Xác lập mối tương quan giữa FTPmua vốn và FTPbán vốn

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI.PDF (Trang 62)

3.1.1.1. Áp dụng cơ chế một giá FTP

Thông thường, các NHTM áp dụng hai giá FTP theo nguyên tắc FTP bán vốn cao hơn FTP mua vốn. Tuy nhiên, khi NHTM mới bắt đầu triển khai cơ chế FTP hoặc trong một số trường hợp điều kiện thị trường biến động, nguồn vốn có xu hướng thiếu hụt, chi phí huy động vốn tăng cao, Trung tâm vốn sẽ áp dụng một giá FTP mua vốn bằng với FTP bán vốn, hỗ trợ chi phí vốn đầu vào của chi nhánh để gia tăng khả năng huy động vốn.

Trung tâm vốn áp dụng một giá FTP bằng FTP bán vốn nhằm tạo điều kiện cho chi nhánh chủ động hơn trong việc đàm phán lãi suất với khách hàng.

3.1.1.2. Áp dụng cơ chế hai giá FTP

Trong điều kiện thị trường ổn định, lãi suất không có biến động mạnh, tình hình nguồn vốn được đảm bảo, thông thường đối với một kỳ hạn chuyển vốn nhất định, FTP mua vốn nhỏ hơn FTP bán vốn.

Trong điều kiện thị trường có biến động tăng hoặc tình hình nguồn vốn của hệ thống có xu hướng thiếu hụt hoặc MHB khuyến khích tăng huy động vốn đối với từng đối tượng, đối với một kỳ hạn chuyển vốn nhất định, FTP mua vốn có thể lớn hơn hoặc bằng FTP bán vốn.

Trong điều kiện lãi suất thị trường biến động giảm hoặc tình hình nguồn vốn của hệ thống dư thừa, đối với một kỳ hạn chuyển vốn nhất định, FTP mua vốn có thể nhỏ hơn FTP bán vốn nhiều. Mức chênh lệch giữa FTP mua và bán vốn tùy thuộc vào mức độ dư thừa hoặc thiếu hụt nguồn vốn.

3.1.2. Nguyên tắc xây dựng đường cong lãi suất FTP

Việc định giá vốn sử dụng đầu tư và vốn huy động được phải bám sát nguyên lý trùng hợp thời gian đáo hạn và đảm bảo có lãi. FTP phải phản ánh được đường

cong lãi suất và các mức lãi suất mà ngân hàng có được (hoặc phải trả) trên thị trường. Tuy nhiên, việc sử dụng các mức lãi suất tham chiếu cụ thể phi ngân hàng sẽ làm cho việc định giá không còn chính xác, khó tính toán được giá trị thực sự của chi phí cơ hội khi tạo ra một tài sản có hay một tài sản nợ.

Thu nhập của các chi nhánh được phân bổ vào bộ phận quản lý tài chính. Các khoản thu này không phải là nguồn tái cấp vốn. Không có lợi nhuận giữ lại trong các chi nhánh. Phần cấp vốn cho các chi nhánh từ nguồn vốn tự có sẽ được xác định bằng công thức phân bổ vốn trong ngân hàng.

Loại bỏ các cơ hội tự sử dụng vốn với giá chênh lệch trong hệ thống. Tránh thực hiện các giao dịch nội bộ giữa các chi nhánh như tự cấp vốn nhằm tránh sự điều tiết của cơ chế định giá vốn điều chuyển, che dấu rủi ro lãi suất nhằm nhận được nhiều thu nhập điều chuyển vốn. Điều này sẽ phá hỏng tính thống nhất của hệ thống, không giúp các nhà quản lý có được công cụ quản lý rủi ro lãi suất.

Xác định kỳ hạn cụ thể cho từng khoản mục trên Bảng cân đối kế toán, các kỳ hạn này có thể là có kỳ hạn, không kỳ hạn (kỳ hạn qua đêm) hoặc cũng có khoản mục không được áp giá FTP (Tham khảo mục lục 1: Mô tả các khoản mục mua bán vốn). Trên cơ sở đó, xác định chi phí và thu nhập mua bán vốn đối với từng giao dịch vốn.

3.1.3. Chính sách định giá cho các giao dịch mua - bán vốn

Chính sách lãi nội bộ cũng là con dao hai lưỡi, để tránh những thiệt hại, ngân hàng cần có chính sách lãi suất nội bộ phù hợp để mở rộng tín dụng hay mở rộng huy động vốn và đảm bảo cân bằng trên toàn hệ thống, vừa đảm bảo thanh khoản, vừa đảm bảo sinh lời.

Chính sách lãi nội bộ phải đảm bảo cân bằng lợi ích giữa Trung tâm vốn và các đơn vị kinh doanh. Vì khi thực hiện theo cơ chế FTP thì Trung tâm vốn cũng đóng góp một phần vào lợi nhuận của ngân hàng. Nếu xác định giá mua - bán vốn nội bộ theo hướng có lợi cho Trung tâm vốn có thể dẫn tới tác hại đối với sự phát triển của các đơn vị kinh doanh, khiến cho các đơn vị không quan tâm tới phát triển khách hàng, vì vất vả tìm kiếm khách hàng về nhưng lợi ích lại không được phân chia

công bằng, thậm chí thấp, trong khi đơn vị không trực tiếp tìm kiếm khách hàng nhưng lại được hưởng lợi nhuận cao hơn.

Tương tự, nếu xác định giá FTP nội bộ có lợi cho đơn vị kinh doanh sẽ dẫn tới thiệt hại nặng cho Trung tâm vốn và giảm lợi nhuận của ngân hàng. Bởi khi đó, đơn vị chỉ việc huy động vốn cao và bán vốn về trung tâm vốn sẽ có lợi nhuận lớn mà an toàn, trong khi đó Trung tâm vốn chỉ có cách đẩy vốn trên thị trường 2 (thị trường liên ngân hàng) với lãi suất thấp khiến cho tổng thể ngân hàng bị lỗ, đơn vị có lãi do cách tính lãi nội bộ.

Ví dụ: đơn vị A huy động 100 tỷ đồng, lãi suất 10% (giả sử trần lãi suất hoặc lãi suất thị trường 9%) và bán về Hội sở với lãi suất 13%/năm. Do đó, đơn vị này cứ tích cực huy động vốn và không cần đẩy mạnh tín dụng, vẫn có con số lợi nhuận tới 3% và kê cao ngủ kỹ. Trong khi đó, nếu đem cho vay tín dụng, thì với lãi suất đầu vào 13% (bằng lãi suất nội bộ) và cho vay ra với lãi suất 16% lại rất khó cho vay, mặc dù được hưởng chênh lệch 3% nhưng sau khi trừ đi chi phí trích lập dự phòng rủi ro chung 0,75% thì lợi ích biên chỉ còn 2,25% mà phải chịu rủi ro nếu phát sinh nợ quá hạn. Vì vậy, lúc này, các đơn vị kinh doanh sẽ thiên về hướng huy động vốn thật nhiều mà ít sử dụng vốn, dẫn tới việc toàn hệ thống huy động tăng rất mạnh, dư nợ tín dụng không tăng. Nguồn vốn dư thừa phải cho vay liên ngân hàng với lãi suất giả định là 6%, trong khi lãi suất đầu vào khoảng 10%, tức là toàn hệ thống lỗ 4%. Do chính sách lãi nội bộ thì đơn vị kinh doanh lãi 3%, còn Trung tâm vốn sẽ bị lỗ 7% (bù cho lãi của đơn vị kinh doanh 3% và cho vay liên ngân hàng lỗ 4%). Điều này sẽ gây bất lợi cho Trung tâm vốn và có thể gây tác động không tốt khi tình trạng này kéo dài, ngân hàng sẽ bị lỗ ngày càng nhiều, đến một lúc nào đó có thể phá sản.

3.1.4. Nguyên tắc định giá cho các giao dịch mua bán vốn

Giá FTP bao gồm:

- FTPmua vốn: là giá FTP mà Hội sở áp dụng cho các giao dịch đơn vị kinh doanh bán vốn cho Hội sở.

doanh mua vốn của Hội sở.

Cơ sở định giá: Giá mua – bán vốn nội bộ được xác định dựa trên: - Tình hình lãi suất thị trường;

- Chi phí nghiệp vụ phát sinh đối với loại hình huy động và sử dụng vốn; - Yếu tố rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất của MHB trong từng thời kỳ.

Hình 3.1: Các yếu tố tác động đến việc định giá FTP

Đối tượng định giá: được xác định cho các đối tượng hay sản phẩm cụ thể của Tài sản Nợ và Tài sản Có trên Bảng Tổng kết tài sản của chi nhánh (tiền gửi, cho vay, mục đích vay…).

Đối tượng khách hàng: là đối tượng nào trong các đối tượng khách hàng cá nhân, tổ chức kinh tế, định chế tài chính hay khách hàng đặc biệt khác.

Kỳ hạn định giá: là kỳ hạn danh nghĩa của giao dịch được quy về kỳ hạn FTP tương ứng như không kỳ hạn, qua đêm, 1 tuần, 1 tháng...

Đồng tiền định giá: là VND; USD... Loại lãi suất: lãi suất cố định hay thả nổi

Tần suất điều chỉnh lãi suất: ví dụ: 1 tháng/lần, 3 tháng/lần…

3.1.4.1. Định giá cho các giao dịch xác định kỳ hạn

Các giao dịch có xác định kỳ hạn được định giá FTP mua/bán vốn tại ngày phát sinh hoặc ngày xác định lại lãi suất của giao dịch theo kỳ hạn FTP tương ứng với kỳ hạn danh nghĩa của giao dịch đó.

FTP mua/bán vốn áp dụng cho các giao dịch xác định được kỳ hạn được cố định trong suốt kỳ hạn định giá lại của giao dịch đó (kể cả trong trường hợp Trung tâm vốn điều chỉnh FTP mua/bán vốn trong kỳ định giá lại của giao dịch đó).

3.1.4.2. Định giá cho các khoản mục không xác định kỳ hạn

Các khoản mục không xác định kỳ hạn được quy định kỳ hạn FTP theo tính chất hoạt động của khoản mục đó. Tùy theo tính chất của khoản mục Tài sản Nợ/Tài sản Có để phân loại theo kỳ hạn FTP thích hợp.

FTP mua/bán vốn áp dụng cho các khoản mục không xác định kỳ hạn là FTP áp dụng cho khách hàng tổ chức kinh tế.

FTP mua/bán vốn áp dụng cho các khoản mục không xác định kỳ hạn được cập nhật mới hàng ngày theo bảng giá FTP mua/bán vốn do Trung tâm vốn công bố và có hiệu lực từ ngày có thay đổi lãi suất FTP.

3.1.4.3. Định giá cho các giao dịch lãi suất cố định

Các giao dịch lãi suất cố định được áp dụng FTP mua/bán vốn cố định cho toàn bộ kỳ hạn giao dịch kể từ thời điểm phát sinh (ngày hiệu lực) đến ngày đáo hạn của giao dịch đó.

3.1.4.4. Định giá cho các giao dịch lãi suất thả nổi

Các giao dịch lãi suất thả nổi (lãi suất được điều chỉnh định kỳ hoặc linh hoạt) được áp dụng FTP mua/bán vốn thả nổi.

Đối với các giao dịch tiền gửi lãi suất thả nổi: Các khoản tiền gửi lãi suất thả nổi được áp FTP mua vốn mới theo kỳ hạn danh nghĩa tương ứng tại ngày điều chỉnh lãi suất huy động gần nhất với khách hàng. Thời gian áp dụng: tính từ ngày điều chỉnh lãi suất huy động gần nhất đến ngày điều chỉnh lãi suất huy động tiếp theo.

nổi được áp FTP bán vốn cùng kỳ hạn danh nghĩa của khoản vay tại “ngày điều chỉnh” gần nhất. “Ngày điều chỉnh”: là ngày điều chỉnh lãi suất cho vay danh nghĩa hoặc ngày điều chỉnh lãi suất cho vay thực tế. Trong đó:

- Ngày điều chỉnh lãi suất cho vay danh nghĩa là ngày điều chỉnh lãi suất cho vay theo cam kết tại hợp đồng tín dụng, được thể hiện qua thông tin định giá lại do chi nhánh nhập trên phân hệ tín dụng.

- Ngày điều chỉnh lãi suất cho vay thực tế là ngày hiệu lực của lãi suất cho vay mới, hay ngày “effective date” trên phân hệ tín dụng.

- FTP áp cho các khoản cho vay lãi suất thả nổi là FTP bán vốn cùng kỳ hạn danh nghĩa của khoản vay tại “ngày điều chỉnh”.

- Thời gian áp dụng: tính từ “ngày điều chỉnh” gần nhất đến “ngày điều chỉnh” tiếp theo (hoặc ngày đáo hạn).

3.1.4.5. Định giá cho một giao dịch huy động quay vòng

Các khoản huy động vốn quay vòng được áp FTP mua vốn cùng kỳ hạn (kỳ hạn của khoản tiền gửi khi quay vòng) tại ngày bắt đầu kỳ quay vòng mới (ngày đáo hạn của kỳ gốc).

Trường hợp khoản huy động quay vòng có điều chỉnh lãi suất, chương trình áp FTP mua vốn theo nguyên tắc như đối với các khoản huy động mới có điều chỉnh lãi suất tiền gửi.

Đối với một khoản huy động được quay vòng một hoặc nhiều lần, kỳ hạn FTP áp cho giao dịch quay vòng huy động vốn tương ứng với kỳ hạn quay vòng của giao dịch.

Trong trường hợp đặc biệt hoặc trong từng thời kỳ, Hội sở chính có quy định cụ thể về cơ chế FTP mua vốn áp dụng riêng cho từng sản phẩm huy động quay vòng.

3.1.4.6. Định giá giao dịch gia hạn một khoản cho vay

Ngày định giá: FTP áp cho mỗi lần gia hạn một khoản vay là FTP bán vốn tại ngày đáo hạn liền trước. Trường hợp khoản vay gia hạn có điều chỉnh lãi suất cho vay thì ngày định giá là ngày điều chỉnh gần nhất (tương tự định giá khoản cho

vay có lãi suất thả nổi trong hạn).

Kỳ định giá: trong thời kỳ gia hạn, khoản cho vay gia hạn được áp FTP bằng tổng kỳ hạn của khoản vay cộng với kỳ hạn gia hạn, hay bằng khoảng thời gian tính từ ngày mở đến ngày đáo hạn cuối cùng (ngày đáo hạn mới) của khoản vay.

Đối với một khoản vay được gia hạn nhiều lần, kỳ hạn FTP cho lần gia hạn tiếp theo bằng tổng của kỳ hạn cho vay (bao gồm kỳ hạn cho vay ban đầu + tất cả các kỳ hạn gia hạn).

3.1.4.7. Định giá cho một khoản cho vay cơ cấu lại nợ

Ngày định giá: FTP áp dụng cho mỗi lần cơ cấu lại một khoản vay là FTP bán vốn tại ngày thực hiện cơ cấu lại. Trường hợp khoản vay cơ cấu lại có điều chỉnh lãi suất cho vay thì ngày định giá là ngày điều chỉnh gần nhất (tương tự định giá khoản cho vay có lãi suất thả nổi trong hạn).

Kỳ định giá: tương tự như kỳ định giá của khoản cho vay gia hạn.

3.1.4.8. Định giá cho một khoản cho vay quá hạn

Áp dụng đối với khoản vay quá hạn chậm trả gốc/lãi tại ngày đáo hạn cuối cùng của khoản vay.

Kỳ định giá: trong thời kỳ quá hạn, khoản vay quá hạn được áp FTP bằng kỳ hạn tương ứng với kỳ hạn trong hạn của khoản vay.

Kỳ điều chỉnh: Để đảm bảo lãi suất quá hạn phản ánh sát giá vốn của ngân hàng, đối với các khoản cho vay quá hạn, kỳ điều chỉnh lãi suất FTP trong thời kỳ quá hạn được điều chỉnh 3 hoặc 6 tháng 1 lần.

Đối với các khoản vay quá hạn còn lại: được định giá theo các nguyên tắc tương tự như một khoản vay trong hạn.

3.1.4.9. Định giá cho một khoản cho vay thấu chi

Kỳ hạn FTP áp dụng đối với khoản cho vay thấu chi là kỳ hạn O/N theo đối tượng khách hàng (cá nhân hoặc tổ chức kinh tế hoặc định chế tài chính) tương ứng. Tài khoản thấu chi có số dư có (tài khoản dương), đơn vị kinh doanh được hưởng thu nhập theo giá FTP mua vốn tính trên số dư tài khoản.

chi phí cho Hội sở với giá FTP bán vốn theo kỳ hạn của hợp đồng thấu chi, tại thời điểm phát sinh hợp đồng. Số dư tính lãi vay thấu chi là số dư thực tế khi tài khoản phát sinh thấu chi.

3.1.5. Xây dựng các công thức cho cơ chế “mua – bán” vốn 3.1.5.1. Công thức xác định FTP mua vốn 3.1.5.1. Công thức xác định FTP mua vốn

FTPmua vốn = I1 + M1 (3.1) Trong đó:

- I1: là lãi suất huy động thị trường tương ứng với từng đối tượng khách hàng và từng kỳ hạn cụ thể:

+ Đối với khách hàng cá nhân: I1 là lãi suất tiết kiệm trả lãi sau.

+ Đối với khách hàng tổ chức: I1 là lãi suất huy động thị trường 1 áp dụng cho các tổ chức kinh tế.

+ Đối với khách hàng định chế tài chính:

▪ Đối với Tài sản Nợ có kỳ hạn từ 3 tháng trở xuống: trong từng thời kỳ, I1 được quy định là lãi suất bình quân liên ngân hàng hoặc lãi suất huy động thị trường 1 cho phù hợp.

▪ Đối với Tài sản Nợ có kỳ hạn trên 3 tháng: I1 là lãi suất huy động thị trường 1 áp dụng cho các tổ chức kinh tế.

- M1: là tỉ lệ thu nhập lãi bán vốn cận biên của chi nhánh tương ứng với từng kỳ hạn cụ thể. Tỷ lệ M1 do Tổng Giám đốc và Hội đồng ALCO quyết định trong từng thời kỳ, phù hợp với chủ trương bình ổn hoặc khuyến khích/ hạn chế quy mô, chất lượng của các khoản mục.

3.1.5.2. Công thức xác định FTP bán vốn

FTPbán vốn = I2 + M2 (3.2) Trong đó:

- I2: là lãi suất cơ sở để làm căn cứ xác định lãi suất bán vốn cho từng kỳ hạn cụ thể:

+ Đối với Tài sản Có có kỳ hạn từ 12 tháng trở xuống: I2 là FTP mua vốn ở

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI.PDF (Trang 62)