Các đơn vị kinh doanh

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI.PDF (Trang 82)

Cử các cán bộ tham gia các lớp tập huấn do Hội sở tổ chức, những người này phải có đủ năng lực, trình độ và khả năng tiếp thu những yêu cầu căn bản của quá trình chuyển đổi để việc thực hiện tại đơn vị đạt được kết quả chính xác;

Thực hiện việc chuyển đổi cơ chế quản lý vốn đảm bảo tuân thủ đúng thời gian và quy trình của Hội sở;

Trong thời gian đầu triển khai cơ chế mới, các đơn vị phải kịp thời báo cáo lên Hội sở mọi vướng mắc phát sinh để phối hợp giải quyết, định kỳ báo cáo Tổng kết đánh giá kết quả triển khai ứng dụng cơ chế mới.

Căn cứ các kế hoạch kinh doanh, các chỉ tiêu cùng các hạn mức giới hạn được giao từ Hội sở, tổ chức thực hiện và kiểm soát kết quả giao dịch vốn nội vộ của đơn vị, đảm bảo tuân thủ các quy định của hệ thống.

Kết luận chương 3

Một hệ thống FTP được xây dựng tốt sẽ giúp ngân hàng xác định được, định giá được và quản lý rủi ro về lãi suất, đưa ra những động lực phù hợp cho các chi nhánh, đồng thời nhận diện được tác động của chuyển giao rủi ro lãi suất trong bộ phận cân đối nguồn vốn. Chương 3 đề xuất việc xây dựng một hệ thống định giá vốn điều chuyển nội bộ FTP tại MHB dựa trên các nguyên tắc cơ bản như: tất cả các mục trong bảng cân đối kế toán đều phải được định giá vốn điều chuyển; các mức lãi suất FTP do bộ phận quản lý vốn tính toán xác định bởi đây là bộ phận hiểu rõ những giá trị thị trường (hay chi phí cơ hội) của vốn. Đó những giải pháp cơ bản để chuyển đổi cơ chế quản lý vốn tại MHB từ phân tán sang tập trung. Có thể nói MHB sẽ xây dựng được cơ chế quản lý vốn hiệu quả giúp cho các nhà quản trị ngân hàng nâng cao thêm năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động nếu như các giải pháp trên được triển khai kịp thời trong thời gian gần nhất.

KẾT LUẬN

Trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế nói chung, các hoạt động tài chính nói riêng, việc ứng dụng các mô hình điều chuyển vốn tập trung theo cơ chế mới, đang diễn ra rất mới mẽ, thực tế xuất hiện rất nhiều vấn đề mới cần được nghiên cứu và triển khai cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn và thông lệ quốc tế. Việc nghiên cứu, áp dụng, triển khai mô hình điều chuyển vốn tập trung theo cơ chế mới, tại ngân hàng MHB là vấn đề quan trọng và cấp thiết nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, đảm bảo an toàn về vốn và tạo điều kiện để MHB tồn tại và phát triển trong môi trường kinh tế cạnh tranh cao. Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu, phạm vi nghiên cứu của đề này đã hoàn thành được một số nhiệm vụ đặt ra:

- Nêu lên một số luận chứng khoa học về mặt lý luận nhằm góp phần làm sang tỏ hơn về cơ sở lý luận cho phát triển mô hình điều chuyển vốn tập trung theo cơ chế mới.

- Nghiên cứu tổng quát bối cảnh kinh tế xã hội, tình hình kinh doanh của ngân hàng MHB, cũng như đánh giá việc triển khai áp dụng mô hình điều chuyển vốn tập trung theo cơ chế mới, qua đó chỉ ra các thành tựu, hạn chế nguyên nhân và các thách thức cho việc triển khai mô hình điều chuyển vốn tập trung theo cơ chế mới tại MHB.

- Nêu ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện mô hình điều chuyển vốn tập trung theo cơ chế mới, giúp MHB triển khai áp dụng thành công và giải quyết những bế tắt trong công tác thực tế.

Do có một số giới hạn về thời gian, đối tượng nghiên cứu và kinh nghiệm thực tế cả bản thân nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế nhất định. Để các nội dung trên triển khai khả thi trong thực tiễn, đề tài rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp để hoàn thiện theo mục tiêu nghiên cứu đề ra.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đoàn Thị Hải Yến, 2009. Kiểm soát vốn theo cơ chế quản lý vốn tập trung tại BIDV Việt Nam - Chi nhánh Nam Kỳ Khởi Nghĩa TP.HCM. <http://www.lhu.edu.vn/54/5857/>.

2. Mã Thành Tân, 2010. Bàn về Hệ thống Định giá điều chuyển vốn FTP. <http://www.vietinbank.vn/web/home/vn/research/10/101123.html>.

3. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, 2007. Cơ chế định giá chuyển vốn nội bộ.

4. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, 2007. Cơ chế quản lý vốn tập trung.

5. Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam, 2008. Quy định về điều chuyển vốn nội bộ trong hệ thống Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam.

6. Ngân hàng TMCP Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long, 2010. Quy định về việc nhận, gửi vốn điều hòa trong trong hệ thống Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long

7. Ngân hàng TMCP Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long, 2012. Quy chế về tổ chức và hoạt động của Hội đồng ALCO.

8. Ngân hàng TMCP Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long, 2013. Quy định về mức phí nhận, gửi vốn điều hòa trong hệ thống.

9. Ngân hàng TMCP Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long. Báo cáo tổng kết từ năm 2008 – 2012.

10. Ngân hàng TMCP Phương Đông, 2012. Quyết định về việc ban hành quy định quản lý vốn nội bộ trong hệ thống OCB.

11. Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam, 2011. Quyết định ban hành quy chế về hoạt động điều chuyển vốn theo cơ chế quản lý vốn tập trung.

12. Nguyễn Anh Tuấn, 2011. Công cụ định giá vốn điều chuyển. <http://www.vnba.org.vn/?option=com_content&view=article&id=1623&cati d=43&Itemid=90>.

13. Phan Thị Hoàng Yến, 2012. Định giá điều chuyển vốn nội bộ công cụ mới trong quản trị tài sản – nợ tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí khoa học và đào tạo Ngân hàng, số 121, trang 29-33.

14. Phòng Kế hoạch & Hỗ trợ ALCO – Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, 2011. VietinBank đổi mới cơ chế điều chuyển vốn nội bộ. <http://www.vnba.org.vn/index.php?option=com_content&view=article&id= 1040:vietinbank-i-mi-c-ch-iu-chuyn-vn-ni-b-&catid=35:tin-tai-chinh-ngan- hang&Itemid=55>.

15. Trần Huy Hoàng, 2011. Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Lao động xã hội.

16. Trương Võ Kim Ngân, 2008. Cơ chế quản lý vốn tập trung tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

PHỤ LỤC 1: MÔ TẢ CÁC KHOẢN MỤC MUA BÁN VỐN

STT KHOẢN MỤC KỲ HẠN

TÀI SẢN CÓ (ĐVKD mua vốn, HS bán vốn)

1 Tiền mặt tồn quỹ, vàng, kim loại quý, đá quý, chứng từ có giá (được coi

như tiền mặt) O/N

2 Tiền gửi tại Ngân hàng nhà nước, tiền gửi thanh toán tại các Tổ chức Tín

dụng khác trong và ngoài nước O/N

3 Tài sản cố định 12 tháng

4 Hao mòn tài sản cố định (ghi số âm – tính giảm giá trị mua vốn của ĐVKD) 12 tháng

6 Tạm ứng xây dựng cơ bản, mua sắm và sửa chữa tài sản cố định 12 tháng

7 Cho vay

Theo kỳ hạn điều chỉnh

LS của khoản vay 8 Dự phòng rủi ro tín dụng (ghi số âm – tính giảm giá trị mua vốn của ĐVKD 1 tháng

9 Tài sản có khác (Lãi, phí phải thu; Các khoản phải thu khác) O/N

10 Trạng thái ngoại hối âm O/N

TÀI SẢN NỢ (ĐVKD bán vốn, HS mua vốn)

1 Vốn huy động không kỳ hạn O/N

2 Vốn huy động có kỳ hạn Theo kỳ hạn

thực tế

3 Tài sản nợ khác (Lãi, phí phải trả; Các khoản phải trả khác) O/N

PHỤ LỤC 2: ĐỊNH NGHĨA CÁC KỲ HẠN ĐIỀU CHUYỂN VỐN STT KỲ HẠN SỐ NGÀY 1 O/N Từ 1 → 3 ngày 2 1 tuần Từ 4 → 9 ngày 3 2 tuần Từ 10 → 15 ngày 4 3 tuần Từ 16 → 21 ngày 5 1 tháng Từ 22 → 45 ngày 6 2 tháng Từ 46 → 75 ngày 7 3 tháng Từ 76 → 105 ngày 8 4 tháng Từ 106 → 135 ngày 9 5 tháng Từ 136 → 165 ngày 10 6 tháng Từ 166 → 195 ngày 11 7 tháng Từ 196 → 225 ngày 12 8 tháng Từ 226 → 255 ngày 13 9 tháng Từ 256 → 285 ngày 14 10 tháng Từ 286 → 315 ngày 15 11 tháng Từ 316 → 345 ngày 16 12 tháng Từ 346 → 375 ngày 17 13 tháng Từ 376 → 450 ngày 18 13 tháng Từ 376 → 450 ngày 19 18 tháng Từ 450 → 630 ngày 20 24 tháng Từ 631 → 900 ngày 21 36 tháng Từ 901 → 1096 ngày

22 Trên 36 tháng Từ 1097 ngày trở lên

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI.PDF (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)