Sự cần thiết và quan điểm xây dựng Chiến lược phát triển KTNN

Một phần của tài liệu Hoàn thiện các công cụ tạo động lực làm việc cho cán bộ, nhân viên tại cơ quan Kiểm toán Nhà nước (Trang 87)

Trong những năm qua, KTNN đã và đang có những điều kiện thuận lợi để đổi mới hoạt động, phát triển trở thành công cụ kiểm tra, giám sát quan trọng và hữu hiệu của Đảng, Nhà nước trong quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước; góp phần thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí, phát hiện và ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật; nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước; xác lập trật tự kỷ cương, đảm bảo minh bạch và công khai trong quản lý kinh tế - tài chính. Vai trò, vị trí và các điều kiện bảo đảm cho hoạt động của KTNN được thể hiện rõ trong Văn kiện Đại hội lần thứ IX, X, Nghị quyết Trung ương 3, Trung ương 5 khoá X của Đảng, Luật KTNN, Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và nhiều văn bản pháp luật khác. Bên cạnh đó, sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức, đơn vị được kiểm toán cũng như công chúng và xã hội nói chung đối với hoạt động KTNN cũng là chỗ dựa vững chắc để KTNN phát triển và nâng cao năng lực hoạt động. Nhận thức rõ những thuận lợi đối với sự phát triển của ngành, Ban Cán sự Đảng KTNN đã tập trung thời gian và nhân lực để phối hợp các cơ quan liên quan đề nghị tăng cường địa vị pháp lý của KTNN và đã được hiến định trong Hiến pháp năm 2013.

Trong bối cảnh phát triển kinh tế-xã hội và xu thế phát triển chung hiện nay, vị trí, vai trò của các cơ quan kiểm tra tài chính công đối với việc nâng cao trách nhiệm giải trình của Chính phủ về quản lý tài chính ngân sách, phòng

chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, thực hiện cải cách tài chính công, hội nhập quốc tế, công khai minh mạch và đẩy mạnh cải cách hành chính ngày càng được nâng cao. Trong điều kiện hội nhập quốc tế và khu vực, các cơ quan KTNN đều đang phát triển rất mạnh (Tổ chức Quốc tế các Cơ quan Kiểm toán tối cao INTOSAI đã bao gồm 186 thành viên là các cơ quan Kiểm toán tối cao các nước trên thế giới, Tổ chức các Cơ quan Kiểm toán tối cao Châu Á ASOSAI gồm 42 thành viên). Việc xây dựng và phê duyệt Chiến lược phát triển KTNN đến 2020 không những có ý nghĩa quan trọng và cấp bách trong việc hoàn thiện và nâng cao hiệu lực hoạt động của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mà còn tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho KTNN hoạch định các kế hoạch dài hạn, trung hạn và hàng năm, khắc phục những bất cập và hoàn thành tốt hơn chức năng, nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao. Xuất phát từ sự cần thiết như phân tích ở trên, tháng 4/2010 Chủ tịch Quốc hội đã ký Nghị quyết phê duyệt đề án Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2020.

Chiến lược phát triển KTNN đến 2020 đã được xây dựng trên cơ sở quán triệt các quan điểm sau:

- Một là, Phát triển KTNN thành công cụ trọng yếu và hữu hiệu của

Đảng và Nhà nước trong kiểm tra, kiểm soát việc quản lý và sử dụng ngân sách, tiền và tài sản Nhà nước; hỗ trợ, phục vụ đắc lực cho hoạt động của Quốc hội, Hội đồng nhân dân trong thực hiện chức năng giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, của các địa phương.

Theo quy định tại Điều 3 Luật KTNN, hoạt động KTNN phục vụ việc kiểm tra, giám sát của Nhà nước trong quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước; góp phần thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí, phát hiện và ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật; nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước. Đây là một yêu cầu có tính tất yếu và khách quan của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam sử dụng một cách

rộng rãi và có hiệu lực các công cụ quản lý và kiểm soát vĩ mô đối với các hoạt động kinh tế, tài chính trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Để đạt mục tiêu trên, cần xác định địa vị pháp lý tương xứng nhằm đảm bảo tính độc lập của cơ quan KTNN và người đứng đầu là Tổng KTNN, đảm bảo hoạt động kiểm toán được tiến hành độc lập, khách quan và chỉ tuân theo pháp luật.

- Hai là, Phát triển KTNN đảm bảo quán triệt và phù hợp các quan

điểm, chủ trương, đường lối của Đảng; tuân thủ quy định của hệ thống pháp luật của Nhà nước và đảm bảo tính độc lập cao đối với hoạt động KTNN nhằm thực hiện đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ của KTNN theo quy định của pháp luật, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu quản lý ngân sách, tiền và tài sản nhà nước trong công cuộc đổi mới.

Việc phát triển KTNN luôn gắn liền với chức năng, nhiệm vụ, vai trò và định hướng hoạt động KTNN được ghi trong các Nghị quyết, Văn kiện của Đảng và các quy định tại các luật có liên quan nhất là Luật KTNN, Luật NSNN, Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Có như vậy, KTNN mới đáp ứng được yêu cầu trong việc cung cấp thông tin kịp thời, tin cậy cho các cơ quan chức năng nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả sử dụng và điều hành, giám sát ngân sách, tiền và tài sản nhà nước.

- Ba là, Phát triển KTNN phải đảm bảo quán triệt và phù hợp với quan

điểm về cải cách hành chính nói chung, cải cách tài chính công nói riêng, xác định cho được quy mô hợp lý trong từng thời kỳ đủ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Xây dựng cơ quan KTNN chuyên nghiệp, từng bước hiện đại, phát triển cả về số lượng và chất lượng, hết sức coi trọng về chất lượng, tinh gọn về bộ máy, tiết kiệm kinh phí, hoạt động hiệu quả. Ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin hiện đại trong quản lý và hoạt động kiểm toán.

Việc đẩy mạnh cải cách hành chính nhà nước, ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong quản lý, đổi mới cơ chế quản lý NSNN theo hướng phân

bổ ngân sách theo kết quả đầu ra, lập ngân sách trong khuôn khổ chi tiêu trung hạn, phân cấp quản lý ngân sách ngày càng mạnh hơn cho địa phương, đổi mới phương thức quản lý và đầu tư vốn của Nhà nước đối với doanh nghiệp; đổi mới tổ chức hệ thống chính quyền các cấp, thực hiện thí điểm bỏ Hội đồng Nhân dân cấp huyện dẫn tới nhiều thay đổi trong tổ chức và hoạt động của các đơn vị trong bộ máy Nhà nước. Việc phát triển KTNN phải phù hợp với các xu thế này nhằm bảo đảm tính hiệu quả và thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao cho cơ quan KTNN.

- Bốn là, Nhà nước có chính sách ưu tiên thích đáng các nguồn lực cần

thiết cho tổ chức bộ máy và hoạt động của KTNN để đảm bảo tính độc lập, khách quan, chỉ tuân theo pháp luật trong quá trình thực hiện chức năng và nhiệm vụ được giao, đặc biệt là có chính sách đầu tư phát triển công nghệ thông tin và các phương tiện khác để đảm bảo cho tổ chức và hoạt động của KTNN, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Đây là điều kiện, là tiền đề để đảm bảo tính độc lập của cơ quan KTNN trong việc thực hiện đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ được giao quản lý.

- Năm là, Phát triển KTNN phải đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế

quốc tế, phù hợp với các nguyên tắc, thông lệ quốc tế và điều kiện thực tiễn của Việt Nam.

Một trong những yêu cầu quan trọng của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi phải xây dựng nền tài chính lành mạnh, công khai, đảm bảo tính minh bạch. Để thực hiện được yêu cầu nêu trên, việc phát triển KTNN phải phù hợp với các quy tắc, quy định và thông lệ của tài chính quốc tế, nhất là Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO). Kinh nghiệm các nước trên thế giới cho thấy, việc phát triển cơ quan KTNN là điều kiện cần thiết và là tiền đề để có môi trường tài chính lành mạnh, minh bạch, tạo điều kiện để thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư trong và ngoài nước.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện các công cụ tạo động lực làm việc cho cán bộ, nhân viên tại cơ quan Kiểm toán Nhà nước (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)