh đạo cấp phòng, cấp vụ của KTNN. Thời gian vừa qua, đã có một số cán bộ trẻ, cán bộ nữ có năng lực được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo cấp vụ của KTNN (Vụ trưởng bổ

nhiệm năm 36 tuổi; Phó vụ trưởng bổ nhiệm năm 34-35 tuổi). Tuy nhiên tỷ

lệ cán bộ cán bộ lãnh đạo cấp Vụ dưới 40 tuổi; lãnh đạo cấp Phòng dưới 30 tuổi còn thấp.

Bên cạnh đó, KTNN cũng đã xây dựng và ban hành một số văn bản quan trọng về tổ chức, cán bộ như: Quyết định về quy định chuyển đổi và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ công chức, viên chức KTNN; Quy định về trình tự, thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ công chức lãnh đạo của KTNN; Quyết định về hướng dẫn quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý của KTNN, phê duyệt đề án luân chuyển cán bộ quản lý của KTNN; ban hành Quy chế làm việc của các đơn vị trực thuộc KTNN...

Công tác đào tạo, bồi dưỡng tiếp tục được chú trọng và đảm bảo nội dung chương trình, tăng cường lớp cập nhật, bồi dưỡng kiến thức theo chuyên ngành, đạo đức văn hoá nghề nghiệp, nhất là các chuyên đề phục vụ nhiệm vụ kiểm toán, tập trung nhiều hơn cho việc tập huấn, hướng dẫn và triển khai các văn bản thi hành Luật KTNN. Hàng năm KTNN đều mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho hàng nghìn lượt cán bộ, công chức, KTV; cử hàng chục cán bộ tham gia các khoá học về cao cấp chính trị, sau đại học…, đặc biệt là các cán bộ đi học sau đại học, đào tạo tiếng Anh dài hạn ở nước ngoài theo đề án 165 của Ban Tổ chức Trung ương. Để chuẩn hoá công tác đào tạo, KTNN đã thành lập Ban xây dựng Chương trình bồi dưỡng và biên soạn tài liệu bồi dưỡng ngạch KTV cao cấp.

3.2.3.4. Bố trí, phân công công tác

Công tác tổ chức cán bộ là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của người lao động. Bố trí lao động đúng với năng lực chuyên môn của người lao động sẽ tạo động lực cho họ hăng say hơn và sử dụng một cách có hiệu quả sức lao động. Trải qua 20 năm xây dựng và phát triển, công tác tổ chức bộ máy, đội ngũ của KTNN đã phát triển vượt bậc từ không đến có, liên tục được củng cố và hoàn thiện hơn. Tuy nhiên việc bố trí công việc hợp lý cho người lao động của KTNN cũng còn có những hạn chế, bất cập như:

- Cơ cấu về chuyên môn đào tạo, ngạch công chức, viên chức ở các đơn vị chưa hợp lý, đặc biệt là các đơn vị KTNN chuyên ngành và KTNN khu vực thiếu kiểm toán viên có kinh nghiệm, tỷ lệ chuyên môn đào tạo ở một số đơn vị mất cân đối, thiếu đội ngũ kiểm toán viên ở một số chuyên ngành kỹ thuật (xây dựng, giao thông, thủy lợi, công nghệ thông tin), chuyên ngành luật…

- Công tác xây dựng biên chế thời gian qua còn mang tính định tính, chưa mang tính định lượng, chưa gắn với yêu cầu nhiệm vụ của từng đơn vị

trong từng thời kỳ, thiếu tính chiến lược lâu dài, không có quy hoạch phát triển nguồn nhân lực, vì vậy, việc tuyển dụng, đào tạo và bố trí, sử dụng thời gian qua không có định hướng trước về tỷ lệ cơ cấu (cơ cấu theo lĩnh vực công tác, cơ cấu theo ngạch, bậc công chức, viên chức và cơ cấu theo trình độ, chuyên môn đào tạo).

- Việc bố trí công chức, viên chức để đảm nhận các công việc về tổ chức cán bộ, hành chính, quản trị, văn thư, tài chính, kế toán, thủ quỹ ở các đơn vị chưa được thực hiện thống nhất trong toàn ngành do chưa có hướng dẫn cụ thể; các vị trí này theo quy định cần phải bố trí biên chế, nhưng nhiều đơn vị bố trí lao động hợp đồng để đảm nhiệm.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện các công cụ tạo động lực làm việc cho cán bộ, nhân viên tại cơ quan Kiểm toán Nhà nước (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)