Qua việc nghiên cứu cơ chế quản lý vốn tập trung tại một số NHTM, có thể nhận thấy mặc dù các NHTM trên có thời gian triển khai cũng như quy trình thực hiện cơ chế quản lý vốn tập trung khác nhau nhưng nhìn chung cũng dựa trên những nguyên tắc chính như sau:
- Hội sở (Trung tâm quản lý vốn) sẽ xác định kỳ hạn và giá điều chuyển vốn đối với từng khoản mục trên bảng cân đối kế toán để thực hiện mua hoặc bán vốn với đơn vị kinh doanh.
- Mỗi kỳ hạn, mỗi loại tiền niêm yết có một mức giá điều chuyển vốn khác nhau
- Giá mua vốn và bán vốn có thể bằng nhau hoặc khác nhau tùy theo chính sách của từng NHTM nhưng đều được tính toán nhằm đảm bảo:
+ Thể hiện được chi phí vốn thực tế; + Ưu tiên cho các nguồn vốn rẻ;
+ Phù hợp với cấu trúc vốn của toàn hệ thống;
+ Bù đắp hợp lý cho rủi ro tín dụng và các chi phí khác (dự trữ bắt buộc, bảo hiểm tiền gửi…);
+ Đảm bảo có lợi nhuận cho đơn vị kinh doanh.
- Định kỳ, Hội sở sẽ tính toán chi phí FTP hoặc thu nhập FTP của từng đơn vị kinh doanh nhằm xác định mức đóng góp vào kết quả kinh doanh của toàn hệ thống, qua đó đánh giá hiệu quả hoạt động của đơn vị kinh doanh trong kỳ để có những điều chỉnh phù hợp.
Kết luận chương 1
Chương 1 trình bày một cách tổng quan về Quản trị tài sản Có - tài sản Nợ vì lý thuyết quản lý TSC – TSN là lý thuyết cơ bản trong cơ chế quản lý của các NHTM dù là ở Việt Nam hay trên thế giới. Trong chiến lược quản ký TSC – TSN của NHTM thì cơ chế quản lý vốn nội bộ là một nội dung quan trọng. Do vậy, chương 1 cũng trình bày sơ lược về Cơ chế quản lý vốn tập trung với những ưu điểm nổi bật như giảm thiểu tối đa chi phí sử dụng vốn và rủi ro điều hành vốn. Bên cạnh đó, chương 1 cũng nghiên cứu sơ lược về Cơ chế quản lý vốn tập trung đang áp dụng cụ thể tại một số NHTM. Từ đó khẳng định tính cần thiết của việc ứng dụng Cơ chế quản lý vốn tập trung vào hoạt động quản trị nguồn vốn của các ngân hàng thương mại. Dựa trên những tham khảo đó, chương 2 sẽ bắt đầu đi vào nghiên cứu cơ chế quản lý vốn hiện tại đang áp dụng tại Ngân hàng MHB, phân tích lợi ích và hạn chế của cơ chế này, để từ đó đề xuất góp ý để hoàn thiện trong chương 3.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG