Nguyên tắc tính lãi

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI.PDF (Trang 50)

- Mỗi loại vốn, mỗi loại tiền và mỗi loại kỳ hạn niêm yết có một mức lãi suất nhận, gửi vốn riêng.

- Cơ sở tính lãi: Tính lãi theo ngày thực tế trên cơ sở một năm có 360 ngày. - Kỳ tính lãi: Kỳ tính lãi trong tháng bắt đầu từ ngày 25 của tháng trước tới

hết ngày 24 của tháng sau. Nếu ngày 24 của tháng trùng với ngày thứ 7, chủ nhật hoặc ngày ngân hàng không làm việc thì kỳ tính lãi sẽ được kéo dài tới ngày làm việc tiếp theo. Kỳ tính lãi cuối cùng của năm tài chính sẽ được tính đến hết ngày 31/12.

- Số ngày tính lãi của từng hợp đồng nhận hoặc gửi vốn được tính theo số ngày thực tế của hợp đồng đó trong kỳ tính lãi. Nếu hợp đồng tất toán trước hạn, số ngày tính lãi trong kỳ là số ngày thực tế từ đầu kỳ tính lãi đến ngày tất toán hợp đồng.

- Số tiền lãi:

+ Đối với vốn quay vòng và vốn thanh toán: tính lãi theo số dư hàng ngày theo công thức:

+ Đối với vốn có kỳ hạn: tính cho từng hợp đồng và theo công thức:

Số tiền lãi = Số dư thực tế × LS × Số ngày lãi / 360 (2.4)

+ Đối với trường hợp chi nhánh không trả vốn điều hòa đúng hạn sẽ phải chịu mức phí chậm trả như sau:

Số tiền phạt = Số tiền chậm trả × LS × 150% × Số ngày chậm trả / 360 (2.5) - Phương thức trả lãi, thu lãi: Tiền lãi được trả một lần tại một ngày trong

tháng sau khi kết thúc kỳ tính lãi và được hạch toán tập trung tại Hội sở. Bảng tính lãi sẽ được gửi tới các chi nhánh để theo dõi. Vào ngày hạch toán lãi, hội sở sẽ báo nợ (thu lãi) hoặc báo có (trả lãi) cho từng chi nhánh trên cơ sở bù trừ giữa số tiền lãi phải thu và phải trả của toàn bộ các hợp đồng mà chi nhánh đã nhận/gửi với Hội sở trong kỳ.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI.PDF (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)