FTPmua vốn = I1 + M1 (3.1) Trong đó:
- I1: là lãi suất huy động thị trường tương ứng với từng đối tượng khách hàng và từng kỳ hạn cụ thể:
+ Đối với khách hàng cá nhân: I1 là lãi suất tiết kiệm trả lãi sau.
+ Đối với khách hàng tổ chức: I1 là lãi suất huy động thị trường 1 áp dụng cho các tổ chức kinh tế.
+ Đối với khách hàng định chế tài chính:
▪ Đối với Tài sản Nợ có kỳ hạn từ 3 tháng trở xuống: trong từng thời kỳ, I1 được quy định là lãi suất bình quân liên ngân hàng hoặc lãi suất huy động thị trường 1 cho phù hợp.
▪ Đối với Tài sản Nợ có kỳ hạn trên 3 tháng: I1 là lãi suất huy động thị trường 1 áp dụng cho các tổ chức kinh tế.
- M1: là tỉ lệ thu nhập lãi bán vốn cận biên của chi nhánh tương ứng với từng kỳ hạn cụ thể. Tỷ lệ M1 do Tổng Giám đốc và Hội đồng ALCO quyết định trong từng thời kỳ, phù hợp với chủ trương bình ổn hoặc khuyến khích/ hạn chế quy mô, chất lượng của các khoản mục.
3.1.5.2. Công thức xác định FTP bán vốn
FTPbán vốn = I2 + M2 (3.2) Trong đó:
- I2: là lãi suất cơ sở để làm căn cứ xác định lãi suất bán vốn cho từng kỳ hạn cụ thể:
+ Đối với Tài sản Có có kỳ hạn từ 12 tháng trở xuống: I2 là FTP mua vốn ở kỳ hạn tương ứng.
+ Đối với Tài sản Có có kỳ hạn trên 12 tháng: I2 là lãi suất bình quân tiền gửi tiết kiệm trả lãi sau kỳ hạn 12 tháng của MHB hoặc lãi suất huy động tối đa được quy định phù hợp trong từng thời kỳ.
- M2: là tỉ lệ chi phí mua vốn cận biên của chi nhánh phải trả cho Trung tâm vốn. Tỷ lệ M2 được xác định theo nguyên tắc kỳ hạn càng dài, M2 càng lớn và phải đảm bảo tối thiểu bù đắp chi phí vốn đầu vào mang tính chất lãi gồm chi phí dự trữ bắt buộc, bảo hiểm tiền gửi.
3.1.5.3. Xác định thu nhập và chi phí của đơn vị kinh doanh
Thu nhập và chi phí vốn
Giá trị thu nhập hay chi phí của các giao dịch vốn trong kỳ được xác định theo công thức sau:
FTPA = ∑Balij × FTPij (3.3) Trong đó:
+ FTPA (FTP Amount): là giá trị thu nhập vốn (FTPTN) hoặc chi phí vốn (FTPCP) trong kỳ của giao dịch vốn.
+ Balij: Số dư cuối ngày i của giao dịch j. Tại các ngày nghỉ, số dư được xác định bằng số dư của ngày làm việc gần nhất trước đó.
+ FTPij: Giá chuyển vốn của giao dịch vốn của giao dịch j tại ngày i.
Các trường hợp điều chỉnh thu nhập/chi phí vốn
Áp dụng cho những giao dịch có kỳ hạn mà kỳ hạn thực tế của giao dịch “mua” vốn lớn hơn kỳ hạn danh nghĩa theo cam kết hoặc kỳ hạn thực tế của giao dịch ”bán” vốn nhỏ hơn kỳ hạn danh nghĩa theo cam kết hay có sự thay đổi tần suất điều chỉnh lãi suất
- Trường hợp khách hàng rút trước hạn một khoản tiền gửi, thu nhập “bán” vốn đối với giao dịch đó sẽ bị tính giảm do việc thanh toán trước hạn. Tại kỳ phát sinh giao dịch thanh toán trước hạn, đơn vị kinh doanh sẽ bị giảm trừ một lượng thu nhập “bán” vốn xác định như sau:
FTPTN điều chỉnh = (1 - R1)× ∑FTPTN (3.4) Trong đó:
+ FTPTN điều chỉnh: Thu nhập bị giảm trừ do khách hàng tất toán trước hạn. + ∑FTPTN: Là tổng thu nhập của giao dịch từ ngày hiệu lực đến ngày giao
dịch đó bị thanh toán trước hạn.
+ R1 (%): tỷ lệ giảm trừ do thanh toán trước hạn. Tỷ lệ này do Trung tâm vốn quy định trong từng thời kỳ căn cứ vào tỷ lệ giữa kỳ hạn thực tế và kỳ hạn danh nghĩa của giao dịch vốn đó. Ví dụ: kỳ hạn thực tế dưới 1/2 kỳ hạn danh nghĩa: R1 = 60%; kỳ hạn thực tế từ 1/2 đến 2/3 kỳ hạn danh nghĩa: R1 =40%; kỳ hạn thực tế trên 2/3 kỳ hạn danh nghĩa: R1 = 30%. - Trường hợp khách hàng trả nợ trước hạn một khoản vay, tại ngày thanh toán,
đơn vị kinh doanh có thể bị tính thêm chi phí lãi điều chuyển vốn trên số dư trả nợ trước hạn với thời hạn còn lại của khoản vay, cụ thể:
FTPCP điều chỉnh = (FTPx – FTPy) × SDtrả nợ trước hạn × n (3.5) Trong đó:
+ FTPCP điều chỉnh: Chi phí bị gia tăng do khách hàng trả nợ trước hạn. + FTPx: Giá điều chuyển vốn đang áp dụng cho khoản vay
+ FTPy: Giá điều chuyển vốn của kỳ hạn tương ứng hoặc thấp hơn liền kề so với kỳ hạn còn lại của khoản vay, đang có hiệu lực tại thời điểm trả nợ trước hạn.
+ SDtrả nợ trước hạn: Số dư trả nợ trước hạn + n: Số ngày còn lại của hợp đồng
- Trường hợp đơn vị kinh doanh có phát sinh nợ quá hạn, chi phí “mua” của của giao dịch đó sẽ bị tính tăng. Tại kỳ phát sinh khoản vay quá hạn, phần tăng chi phí “mua” vốn được xác định như sau:
(3.6) Trong đó:
+ FTPCP điều chỉnh: Chi phí bị gia tăng do khách hàng quá hạn nợ.
+ R2 (%): Tỷ lệ “mua” vốn gia tăng do nợ quá hạn. Tỷ lệ này do Trung tâm quy định trong từng thời kỳ căn cứ vào số ngày quá hạn tế của giao dịch
đó. Ví dụ: quá hạn dưới 180 ngày: R2 = 30%; quá hạn từ 180 ngày đến dưới 360 ngày: R2 = 40%; quá hạn từ 360 ngày trở lên: R2 = 50%.
+ Balij: Số dư quá hạn tại ngày i của giao dịch vốn bị quá hạn j. + FTPij: Giá chuyển vốn trong hạn tại ngày i của giao dịch j. + n: Số ngày bị quá hạn trong kỳ.
Đánh giá hiệu quả hoạt động của đơn vị kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh của các đơn vị kinh doanh được đánh giá thông qua các chỉ tiêu: Thu nhập ròng từ lãi, Thu nhập trước khi phân bổ và Thu nhập sau khi phân bổ.
- Thu nhập ròng từ lãi (NII – Net Interest Income):
NII = TNL - CPL (3.7) Trong đó:
+ TNL: Thu nhập từ lãi, bao gồm lãi thu từ khách hàng (II - Interest Income) và thu nhập từ việc “bán” vốn cho Hội sở (FTPTN)
TNL = II + FTPTN (3.8)
+ CPL: Chi phí trả lãi, được xác định bằng lãi trả cho khách hàng (IE - Interest Expense) cộng chi phí từ việc “mua” vốn từ Hội sở (FTPCP).
CPL = IE + FTPCP (3.9)
- Tỷ lệ thu nhập ròng từ lãi (NIM - Net Interest Margin) được xác định bằng giá trị thu nhập ròng từ lãi chia cho tổng giá trị TSC và TSN bình quân trong kỳ của đơn vị kinh doanh.
NIM = NII / [(TSN+TSC)/2] (3.10)
- Thu nhập trước khi phân bổ hay còn gọi là Thu nhập ròng (NI – Net Income): là thu nhập ròng từ hoạt động kinh doanh chung của đơn vị kinh doanh.
NI = NII + TN0 – CP0 (3.11) Trong đó:
+ TN0: Thu nhập khác ngoài lãi (thu phí dịch vụ, thanh toán, bảo lãnh,…) + CP0: Chi phí khác ngoài lãi (chi trả lương, tiếp thị, khuyến mại,…)
- Tỷ lệ thu nhập trước khi phân bổ (NM - Net Margin) được xác định bằng giá trị thu nhập ròng chia cho tổng giá trị TSC và TSN bình quân trong kỳ của đơn vị kinh doanh.
NM = NI / [(TSN+TSC)/2] (3.12)
- Thu nhập sau khi phân bổ (NC - Net Contribution): là thu nhập còn lại của đơn vị kinh doanh sau khi đã giảm trừ chi phí được phân bổ từ Hội sở:
NC = NI – CPPB (3.13)
Trong đó: CPPB là chi phí được phân bổ từ Hội sở trong kỳ được xác định:
CPPB =
Chi phí hoạt động của Hội sở ×
(TSC+TSN)ĐVKD
(3.14)
Tổng tài sản toàn hệ thống 2
- Tỷ lệ thu nhập sau khi phân bổ (NCR - NC rate) được xác định bằng giá trị thu nhập sau khi phân bổ chia cho tổng giá trị TSC và TSN bình quân trong kỳ của đơn vị kinh doanh.
NCR = NC / [(TSN+TSC)/2] (3.15)
3.2. Quy trình cơ bản thực hiện chuyển đổi sang cơ chế quản lý vốn tập trung
Trên cơ sở những định hướng cơ bản đã được trình bày ở chương 2, quá trình xây dựng cơ chế quản lý vốn tập trung và chuyển đổi từ cơ chế cũ sang cơ chế mới cần được thực hiện theo các bước sau:
Hình 3.2: Quy trình thực hiện chuyển đổi sang cơ chế FTP 3.2.1. Tổ chức lại cơ cấu của Khối Nguồn vốn
MHB nên xem xét mô hình tổ chức và chức năng các phòng ban để hiểu rõ hơn mối liên hệ và chức trách cũng như nhiệm vụ hoạt động của khối Nguồn vốn. Do phải đảm bảo sử dụng vốn an toàn (như thanh khoản hệ thống, rủi ro tập trung xét trên góc độ toàn hàng...) đồng thời đảm bảo đạt hiệu quả, các ngân hàng thường quản lý vốn tập trung để có cái nhìn chung về toàn hệ thống, điều này cũng tạo nên một đặc quyền riêng cho khối Nguồn vốn, nói một cách khác, nó sinh ra đã có những quyền lực tương đối lớn.
3.2.1.1. Tại Hội sở
Ban Quản lý Nguồn vốn của Hội sở sẽ thực hiện các chức năng chính như: - Quản lý thanh khoản và rủi ro lãi suất;
- Quản lý và kinh doanh vốn;
- Quản lý việc điều chuyển vốn nội bộ; - Quản lý TSC - TSN.
Để thực hiện tốt các chức năng trên, cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý nguồn vốn sẽ được sắp xếp lại như sau:
- Bộ phận quản lý thanh khoản và rủi ro lãi suất trong toàn hệ thống, hạn chế chi phí kinh doanh, đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng.
- Bộ phận kinh doanh tiền tệ, hàng hóa và các giao dịch phái sinh: Chỉ Hội sở mới được kinh doanh trên liên ngân hàng và thực hiện các giao dịch phái sinh, vì vậy những nhân viên thuộc bộ phận kinh doanh tiền tệ cần phải theo dõi nắm rõ thông tin diễn biến thị trường để thực hiện được những giao dịch mang lại nguồn lợi cho ngân hàng.
- Bộ phận quản lý vốn nội bộ (Trung tâm vốn): quản lý hệ thống vốn nội bộ và quản lý trạng thái ngoại tệ của đơn vị kinh doanh, thực hiện các giao dịch mua bán vốn với đơn vị kinh doanh.
- Bộ phận hỗ trợ ALCO: gồm những nhân viên có kiến thức về phân tích rủi ro, kiến thức về kinh doanh và thị trường tài chính có nhiệm vụ tổng hợp và phân tích thông tin, lập báo cáo và hỗ trợ Hội đồng ALCO trong việc đưa ra các quyết định.
- Bộ phận phát triển sản phẩm nguồn vốn: đề xuất những sản phẩm cũng như chính sách lãi suất phù hợp với mục tiêu của ngân hàng trong từng thời kỳ.
3.2.1.2. Tại các chi nhánh
Hiện tại, MHB quy định chức năng của phòng Nguồn vốn tại các chi nhánh bao gồm: ban hành lãi suất huy động và các sản phẩm huy động vốn áp dụng tại chi nhánh; giám sát tình hình nguồn vốn, sử dụng vốn và quản lý rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất của chi nhánh; thực hiện điều chuyển vốn và tính lãi vốn nội bộ giữa chi nhánh với Hội sở và các phòng giao dịch trực thuộc. Tuy nhiên, khi triển khai thực hiện cơ chế quản lý vốn tập trung thì các chức năng trên đã có sự thay đổi:
- Thể lệ các sản phẩm huy động vốn, lãi suất huy động và cho vay được Hội sở ban hành thống nhất áp dụng chung trong toàn hệ thống.
- Việc quản lý rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất được tập trung về Hội sở. - Việc điều chuyển vốn nội bộ cũng như tính lãi nội bộ hàng tháng được thực
hiện tự động hàng ngày, dựa trên số liệu của bảng cân đối kế toán; hơn nữa lúc này chi nhánh và các phòng giao dịch đều được coi là những đơn vị
kinh doanh thực hiện mua bán vốn với Hội sở, do vậy cán bộ nguồn vốn tại chi nhánh không cần thực hiện các thao tác này nữa.
Có thể nhận thấy ưu điểm chính của cơ chế quản lý vốn tập trung là quản lý thống nhất và tập trung nguồn vốn của cả hệ thống, nếu duy trì sự tồn tại của phòng Nguồn vốn tại các chi nhánh sẽ sự lãng phí nguồn lực rất lớn. Do vậy, khi thực hiện cơ chế quản lý vốn tập trung, MHB sẽ phải xóa bỏ phòng Nguồn vốn tại các chi nhánh.
Tuy nhiên, để các đơn vị kinh doanh làm quen với cơ chế quản lý vốn mới, trong thời gian đầu mới triển khai, các cán bộ nguồn vốn sẽ vẫn làm việc tại chi nhánh để hỗ trợ việc chuyển đổi dữ liệu, theo dõi và báo cáo kịp thời vì chính những cán bộ này mới nắm rõ đặc điểm của nguồn vốn tại chi nhánh. Khi hệ thống FTP đã đi vào hoạt động ổn định, MHB cần phải có kế hoạch sắp xếp lại những nhân sự này, ví dụ tập trung nhân sự Nguồn vốn về Hội sở hoặc chuyển công tác qua phòng/bộ phận khác...
3.2.2. Xác định giá điều chuyển vốn
Các nguyên tắc xác định giá điều chuyển vốn đã được trình bày cụ thể ở mục 3.2. Điều cần thiết ở đây là Trung tâm vốn phải xác định giá chuyển vốn cho kỳ hạn đầu tiên tại thời điểm thực hiện chuyển đổi cơ chế (ngày hiệu lực). Thông thường, tại kỳ hạn đầu tiên, Trung tâm vốn nên xác định giá mua vốn bằng giá bán vốn để hạn chế việc làm xáo trộn hoạt động kinh doanh của các chi nhánh. Tuy nhiên việc xác định cơ chế một giá không nên kéo dài và nên được chấm dứt sau khi toàn bộ chi nhánh đã thực hiện chuyển đổi xong.
Định kỳ, Trung tâm vốn có trách nhiệm xây dựng giá chuyển vốn cho từng kỳ hạn nhất định theo sự biến động của lãi suất trên thị trường.
Tại ngày hiệu lực chuyển sang Cơ chế Định giá chuyển vốn, toàn bộ các giao dịch thuộc đối tượng định giá còn số dư và các giao dịch phát sinh tại ngày hiệu lực sẽ được áp dụng chung mức giá theo thông báo trong ngày căn cứ trên loại giao dịch, kỳ hạn danh nghĩa và đồng tiền giao dịch và không đổi cho đến kỳ định giá lại tiếp theo của từng giao dịch.
3.2.3. Xây dựng và vận hành phần mềm quản lý vốn tập trung 3.2.3.1. Xây dựng phần mềm quản lý vốn tập trung 3.2.3.1. Xây dựng phần mềm quản lý vốn tập trung
Hiện tại, hệ thống Core banking của MHB chưa hỗ trợ quản lý vốn tập trung, do đó để triển khai cơ chế mới này, về mặt kỹ thuật có hai giải pháp:
Thứ nhất, cải tạo phần mềm hiện tại, công việc này đòi hỏi một mức chi phí cao khi yêu cầu nhà thầu thiết kế thêm tính năng trên, việc bóc tách dữ liệu khi triển khai có khả năng sẽ làm ảnh hưởng các dữ liệu hiện có, rủi ro gây sai sót trong dữ liệu có khả năng xảy ra rất lớn, việc chuyển đổi các dữ liệu từ mô hình nhiều bảng cân đối kế toán và tổng kết tài sản của nhiều chi nhánh trong cơ chế quản lý vốn cũ sang thành một bảng chung cho toàn hệ thống trong cơ quản lý mới đòi hỏi phải có sử cải tạo toàn diện của phần mềm đang ứng dụng, và chi phí cho việc cải tạo và chuyển đổi các dữ liệu sẽ làm gia tăng chi phí của ngân hàng.
Thứ hai, sử dụng thêm một phần mềm riêng lẻ đáp ứng các tiêu chí riêng của chương trình quản lý vốn tập trung và chạy song song với hệ thống Core banking hiện tại đang vận hành, giải pháp này sẽ giảm chi phí hơn so với giải pháp trên, nhưng lại gây rườm rà trong việc quản lý và vận hành của hệ thống công nghệ thông tin.
3.2.3.2. Vận hành thử nghiệm
Sau khi xây dựng được một phần mềm phù hợp với yêu cầu của cơ chế quản lý vốn tập trung thì phần mềm này cần được vận hành thử nghiệm trước khi được chính thức đưa vào sử dụng. Việc vận hành trong môi trường giả định sẽ giúp khắc phục được những tồn tại mà trong quá trình xây dựng phần mềm thì đội ngũ cán bộ tin học chưa thể nhận ra, đồng thời việc vận hành thử nghiệm sẽ giúp các cán bộ làm công tác quản lý vốn làm quen bước đầu với chương trình mới để hướng dẫn lại