Định hướng cơ bản để xây dựng cơ chế quản lý vốn của MHB trong tương

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI.PDF (Trang 59)

tương lai

Trên cơ sở phân tích những ưu khuyết điểm của cả hai cơ chế quản lý vốn tập trung và phân tán, một điều dễ nhận thấy là cơ chế quản lý vốn phi tập trung hiện đang được áp dụng tại MHB đã thể hiện rõ những bất cập của nó. Hoạt động của MHB nói riêng và của các NHTM tại Việt Nam hiện nay không còn chỉ dừng lại ở hoạt động huy động và cho vay, mà công tác nguồn vốn cũng đang dần khẳng định tầm quan trọng của nó trong hoạt động ngân hàng như các nước tiên tiến. Nếu muốn tăng lợi nhuận, giảm rủi ro và chi phí, MHB phải có một công cụ quản lý vốn hiện đại và năng động hơn. Mô hình quản lý vốn tập trung đòi hỏi mức chuyên môn cao hơn về nhiều yếu tố như: công nghệ, cơ sở vật chất, tổ chức… đồng thời mang lại hiệu quả cao hơn về quản lý vốn, tăng tính cạnh tranh và hiệu quả trong kinh doanh của các NHTM. Trong tương lai, MHB cần phải xây dựng được mô hình quản lý vốn nội bộ đảm bảo các tiêu chí sau:

- Cung cấp công cụ đảm bảo thanh khoản mạnh, linh hoạt và quản lý rủi ro lãi suất: Hệ thống FTP cho phép mua bán vốn khớp kỳ hạn và tính chất của giao dịch (sản phẩm, loại hình lãi suất, đối tượng khách hàng) để người quản lý có thể linh hoạt trong chính sách lãi suất và đưa ra các định hướng về kỳ hạn cho toàn hệ thống.

- Giảm bớt khối lượng công việc thủ công và rủi ro tác nghiệp: Chương trình phải được vận hành tự động, toàn bộ khối lượng công việc tính toán lãi điều hòa thủ công trước đây tại chi nhánh sẽ được thay thế bằng chương trình tính toán và hạch toán tự động. Nhờ đó, các rủi ro tác nghiệp trong quá trình tính toán được hạn chế tối đa.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động cho các bộ phận kinh doanh: chính sách giá FTP phải cân bằng được lợi ích và trách nhiệm của các đơn vị kinh doanh, tạo được động lực để các đơn vị mở rộng kinh doanh, nâng cao hiệu quả đảm bảo phát triển theo đúng định hướng của Ban lãnh đạo

- Thông tin báo cáo quản trị kịp thời: Hệ thống FTP với phần mềm FTP nội bộ cung cấp các báo cáo về cho vay, tiền gửi, lợi nhuận của đơn vị kinh doanh hàng ngày, giúp cho thông tin đến các lãnh đạo đơn vị kịp thời hơn, giảm thiểu thời gian thủ công tạo báo cáo, hạch toán… tiết kiệm thời gian dành cho việc phân tích và đề ra chiến lược kinh doanh, quan hệ khách hàng.

- Cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết phục vụ cho chính sách quản trị TSC- TSN của nhà quản trị. Ngoài ra, hệ thống cung cấp chức năng Dự tính và Vấn tin giúp các cán bộ tác nghiệp có thông tin về mua bán vốn của giao dịch trước khi thực hiện giao dịch, nhằm đưa ra quyết định tốt nhất.

- Hệ thống FTP không những được xây dựng theo thông lệ quốc tế mà còn phải dựa trên những đặc điểm của các NHTM tại Việt Nam nói chung và đặc trưng riêng của MHB.

Kết luận chương 2

Chương 2 nêu khái quát cơ chế quản lý vốn đang áp dụng tại MHB – đó là việc quản lý vốn nội bộ theo cơ chế phi tập trung, từ đó đưa ra một số các phân tích và nhận xét về những điểm hạn chế của cơ chế hiện tại. Cơ chế quản lý vốn phân tán phù hợp với những ngân hàng có quy mô nhỏ và riêng lẻ, phù hợp khi thị trường ít biến động và cơ chế này hiện nay đang được áp dụng tại nhiều NHTM ở Việt Nam. Với kinh nghiệm làm việc thực tế tại phòng nguồn vốn của chi nhánh của ngân hàng MHB, tôi nhận thấy việc quản lý vốn tại ngân hàng MHB mang tính chất bị động rất nhiều trước những biến đổi liên tục của thị trường. Vì vậy, việc chuyển đổi từ cơ chế quản lý vốn phân tán sang cơ chế FTP là hoàn toàn cần thiết cho hoạt động của ngân hàng. Trong chương 3 sẽ trình bày cụ thể những giải pháp để giúp MHB hoàn thiện hơn trong công tác quản lý vốn.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN TẬP TRUNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN NHÀ

ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI.PDF (Trang 59)