Nghị định số 70/CP ngày 11/7/1994 của Chính phủ về việc thành lập Cơ quan KTNN và Quyết định số 61/TTg ngày 24/01/1995 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của KTNN. Các văn bản pháp lý này đã tạo cơ sở cho KTNN ra đời, hoạt động và phát triển trong giai đoạn 1994 - 2003. Trước những yêu cầu tiếp tục phát triển về tổ chức và hoạt động KTNN, ngày 13/8/2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 93/2003/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của KTNN thay thế cho Nghị định số 70/CP ngày 11/7/1994 của Chính phủ.
Do yêu cầu quản lý kinh tế - tài chính của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường và quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, những quy định trong các văn bản dưới luật không tương xứng với vị thế và vai trò của KTNN đã đặt ra yêu cầu cấp bách phải ban hành một Đạo luật về KTNN. Ngày 20/5/2005, Quốc hội đã thông qua Luật KTNN. Đây là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất hiện nay quy định về tổ chức và hoạt động của KTNN, tạo cơ sở cho một giai đoạn phát triển mới của KTNN. Sự phát triển của KTNN trong 20 năm qua có thể được khái quát trên một số mặt sau:
- Thứ nhất, về địa vị pháp lý của KTNN từ chỗ được xác định là cơ
quan “giúp Thủ tướng Chính phủ…” theo Nghị định số 70/CP ngày 11/7/1994 của Chính phủ và là “Cơ quan thuộc Chính phủ…”, theo Điều 1 Nghị định 93/2003/NĐ-CP ngày 13/8/2003 của Chính phủ, đến nay theo Điều 13 Luật KTNN địa vị pháp lý của KTNN có sự thay đổi “KTNN là cơ quan chuyên
môn về lĩnh vực kiểm tra tài chính nhà nước do Quốc hội thành lập, hoạt động
độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”. Và gần đây nhất địa vị pháp lý của Kiểm
toán Nhà nước đã được hiến định trong Hiến pháp sửa đổi năm 2013 ”KTNN là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo phát luật, thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công”...
Như vậy, tổ chức và hoạt động của KTNN ngày càng được xác lập bằng văn bản có giá trị pháp lý cao hơn; đồng thời, vị trí và tính độc lập của KTNN cũng được xác định cao hơn, tạo cơ sở cho sự phát triển và phát huy vai trò của KTNN trong giai đoạn mới.
- Thứ hai, về chức năng, nhiệm vụ của KTNN: Từ chức năng của KTNN
chủ yếu là kiểm tra, xác nhận tính đúng đắn, hợp pháp của tài liệu và số liệu kế toán, báo cáo quyết toán của các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, đơn vị kinh tế nhà nước và các đoàn thể quần chúng, các tổ chức xã hội sử dụng kinh phí do NSNN cấp, theo Nghị định số 70/CP ngày 11/7/1994 của Chính phủ, đến Luật KTNN thì chức năng của KTNN được mở rộng. Cụ thể: KTNN có chức năng kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động đối với cơ
quan, tổ chức quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước.
- Thứ ba, về tổ chức thực hiện và kết quả kiểm toán thời gian qua: Thực
hiện phương châm vừa xây dựng tổ chức, vừa triển khai hoạt động, từ khi thành lập đến nay, KTNN đã tiến hành hàng nghìn cuộc kiểm toán với quy mô lớn, nhỏ khác nhau tại các đơn vị sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước trên tất cả các lĩnh vực. Với khuôn khổ pháp lý dần hoàn thiện, năng lực được tăng cường, hoạt động KTNN ngày càng rộng về quy mô, đa dạng về loại hình và phương thức kiểm toán, tiến bộ về chất lượng kiểm toán, công khai về kết quả kiểm toán theo quy định của pháp luật.