Đánh giá chung tình hình hoạt động kinh doanh của MHB

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI.PDF (Trang 38)

2.3.1. Hoạt động huy động vốn

Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn vốn Ngân hàng MHB qua các năm

Đvt: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2008 Tỷ

trọng 2009 trọng Tỷ 2010 trọng Tỷ 2011 trọng Tỷ 2012 trọng Tỷ

Vốn và các quỹ 1.120 3,2% 1.176 3,0% 3.213 6,3% 3.187 6,7% 3.440 9,0% Vốn vay NHNN 2.501 7,1% 6.763 17,0% 7.684 15,0% 3.053 6,5% 1.232 3,2% Tiền gửi và tiền

vay từ TCTD 14.760 42,0% 14.339 36,1% 14.343 28,0% 15.987 33,8% 7.835 20,6% Vốn huy động từ

cá nhân và tổ chức 15.134 43,0% 15.702 39,5% 23.762 46,4% 22.740 48,1% 23.103 60,8% Vốn ủy thác đầu tư 927 2,6% 1.082 2,7% 1.222 2,4% 1.308 2,8% 1.388 3,7% Vốn khác 721 2,1% 650 1,6% 986 1,9% 1.006 2,1% 981 2,6%

Tổng nguồn vốn 35.163 100% 39.712 100% 51.210 100% 47.281 100% 37.979 100%

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Ngân hàng MHB từ 2008 – 2012)

Năm 2008, tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động Tuy nhiên, với những nỗ lực và hướng đi riêng, cùng với việc đẩy mạnh phát triển mạng lưới và nâng cao chất lượng dịch vụ, MHB vẫn thu hút được một lượng lớn nguồn tiền gửi ổn định, phục vụ cho mục tiêu phát triển bền vững của ngân hàng. Bên cạnh đó, vốn vay và ủy thác đầu tư cũng không ngừng tăng, trong đó, nguồn vốn từ các dự án tài chính của World Bank, AFD, JBIC vẫn duy trì ổn định ở mức cao.

Năm 2009, rút kinh nghiệm từ thực tiễn khó khăn trong năm 2008, Hội đồng quản trị MHB đã đề ra những quyết sách phù hợp với hoạt động của MHB, từng bước thay đổi và đẩy mạnh cơ cấu lại hoạt động huy động vốn theo hướng an toàn, hiệu quả. Tính đến 31/12/2009, tổng nguồn vốn của MHB đạt trên 39.712 tỷ đồng, tăng 12,94% so với cùng kỳ năm 2008.

Năm 2010, MHB đã tạo ra được nhiều chuyển biến rất quan trọng, đặc biệt trong công tác huy động vốn, chẳng hạn như tăng tỷ trọng vốn huy động từ cá nhân, tổ chức kinh tế, duy trì hợp lý cơ cấu đầu tư và tính ổn định trong tăng trưởng, chủ động trong việc quản lý thanh khoản, xây dựng và cơ cấu lại danh mục sản phẩm. Nhờ có hướng đi phù hợp, trên cơ sở mạnh dạn thay đổi cơ cấu huy động vốn, bám

sát tín hiệu thị trường, tính đến cuối năm 2010, tổng nguồn vốn của Ngân hàng MHB đã đạt trên 51.350 tỷ đồng, tăng gần 30% so với cuối năm 2009.

Năm 2011, lạm phát lại có dấu hiệu tăng cao, tỉ giá ngoại tệ, vàng biến động mạnh và đứng ở mức cao. Thị trường có dấu hiệu căng thẳng thanh khoản, lãi suất huy động liên tục được đẩy lên mức cao, một số ngân hàng tìm cách vượt trần lãi suất gây nhiều xáo trộn cho hoạt động huy động vốn. Lúc này, cơ chế quản lý vốn hiện hành của MHB đã thể hiện rõ sự bất cập, các chi nhánh đua nhau huy động với lãi suất cao, kỳ hạn ngắn mà không quan tâm đến thanh khoản của toàn hệ thống. Lãi suất liên ngân hàng tăng cao, vay vốn của NHNN khó khăn đã làm cho tổng nguồn vốn năm 2011 của MHB giảm 7,6% so với năm 2010.

Vượt qua những khó khăn của năm 2011, bước sang năm 2012, MHB đã giảm vốn vay từ các tổ chức tín dụng khác và vay vốn từ Ngân hàng Nhà nước để nguồn vốn của ngân hàng phát triển bền vững và đảm bảo khả năng an toàn thanh khoản. Đồng thời, trong năm 2012, MHB là một trong số ít các ngân hàng tại Việt Nam tiếp tục nhận được sự tín nhiệm từ các định chế tài chính quốc tế như WB, AFD, ADB…Do vậy, tính đến 31/12/2012, mặc dù tổng nguồn vốn của MHB có giảm so với năm 2011, chỉ còn 37.980 tỉ đồng, tuy nhiên vẫn đạt 103% kế hoạch đề ra của Hội đồng quản trị.

2.3.2. Hoạt động đầu tư tín dụng

Do vốn điều lệ tương đối nhỏ, chỉ chiếm 5,9% tổng tài sản, trong khi số bình quân của 37 ngân hàng TMCP (không kể MHB) là 6,7% (năm 2010) nên nhằm giảm hệ số rủi ro cho danh mục tài sản, đảm bảo hệ số an toàn vốn (CAR), trong những năm trước đây, MHB chỉ dành 42% tổng tài sản cho hoạt động tín dụng, và dành tỷ trọng khá lớn cho hoạt động liên ngân hàng và đầu tư chứng khoán nợ (36%) . Tuy vậy, nhờ tăng vốn điều lệ từ 823,3 tỷ đồng lên 3.006,6 tỷ đồng trong năm 2010 và chiến lược chú trọng tăng trưởng huy động tiền gửi, MHB đã tạo ra tiền đề tốt cho tăng trưởng tín dụng, đưa hoạt động tín dụng trở thành hoạt động then chốt mang lại nguồn thu lớn cho ngân hàng.

Trong cơ cấu cho vay, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) là đối tượng khách hàng trọng tâm nên MHB đã chủ trương dành riêng một phần vốn chuyên để phục vụ các khách hàng này, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu, thu mua chế biến nông sản.

Bên cạnh đó, MHB cũng đã và đang khẳng định thế mạnh của mình đối với nhóm đối tượng khách hàng doanh nghiệp lớn sản xuất kinh doanh thuộc lĩnh vực nông nghiệp nông thôn và lĩnh vực đầu tư phát triển hạ tầng vùng nông thôn đồng thời duy trì tỷ trọng dư nợ ổn định đối với nhóm khách hàng cá nhân và hộ gia đình.

Bảng 2.2: Dư nợ cho vay của MHB qua các năm

Đvt: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012

Dư nợ cho vay 16.112 20.136 22.629 22.954 24.651

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Ngân hàng MHB từ 2008 – 2012)

Tại thời thời điểm 31/12/2008 tổng đầu tư đạt 23.640 tỷ đồng, tăng 14,5% so với đầu năm. Trong đó, dư nợ cho vay đạt 16.112 tỷ đồng, tăng 18,43% so với đầu năm. Sang năm 2009, nhờ đã mở rộng đầu tư, khai thác cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, xuất nhập khẩu những mặt hàng thiết yếu, tổng dư nợ cho vay đã tăng thêm 25% và đạt 20.136 tỷ đồng.

Trong các năm 2010 và 2011, MHB đã thực hiện chính sách tăng trưởng tín dụng bền vững chú trọng việc nâng cao chất lượng tín dụng nên tổng dư nợ cho vay toàn hệ thống năm 2010 chỉ tăng 12% so với năm 2009, năm 2011 chỉ tăng 1,44% so với năm 2010 nhưng kết quả đáng mừng là tỷ lệ nợ xấu của MHB chỉ chiếm tỷ trọng 1,9% (năm 2010) và 2,31% (năm 2011) tổng dư nợ.

Năm 2012, vẫn tiếp tục thực hiện theo những chính sách và mục tiêu đề ra, tổng dư nợ cho vay của MHB là 24.651 tỷ đồng, tăng 1.697 tỷ (tỷ lệ tăng 7,39%) so với năm 2011, đạt 98,76% kế hoạch năm 2012.

2.3.3. Các hoạt động dịch vụ khác

Các hoạt động dịch vụ ngày càng được Ban lãnh đạo MHB quan tâm đã góp phần quảng bá rộng rãi hình ảnh của MHB đến với khách hàng và đóng góp khoảng 15% tổng doanh thu của toàn hệ thống.

- Dịch vụ thanh toán trong nước: Hiện nay, hầu hết các chi nhánh của MHB đều kết nối trực tiếp với hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng (CITAD) giúp cho việc chuyển tiền của khách hàng nhanh chóng và hiệu quả hơn. Song song đó, nắm bắt được nhu cầu ngày càng tăng cao của khách hàng, MHB không ngừng phát triển các sản phẩm thanh toán của mình như: dịch vụ thu hộ tiền điện, thu ngân sách nhà nước, thu hộ cho các công ty tài chính, công ty chứng khoán và công ty xổ số kiến thiết… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Dịch vụ thanh toán quốc tế: Cùng với mạng lưới ngân hàng đại lý rộng, sản phẩm dịch vụ đa dạng, nguồn ngoại tệ dồi dào, tỷ giá cạnh tranh và luôn có các chính sách ưu đãi về phí dịch vụ thì doanh số thanh toán quốc tế của MHB luôn tăng đếu qua các năm. Cụ thể, năm 2010 tăng 26% so với năm 2009, các năm 2011 và 2012 đều tăng 25% so với năm trước đó.

- Dịch vụ thanh toán biên mậu: là kênh thanh toán đặc biệt bằng đồng Nhân dân tệ giữa Việt Nam và Trung Quốc đã được MHB triển khai thành công trong những năm qua. Với 7.200 tỷ VNĐ doanh số thanh toán biên mậu trong năm 2012, MHB hiện đang xếp vị trí thứ 3 về doanh số thanh toán tại khu vực biên giới phía Bắc.

- Dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union: Với tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng 40%, hoạt động chi trả kiều hối Western Union trong hệ thống MHB được đánh giá có tốc độ tăng trưởng rất tốt. Năm 2012, MHB đã vinh dự nhận được giải thưởng “Mạng lưới mở rộng nhanh nhất” (Fast expanding network) tại Hội nghị Western Union khu vực Châu Á Thái Bình Dương (Hội nghị APAC). Hiện nay, MHB có 225 điểm chi trả Western Union trong toàn hệ thống trải rộng khắp cả nước.

- Dịch vụ thẻ: MHB không ngừng gia tăng ngay các tiện ích thanh toán trên thẻ qua SMS/Mobile banking như: nạp tiền cho thuê bao di động trả trước, mua mã thẻ trả trước, thanh toán hóa đơn trả sau (thuê bao di động, cước Internet, vé máy bay, hóa đơn tiền điện,…), đồng thời triển khai thành công

dịch vụ ứng tiền mặt cho các chủ thẻ quốc tế Master Card, JCB, American Express, Dinner Clubs, UnionPay giao dịch tại tất cả ATM của MHB.

2.4. Chính sách quản lý Tài sản có – Tài sản nợ tại Ngân hàng MHB

Nhằm thực hiện tốt các mục tiêu đề ra trong việc quản lý TSC - TSN, ngày 15/06/2004 Hội đồng quản trị Ngân hàng MHB ban hành Quyết dịnh số 119/QĐ- HĐQT-TCCB về việc thành lập Hội đồng quản lý Tài sản có – Tài sản Nợ (gọi tắt là Hội đồng ALCO). Hội đồng ALCO có trách nhiệm giám sát, triển khai thực hiện các quy trình và chính sách quản lý TSC – TSN của Ngân hàng MHB. Tiếp theo đó, ngày 01/11/2012, Hội đồng quản trị Ngân hàng MHB ban hành Quyết dịnh số 41/QĐ-NHN quy định rõ Quy chế về tổ chức và hoạt động của Hội đồng ALCO.

2.4.1. Tổ chức bộ máy điều hành của Hội đồng ALCO

Điều hành Hội đồng ALCO là Chủ tịch Hội đồng. Giúp việc cho Hội đồng ALCO là Ban thư ký Hội đồng ALCO bao gồm các chuyên viên làm nhiệm vụ tổng hợp và phân tích thông tin, lập báo cáo và hỗ trợ Hội đồng ALCO trong việc đưa ra quyết định.

Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức của Hội đồng ALCO

Thường trực Hội đồng ALCO bao gồm: Chủ tịch Hội đồng ALCO, Phó Chủ tịch Hội đồng ALCO và Trưởng Ban Quản lý Nguồn vốn. Thường trực Hội đồng ALCO chịu trách nhiệm thay mặt Hội đồng ALCO giải quyết những vẫn đề phát sinh trong hoạt đồng hàng ngày liên quan đến chính sách quản lý TSC – TSN.

2.4.2. Chức năng của Hội đồng ALCO

2.4.2.1. Thực hiện chức năng Báo cáo quản trị TSC – TSN

- Xây dựng chính sách, quy trình quản lý TSC – TSN

- Hướng dẫn bộ phận chuyên trách xây dựng hệ thống Báo cáo hỗ trợ quản lý TSC – TSN nhằm cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời và chính các về mức độ rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản trong hệ thống để đưa ra quyết định kinh doanh.

- Mô phỏng danh mục TSC – TSN trên Bảng cân đối cơ sở nhằm đánh giá, phân tích và dự báo ảnh hưởng của các thay đổi trên thị trường tài chính, môi trường kinh doanh và các quy định pháp lý đến lợi nhuận, rủi ro và các chỉ tiêu quản trị của Ngân hàng.

- Thông qua chương trình hoạt động và Biên bản họp Hội đồng ALCO. - Giám sát và báo cáo về tình hình và hết quả thực hiện chiến lược và sách

lược quản lý TSC – TSN cho Hội đồng Quản trị và Tổng Giám đốc.

2.4.2.2. Quản lý tài sản

- Quản lý các tài sản trong Sổ Ngân hàng: phân bổ nguồn vốn của Ngân hàng cho các bộ phận kinh doanh, nhóm dịch vụ, sản phẩm nhằm đem lại mức lợi nhuận tối ưu, tương xứng với mực độ rủi ro và chi phí của các hoạt động đó.

- Xác định giá trị vốn tự có trong hiện tại và tương lai để đánh giá tính hiệu quả của mức tăng trưởng dự kiến, rủi ro lãi suất và chất lượng tài sản Có. - Đầu tư vốn nhằm đảm bảo cơ cấu và cấu trúc kỳ hạn của các tài sản trong

Bảng cân đối ở mức tối ưu theo chiến lược và sách lược TSC – TSN.

2.4.2.3. Chiến lược quản lý TSC – TSN (chiến lược ALM)

- Phân tích diễn biến và dự báo xu hướng lãi suất thị trường.

- Xây dựng các chiến lược dài hạn và sách lược ngắn hạn đối với TSC – TSN phù hợp với mục tiêu và chiến lược kinh doanh của Ngân hàng.

2.4.2.4. Quản lý thanh khoản và nhu cầu huy động vốn

- Xây dựng chính sách thanh khoản bao gồm các giới hạn mục tiêu đối với các chỉ số giữa danh mục Cho vay và Vốn huy động.

- Quản trị Rủi ro thanh khoản bao gồm Rủi ro thanh khoản Nguồn vốn và Rủi ro thanh khoản Tài sản.

- Đảm bảo tính đa dạng của nguồn vốn huy động

2.4.2.5. Quản trị rủi ro (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Xây dựng chính sách phòng ngừa rủi ro: bao gồm khẩu vị rủi ro, mức độ, giới hạn chấp nhận rủi ro.

- Đo lường và Quản trị rủi ro lãi suất.

- Thực hiện nghiệp vụ Phòng ngừa Rủi ro: đưa ra ý kiến về cấu trúc tối ưu của Bảng Cân đối, cân nhắc giữa lợi ích và chi phí nếu thực hiện hoạt động phòng ngừa rủi ro thông qua Tái cơ cấu Bảng cân đối và sử dụng các công cụ tài chính phái sinh.

- Thiết lập các phương án dự phòng thích hợp khi môi trường kinh doanh có những thay đổi về:

+ Mức độ và xu thế lãi suất khác nhau

+ Các sản phẩm cho vay, huy động và các thị trường tài chính liên quan + Điều lệ Ngân hàng

+ Chính sách tài khóa và tiền tệ của Chính phủ Việt Nam

2.4.2.6. Quản lý vốn nội bộ

- Thông qua chi phí vốn đối với toàn hệ thống

- Hướng dẫn xây dựng và Hệ thống điều chuyển vốn nội bộ (FTP) để áp dụng trong thời gian tới.

- Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn của các đơn vị kinh doanh.

2.4.3. Nhiệm vụ của Hội đồng ALCO

- Phân tích các báo cáo trạng thái thanh khoản, lãi suất hiện tại, dự báo xu hướng rủi ro thanh khoản và lãi suất trong tương lai; so sánh các giới hạn được đề ra trong chính sách rủi ro.

- Đánh giá lại các chính sách và quy trình quản lý TSC – TSN; đề xuất những thay đổi, điều chỉnh khi cần thiết.

- Xem xét tái định lãi suất, thời gian đáo hạn và cơ cấu phân bổ những khoản mục giá trị lớn thuộc TSC – TSN.

- Quyết định, theo dõi việc sử dụng các công cụ tài chính như biện pháp phòng ngừa rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất và các rủi ro khác.

- Chuẩn bị các tài liệu hướng dẫn liên quan đến kế hoạch xử lý tình trạng khẩn cấp để sử dụng trong trường hợp cần thiết.

- Đánh giá các sự kiện trong và ngoài nước có thể gây ảnh hưởng đến danh mục rủi ro của ngân hàng.

2.4.4. Tình hình thực hiện Chính sách quản lý Tài sản có – Tài sản nợ tại Ngân hàng MHB

2.4.4.1. Quản lý hoạt động huy động vốn

MHB định kỳ hàng quý xây dựng kế hoạch huy động vốn nhằm bảo đảm khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn, trong đó MHB chú trọng đến cơ cấu huy động vốn giữa các kỳ hạn phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn tại các kỳ hạn tương ứng nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn vốn huy động, thường xuyên xây dựng và thực hiện chính sách thu hút các nguồn vốn có chi phí thấp, các nguồn vốn tài trợ ủy thác…và một số chính sách khác theo từng thời kỳ.

Quản lý huy động vốn hiện tại của MHB còn rất nhiều bất cập. Hệ thống tin học chưa hỗ trợ công tác tính lãi suất đầu vào chính xác, cơ chế quản lý vốn phân tán buộc các chi nhánh phải tự tính và cân đối lãi suất đầu vào, lãi suất này chịu tác

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI.PDF (Trang 38)