Nội dung cơ bản

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI.PDF (Trang 46)

Cơ chế quản lý vốn phân tán là cơ chế quản lý vốn được áp dụng hầu hết tại các NHTM tại Việt Nam, theo đó các chi nhánh thực hiện quản lý vốn độc lập thông qua hoạt động của Phòng Nguồn vốn tại từng chi nhánh. Các chi nhánh tự cân đối vốn trên cơ sở tuân thủ các qui định của ngành và của hệ thống về quản lý rủi ro, quản lý thanh khoản và dự trữ bắt buộc tại Ngân hàng nhà nước. Chi nhánh phải mở ít nhất một tài khoản tại Ngân hàng nhà nước địa phương và tại một Tổ chức tín

dụng khác (ví dụ: mở tài khoản ngoại tệ tại Vietcombank) để đáp ứng nhu cầu thanh khoản tức thời và an toàn vốn.

Tại mỗi chi nhánh đều có bảng Tổng kết tài sản cân bằng giữa tài sản Nợ và tài sản Có và các chi nhánh hoạt động như một ngân hàng độc lập, tự cân đối tài sản Có và tài sản Nợ, chỉ nhận hoặc gửi vốn về Hội sở trong trường hợp thiếu hụt hoặc dư thừa vì vậy mọi rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản và hiệu quả của việc sử dụng vốn đều do chi nhánh chịu trách nhiệm.

Cơ chế quản lý vốn phân tán chỉ áp dụng để quản lý việc điều chuyển vốn nội bộ giữa Hội sở với các chi nhánh. Cơ chế điều chuyển vốn giữa chi nhánh với các phòng giao dịch trực thuộc do chi nhánh tự quyết định, không có quy định thống nhất trong toàn hệ thống. Bên cạnh đó, các chi nhánh không được tự động luân chuyển vốn với nhau mà đều phải thông qua Hội sở.

Hình 2.3: Cơ chế quản lý vốn phi tập trung

Điều chuyển vốn nội bộ được hoạt động theo cơ chế nhận - gửi vốn điều hòa giữa Hội sở chính với các chi nhánh và áp dụng lãi suất điều chuyển vốn nội bộ.

Vốn điều hòa bao gồm:

- Vốn quay vòng: là nguồn vốn không kỳ hạn do Hội sở cấp cho các chi nhánh mới thành lập theo hạn mức nhất định trong một khoảng thời gian nhất định do Tổng giám đốc qui định. Nghĩa là các chi nhánh mới thành lập được phép nhận vốn rẻ hơn các chi nhánh khác. Trong trường hợp các chi nhánh có dư nguồn vốn nhưng không ổn định về mặt thời gian cũng có thể gửi vốn quay về với Hội sở.

HỘI SỞ Nhận vốn từ Hội sở Cho vay Huy động Chi nhánh A: Thiếu vốn Gửi vốn về Hội sở Cho vay Huy động Chi nhánh B: Thừa vốn

- Vốn có kỳ hạn: là nguồn vốn nhận/gửi theo kỳ hạn nhất định đã được thỏa thuận trước giữa Hội sở và các chi nhánh.

- Vốn thanh toán: là nguồn vốn dự trữ của các chi nhánh để đáp ứng cho nhu cầu chuyển tiền trong và ngoài hệ thống. Vốn thanh toán có thể có dư nợ hoặc dư có; trường hợp dư nợ (vốn thanh toán dương) chi nhánh cũng được hưởng lãi trên số dư này với lãi suất bằng lãi suất gửi vốn quay vòng; trường hợp dư có (vốn thanh toán âm) chi nhánh sẽ trả lãi thấu chi vốn thanh toán. Tuy nhiên, để hạn chế rủi ro thanh khoản cho toàn hệ thống thì Hội sở cũng chỉ cho phép chi nhánh được để âm vốn thanh toán trong một hạn mức nhất định, vượt hạn mức đó chi nhánh sẽ phải chịu lãi phạt rất cao.

Hiện tại, lãi suất điều chuyển vốn được phân chia theo từng kỳ hạn và do Tổng Giám đốc ban hành theo đề xuất của Hội đồng ALCO. Dưới đây là Bảng lãi suất nhận gửi - vốn điều hòa có hiệu lực từ 28/06/2013.

Bảng 2.3: Lãi suất nhận – gửi vốn điều hòa áp dụng trong hệ thống MHB

Kỳ hạn

VND (%/năm) USD (%/năm)

Gửi vốn về Hội sở Nhận vốn từ Hội sở Gửi vốn về Hội sở Nhận vốn từ Hội sở 1. Vốn quay vòng 7,50 9,00 2,00 3,00 2. Vốn có kỳ hạn 01 tháng 8,00 10,00 2,50 4,00 02 tháng 03 tháng 06 tháng 8,50 09 tháng Không điều vốn 12 tháng 18 tháng

Lãi suất thỏa thuận

Không điều vốn

Lãi suất thỏa thuận 24 tháng

36 tháng

Số dư nhận vốn điều hòa bao gồm tất cả các khoản vốn chi nhánh nhận từ Hội sở ngoại trừ các khoản nhận vốn để mua sắm tài sản cố định và xây dựng cơ bản dở

dang. Số dư gửi vốn điều hòa bao gồm tất cả các khoản vốn chi nhánh gửi về Hội sở. Một chi nhánh có thể vừa có số dư nhận vốn điều hòa vừa có số dư gửi vốn điều hòa với Hội sở.

Chi nhánh nhận vốn là chi nhánh có số dư nhận vốn điều hòa lớn hơn số dư gửi vốn điều hoà tại cùng một thời điểm. Chi nhánh gửi vốn là chi nhánh có số dư gửi vốn điều hoà cao hơn số dư nhận vốn điều hòa tại cùng một thời điểm.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI.PDF (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)