Chính vì động lực làm việc có ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả làm việc của tổ chức hành chính, nên tạo động lực làm việc luôn được quan tâm ở bất cứ tổ chức nào. Đây được coi là một trong những chức năng quan trọng của nhà quản lý, là yếu tố mang tính quyết định hiệu quả làm việc và khả năng cạnh tranh của tổ chức, cho dù đó là tổ chức của nhà nước hay tổ chức tư. Đối với bất cứ quốc gia nào, việc tạo động lực cho đội ngũ CBCC có tầm quan trọng đặc biệt, vì họ là bộ phận quan trọng quyết định đến hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước. Động lực có ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của cá nhân và tổ chức. Điều này luôn luôn đúng với bất cứ tổ chức nào, nhưng đối với tổ chức nhà nước điều này quan trọng hơn, bởi vì nếu CBCC không có động lực làm việc hoặc động cơ làm việc không tích cực sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của cơ quan nhà nước và có tác động không tốt đến xã hội, đến công dân - đối tượng phục vụ của các cơ quan nhà nước.
Cơ quan nhà nước là những tổ chức do nhà nước thành lập để thực thi quyền lực nhà nước, hoạt động mang tính phục vụ công với nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước. Nếu thiếu động lực làm việc, quyền lực và pháp luật của nhà nước có thể bị vi phạm, cơ quan nhà nước hoạt động không những không hiệu quả, gây lãng phí lớn cả về tài lực lẫn vật lực mà còn làm giảm niềm tin của nhân dân vào nhà nước.
Công cuộc cải cách hành chính hiện nay ở nước ta sẽ không thể thành công nếu không có đội ngũ CBCC có đủ năng lực, trình độ và động lực làm việc. Đội ngũ CBCC là chủ thể của các hành động trong quá trình thực hiện cải cách hành chính. Họ là người thể chế hóa các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước thành quy định của pháp luật để đưa vào cuộc sống, xây dựng bộ máy quản lý và các quy định về sử dụng các nguồn lực
trong quá trình quản lý, nói cách khác, CBCC người đề ra các quy định và họ cũng chính là người thực thi các quy định đó. Vì vậy, trình độ, năng lực của CBCC có ý nghĩa quan trọng đối với hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý hành chính nhà nước. Tuy nhiên, đội ngũ CBCC có năng lực, trình độ chưa hẳn đã làm cho hiệu quả quản lý hành chính được nâng lên nếu bản thân người CBCC thiếu động lực làm việc. Do đó, để nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức hành chính nhà nước và thực hiện thành công công cuộc cải cách hành chính nhà nước, trước hết cần phải quan tâm tạo động lực làm việc cho họ.
Do vậy, đến giai đoạn hiện nay, Chính phủ chuyển sang vai trò quản lý, phục vụ thì công chức phải thể hiện được khả năng đáp ứng, khả năng phục vụ của Chính phủ đối với công chúng phải theo nguyên tắc là trách nhiệm, minh bạch và có sự tham gia của công chúng. Bên cạnh đó, trong bối cảnh hội nhập quốc tế đã khẳng định công chức với các hoạt động công vụ của họ có vai trò then chốt trong việc tạo ra môi trường thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Việc quản lý công chức và tạo động lực lao động tại các cơ quan, tổ chức công có đặc điểm sau:
- Sử dụng công chức không chỉ giới hạn ở vai trò hành chính và có tính bị động. Quản lý công chức và nguồn nhân lực cần là một cân nhắc trong các quyết định chiến lược về quản lý con người cũng như các quyết định nhằm đạt được các mục tiêu của các cơ quan Chính phủ.
- Chính sách quản lý công chức dựa trên phẩm chất và năng lực là cốt lõi của một nền hành chính công chuyên nghiệp cũng như duy trì sự hấp dẫn của nhà nước với tư cách người sử dụng lao động.
- Trả lương thích đáng là yếu tố quan trọng để nâng cao động lực, kết quả công tác và tính ngay thẳng của công chức. Mục tiêu là trả lương đủ để hấp dẫn, gắn kết và lưu giữ những người có năng lực cũng như tạo động lực để công chức duy trì kết quả công tác cao một cách bền vững.
- Quản lý thực hiện công việc bao gồm cả đánh giá kết quả công tác đã trở nên không thể thiếu để đảm bảo quản lý và cung cấp dịch vụ tốt. Quản lý trực tiếp chịu trách nhiệm về kết quả công việc của công chức và quản lý bằng cách đề ra mục tiêu phù hợp với mục tiêu của tổ chức, giám sát, hỗ trợ, góp ý và tạo cơ hội để công chức phát triển. Vai trò của người làm chuyên môn về quản lý công chức là giúp cơ quan và người lãnh đạo xây dựng và phát triển nguồn nhân lực công vụ, qua đó sử dụng và phát huy được hết hiệu quả của hoạt động công vụ do công chức thực hiện.
- Lãnh đạo dựa vào mệnh lệnh và kiểm soát không còn phù hợp trong quản lý hành chính công một cách có hiệu quả. Sự phức tạp của các cách thức trong hành chính công đòi hỏi những kỹ năng lãnh đạo mới đặc biệt là động viên và phát hiện những tài năng, truyền tải tầm nhìn và mục tiêu cho cấp dưới cũng như khả năng xây dựng quan hệ đối tác với các tổ chức khác.
CHƢƠNG 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để đạt được mục đích của việc nghiên cứu và làm sáng tỏ các vấn đề cần giải quyết, đề tài được vận dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; các quan điểm đường lối và các chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Chính phủ Việt Nam là cơ sở phương pháp luận nghiên cứu đề tài. Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp như: