Các mô hình quản lý vốn tập trung

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI.PDF (Trang 25)

1.2.2.1. Một số hệ thống quản lý vốn tập trung theo thông lệ quốc tế

Theo thông lệ trên thế giới, có 3 phương pháp định giá điều chuyển vốn:

- Phương pháp thứ nhất (single pool method): xác định một giá mua duy nhất cho các giao dịch huy động vốn và một giá bán duy nhất cho các giao dịch sử dụng vốn, không quan tâm đến kỳ hạn. Cách này đơn giản nhưng lại không phản ảnh đúng lợi nhuận của đơn vị so với rủi ro về thanh khoản và LS của các khoản huy động và cho vay.

- Phương pháp thứ hai (multiple pool method): chia số dư theo một số kỳ hạn nhất định ví dụ 1 tháng, 2 tháng… Cách này sẽ gom tất cả các khoản huy động vốn có cùng kỳ hạn vào một nhóm (pool method) và áp giá theo

kỳ hạn cho tổng số dư của kỳ hạn đó, không tính đến các tính chất khác của giao dịch như sản phẩm, khách hàng... Do vậy, cách thứ hai tuy đã khớp kỳ hạn nhưng cũng vẫn chưa phân biệt được các sản phẩm có tính chất khác nhau ngoài kỳ hạn như đối tượng khách hàng, phương thức xác định lãi suất (thả nổi, cố định)…

- Phương pháp thứ ba: mua bán vốn khớp kỳ hạn đến cấp giao dịch (matched maturity method): Với yêu cầu kinh doanh ngày càng phải phát triển nhiều sản phẩm huy động vốn và tín dụng đa dạng, công tác điều chuyển vốn nội bộ cũng được phát triển lên một bước hiện đại hơn là mua bán khớp theo tính chất giao dịch. Ví dụ tiền gửi của dân cư sẽ có giá mua vốn khác với tiền gửi của Định chế tài chính do thanh khoản của hai sản phẩm huy động vốn này khác nhau.

1.2.2.2. Mô hình chung của các NHTM Việt Nam

Hình 1.1: Mô hình FTP tại các NHTM hiện nay

Hình 1.1 trình bày tổng quan về quy trình FTP đang được áp dụng tại một số NHTM Việt Nam hiện nay. Trong mô hình, trung tâm quản lý vốn sẽ “mua” vốn từ các bộ phận tạo TSN và “bán” vốn cho các bộ phận tạo TSC (có nhu cầu vốn) của ngân hàng. Trung tâm quản lý vốn này tiến hành mua và bán vốn theo những mức lãi suất phù hợp với những đặc điểm về định giá lại của TSC đã đầu tư hoặc TSN đã mua, qua đó cân đối vốn cho mỗi giao dịch. Trong trường hợp thừa hoặc thiếu vốn, trung tâm quản lý vốn sẽ giải quyết trên thị trường tiền tệ. Theo cách này, mọi tác động của rủi ro chênh lệch lãi suất sẽ được tập trung vào bộ phận quản lý vốn và từng đơn vị kinh doanh sẽ tập trung vào xử lý rủi ro tín dụng của bộ phận mình.

Chênh lệch lãi suất thuần của bộ phận tạo TSC (ví dụ: cho vay) phản ánh mức chênh lệch giữa lãi suất họ thu của khách hàng trên tổng dư nợ (trừ đi dự phòng rủi ro tín dụng) với chi phí điều chuyển vốn họ phải trả cho bộ phận quản lý vốn. Ngược lại, chênh lệch lãi suất thuần của bộ phận tạo TSN là mức chênh giữa lãi suất họ phải trả cho khách hàng tính trên tổng dư nợ huy động với thu nhập điều chuyển vốn họ nhận được từ trung tâm quản lý vốn.

Thu nhập lãi suất thuần của trung tâm quản lý vốn là phần còn lại giữa phần thu về và phần trả ra cho các bộ phận khác trong ngân hàng. Nó cũng bao gồm các giao dịch mua vốn hoặc bán vốn trên thị trường tiền tệ. Những giao dịch này không nhất thiết phải bù đắp chính xác số lỗ hoặc lãi trong điều chuyển (kinh doanh) vốn với các bộ phận kinh doanh trong ngân hàng. Kết quả thuần của trung tâm quản lý vốn phản ánh tổng mức rủi ro lãi suất mà ngân hàng sẵn sàng chấp nhận, dựa theo kỳ vọng về biến động lãi suất trong tương lai mà trung tâm đưa ra.

Các mức lãi suất FTP sẽ do bộ phận quản lý vốn tính toán xác định. Bộ phận quản lý vốn thường hiểu rõ những giá trị thị trường (hay chi phí cơ hội) của vốn. Do vậy, bộ phận này có trách nhiệm xác định tỷ suất lãi FTP và tỷ suất thu nhập FTP. Tuy nhiên, việc định giá vốn điều chuyển phải được Hội đồng ALCO rà soát lại định kỳ xem nó có được xác định chính xác hay không.

Các mức lãi suất FTP áp dụng phải giúp các bộ phận kinh doanh trong ngân hàng tránh được rủi ro chênh lệch. Rủi ro chênh lệch phải được định giá tập trung và quản lý bởi bộ phận quản lý vốn. Các bộ phận kinh doanh phải nhận được/trả phần thu nhập FTP/chi phí FTP phản ánh được giá trị kỳ hạn của vốn. Các mức lãi suất phải được lựa chọn từ đường cong lợi suất FTP để phù hợp với kỳ hạn tái định giá của các TSC bị tính phí hoặc các TSN được trả phí. Bộ phận quản lý vốn sẽ đưa ra đường cong lợi suất FTP của mình. Các mục hạch toán trong bảng cân đối kế toán trong kỳ hạn của đường cong lợi suất sẽ được định giá theo mức lãi suất tương ứng với kỳ hạn tái định giá của nó.

Việc định giá vốn sử dụng đầu tư và vốn huy động được phải bám sát nguyên lý trùng hợp thời gian đáo hạn (thời hạn tái định giá hoặc kỳ hạn) đảm bảo có lãi. Việc

định giá phải phản ánh được đường cong lợi suất và các mức lãi suất mà ngân hàng có được (hoặc phải trả) trên thị trường. Việc sử dụng các mức lãi suất tham chiếu cụ thể phi ngân hàng sẽ làm việc định giá không còn chính xác. Nó cũng ngăn cản việc tính toán được giá trị thực sự của chi phí cơ hội đối với ngân hàng khi tạo ra một TSC hay một TSN.

Một số ngân hàng hạch toán các khoản phải thu và các khoản phải trả giữa các đơn vị kinh doanh với trung tâm quản lý vốn nhằm làm bảng cân đối tài sản của những đơn vị ấy thực sự cân đối. Sau đó, ngân hàng sẽ tính giá điều chuyển các khoản phải thu/khoản phải trả để xác định tổng chi phí điều chuyển vốn hoặc thu nhập điều chuyển vốn của một đơn vị kinh doanh. Phương pháp này không nên áp dụng, vì nó làm ngân hàng không thể áp dụng phương pháp định giá theo nhóm TSN và TSC căn cứ theo kỳ hạn tái định giá - phương pháp tiên tiến và tinh vi hơn.

Hơn nữa, thu nhập của các đơn vị kinh doanh được phân bổ vào bộ phận quản lý tài chính. Các khoản thu này không phải là nguồn tái cấp vốn. Không có lợi nhuận giữ lại trong các đơn vị kinh doanh. Phần cấp vốn cho các đơn vị kinh doanh từ nguồn vốn tự có sẽ được xác định bằng công thức phân bổ vốn trong ngân hàng.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI.PDF (Trang 25)