Chiến lược phát triển nguồn nhân lực của KTNN

Một phần của tài liệu Hoàn thiện các công cụ tạo động lực làm việc cho cán bộ, nhân viên tại cơ quan Kiểm toán Nhà nước (Trang 91)

Đây là một vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt đối với nghề nghiệp kiểm toán, Định hướng chung của KTNN là phải phát triển đội ngũ cán bộ, Kiểm toán viên đủ về số lượng, có cơ cấu hợp lý, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức nghề nghiệp trong sáng, chuyên nghiệp, tinh thông về nghiệp vụ chuyên môn, tương xứng với yêu cầu của nghề nghiệp kiểm toán và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

- Về mặt số lượng, để đáp ứng với nhiệm vụ được giao và phù hợp với tổ chức bộ máy KTNN trong giai đoạn đến năm 2015, tầm nhìn 2020 cần tăng quy mô ít nhất 2,5 đến 3 lần so với hiện nay với quy mô bình quân mỗi đơn vị

thực hiện nhiệm vụ kiểm toán (KTNN chuyên ngành và khu vực) khoảng hơn 100 người. Với quy mô như vậy, Việt Nam sẽ đạt mức trung bình so với các nước trong khu vực và trên thế giới.

- Về cơ cấu theo từng lĩnh vực công tác: Do đặc thù nghề nghiệp, đội ngũ Kiểm toán viên Nhà nước phải có tỷ lệ khoảng 85%, các ngạch công chức khác khoảng 15% trong tổng số và cần phải cân đối, tăng cường số lượng Kiểm toán viên, cán bộ công tác ở các bộ phận tham mưu. Chiến lược xác định tỷ lệ đội ngũ công chức làm công tác kiểm toán toàn ngành khoảng 85%; Tỷ lệ đội ngũ công chức làm công tác hành chính toàn ngành khoảng 10%; đội ngũ viên chức ở các đơn vị sự nghiệp khoảng 5%.

- Về cơ cấu công chức, viên chức theo ngạch, bậc: Đối với ngạch Kiểm toán viên, xuất phát từ đặc thù hoạt động chuyên môn của KTNN cần bảo đảm các ngạch Kiểm toán viên có cơ cấu hợp lý, cân đối giữa lực lượng điều hành, chỉ đạo hoạt động kiểm toán và lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ kiểm toán, lực lượng kế thừa và phát triển. Vì vậy, Chiến lược xác định Kiểm toán viên cao cấp khoảng 3-5%; Kiểm toán viên chính: 20-25%; Kiểm toán viên: 40-45%; Kiểm toán viên dự bị 20-25%. Đối với các ngạch chuyên viên và tương đương (kể cả khối sự nghiệp): Chuyên viên cao cấp và tương đương: 2- 3%; Chuyên viên chính và tương đương: 30-35%; chuyên viên và tương đương: 50-55%; Cán sự, nhân viên: 5-7%.

- Về cơ cấu theo chuyên môn đào tạo: KTNN xác định đội ngũ trực tiếp thực hiện kiểm toán và đội ngũ cán bộ, quản lý tham mưu đa số phải có trình độ đại học trở lên để đáp ứng nhiệm vụ chuyên môn. Vì vậy, số cán bộ có trình độ đại học trở lên khoảng 95%; số có trình độ cao đẳng, trung cấp trở xuống khoảng 5% trong tổng số cán bộ, công chức. Trong số cán bộ có trình độ đại học trở lên phải bảo đảm cơ cấu hợp lý đối với từng loại hình kiểm toán và lĩnh vực kiểm toán, trọng tâm là thu, chi NSNN. KTNN xác định số lượng có chuyên môn đào

tạo về Tài chính-kế toán-kiểm toán-ngân hàng chiếm cơ cấu lớn nhất: 50%; Xây dựng, giao thông, thủy lợi, kiến trúc: 25%; Quản lý kinh tế, quản lý nhà nước, luật, công nghệ thông tin và khác: 20%.

Để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, Chiến lược xác định KTNN phải tiêu chuẩn hoá cán bộ để đào tạo bồi dưỡng theo từng chức danh; tăng cường đào tạo kiến thức chuyên môn, tin học và ngoại ngữ, kiến thức hội nhập kinh tế quốc tế; xây dựng chương trình đào tạo theo từng ngạch bậc; tổ chức tuyển dụng, thi tuyển, thi cấp chứng chỉ Kiểm toán viên Nhà nước có chất lượng và đi vào nề nếp; chọn cử một số cán bộ có năng lực đào tạo ở các nước có nền kiểm toán hiện đại; xây dựng kế hoạch đào tạo để trong thời gian không dài có một đội ngũ chuyên gia đầu ngành đối với từng lĩnh vực chuyên môn, tiếp cận trình độ các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới và đội ngũ giảng viên giỏi về chuyên môn, có kinh nghiệm thực tiễn dể thực hiện tốt công tác giảng dạy.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện các công cụ tạo động lực làm việc cho cán bộ, nhân viên tại cơ quan Kiểm toán Nhà nước (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)