Định hướng công cụ quản lý vốn của MHB trong tương lai

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI.PDF (Trang 54)

2.6.1. So sánh cơ chế quản lý vốn phân tán và tập trung

Bảng 2.4: So sánh cơ chế quản lý vốn phân tán và tập trung Chỉ tiêu Cơ chế quản lý vốn phân tán Cơ chế quản lý vốn tập trung Nguyên

tắc thực hiện

Hoạt động theo cơ chế “nhận - gửi” vốn.

Hoạt động theo cơ chế “mua - bán” vốn.

Có bảng Tổng kết tài sản, cân đối TSC – TSN độc lập từng chi nhánh trong hệ thống.

Bảng tổng kết tài sản tại chi nhánh chỉ phản ánh số huy động và dư nợ thực tế của từng chi nhánh.

Mỗi chi nhánh hoạt động như một ngân hàng độc lập, tự cân đối TSC – TSN.

Tập trung quản lý toàn hệ thống, tất cả các khoản mục trên bảng cân đối của chi nhánh đều được tập trung về HS. Mỗi chi nhánh tự chịu trách nhiệm về

các rủi ro lãi suất, kỳ hạn, thanh khoản.

Tập trung rủi ro lãi suất, rủi ro về kỳ hạn, rủi ro thanh khoản về Hội sở. Điều chuyển vốn với HS dựa trên

phần chênh lệch TSC – TSN.

HS mua - bán toàn bộ TSC-TSN của chi nhánh.

Áp dụng lãi suất điều chuyển vốn trên phần chênh lệch.

Giá chuyển vốn là công cụ hiệu quả cho hoạt động điều hành vốn của HS.

Đặc điểm

Quản lý vốn phân tán gây lãng phí về nhân lực, chi phí, tăng nguy cơ rủi ro cao.

Quản lý vốn tập trung, sử dụng có hiệu quả một cách tập trung TSC-TSN của toàn hệ thống.

Các chi nhánh cân đối vốn độc lập dẫn đến toàn hệ thống không tận dụng được những chi phí cơ hội tiếp cận nguồn vốn giá rẻ của toàn hệ thống.

Vốn được chuyển từ chi nhánh thừa sang thiếu, tận dụng được tối đa nguồn vốn dư thừa và bù đắp thiếu hụt vốn tạm thời cho toàn hệ thống.

Chi nhánh không có cơ chế kiểm soát kết quả hoạt động kinh doanh riêng, làm tăng rủi ro cao.

Cơ chế định giá chuyển vốn là công cụ thực hiện các chính sách tài chính cho toàn hệ thống đồng thời là cơ sở đánh giá hiệu quả hoạt động trong kỳ của từng chi nhánh.

Kết quả hoạt động kinh doanh tổng kết vào cuối năm không phản ánh chính xác năng lực hoạt động của các chi nhánh.

Kết quả kinh doanh được tổng hợp thường xuyên thông qua các báo cáo, phản ảnh chính xác hiệu quả kinh doanh của từng chi nhánh.

Đánh giá mức độ đóng góp của chi nhánh vào kết quả chung của toàn hệ thống chưa chính xác.

Đánh giá chính xác mức độ đóng góp của từng chi nhánh thông qua việc định giá chung cho toàn hệ thống.

2.6.2. Ví dụ minh họa về tác động của công cụ FTP trong phân tích hiệu quả bộ phận kinh doanh bộ phận kinh doanh

Giả sử một ngân hàng được chia thành hai bộ phận là khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân. Ở hầu hết các ngân hàng đều xảy ra hiện tượng báo cáo doanh số và lợi nhuận của bộ phận khách hàng doanh nghiệp đều cao hơn bộ phận khách hàng cá nhân, do một dự án của một khách hàng doanh nghiệp có thể lên tới hàng trăm tỷ đồng trong khi hoạt động tín dụng cá nhân thường chỉ ở mức một vài tỷ đồng. Và như vậy, hầu như các ngân hàng tập trung nguồn lực chủ yếu phục vụ cho khách hàng doanh nghiệp trong khi không chú trọng khách hàng cá nhân. Việc đánh giá hiệu quả ở đây chủ yếu căn cứ vào số liệu tài chính phản ánh trên hệ thống tài khoản sổ cái và báo cáo thu nhập chi phí mà không tính toán được một cách thực tế khu vực nào đóng góp bao nhiêu vào tổng lợi nhuận của ngân hàng.

2.6.2.1. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh khi chưa thực hiện FTP

- Các giả định mang tính tổng quát cho mô hình:

+ Ngân hàng chỉ có hai bộ phận kinh doanh là khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân.

+ Mô hình này không tính đến các yếu tố rủi ro và mặc định nếu có thì đã được phản ánh vào lãi suất.

+ Khách hàng doanh nghiệp chỉ gửi tiền gửi không kỳ hạn; khách hàng cá nhân chỉ gửi tiền gửi tiết kiệm (có kỳ hạn).

+ Cả hai đối tượng khách hàng đều vay vốn kinh doanh. Vì khách hàng doanh nghiệp có xu hướng vay vốn thương mại ngắn hạn nên số dư lớn hơn và lãi suất thấp hơn các khoản cho vay tiêu dùng.

- Kết quả:

Bảng 2.5: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh không có mô hình FTP

Đơn vị tính: triệu đồng Mục KH doanh nghiệp LS áp dụng cho KH doanh nghiệp KH cá nhân LS áp dụng cho KH cá nhân Tổng cộng Tài sản có

Cho vay thương mại 80.000 10% 80.000

Cho vay tiêu dùng 40.000 14% 40.000

Tổng tài sản có 80.000 40.000 120.000

Tài sản Nợ

Tiền gửi không kỳ hạn 50.000 0% 50.000

Tiền gửi có kỳ hạn 70.000 5% 70.000

Tổng tài sản nợ 50.000 120.000

Thu nhập từ lãi 8.000 5.600 13.600

Chi phí lãi (3.500) (3.500)

Thu nhập thuần từ lãi 8.000 2.100 10.100

- Kết luận theo phân tích: Bộ phận khách hàng doanh nghiệp làm ra tuyệt đối nhiều lợi nhuận hơn bộ phận khách hàng cá nhân. Do vậy, ngân hàng cần tập trung nguồn lực cho bộ phận khách hàng doanh nghiệp.

2.6.2.2. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh khi thực hiện FTP

- Các giả định mang tính tổng quát cho mô hình:

+ Toàn bộ tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng doanh nghiệp và tiền gửi có kỳ hạn của khách hàng cá nhân đều phải chuyển về bộ phận nguồn quỹ nội bộ. Khi chuyển về, bộ phận quản lý vốn nội bộ sẽ phải trả lãi cho bộ phận khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân.

+ Lãi suất FTP đảm bảo thấp hơn lãi suất cho vay tín dụng và cao hơn lãi suất tiền gửi. Đường cong tỷ suất FTP là đường cong phụ thuộc vào kỳ hạn.

- Kết quả:

Bảng 2.6: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh có sử dụng công cụ FTP

Đơn vị tính: triệu đồng Mục KH doanh nghiệp Lãi suất FTP KH cá nhân Lãi suất FTP Quản lý vốn nội bộ Tổng cộng Thu nhập từ lãi 8.000 10% 5.600 14% 13.600 Chi phí nhận vốn FTP (6.400) 8% (2.800) 7% 9.200 (Chênh lệch) 1.600 2.800 9.200 13.600 Chi phí lãi 0% (3.500) 5% (3.500) TN chuyển vốn FTP 3.000 6% 4.550 6.5% (7.550) (Chênh lệch) 3.000 1.050 (7.550) (3.500)

Thu nhập lãi thuần 4.600 3.850 1.650 10.100

- Kết luận theo phân tích:

+ Lợi nhuận bộ phận khách hàng doanh nghiệp làm ra không chênh lệch nhiều so với lợi nhuận bộ phận khách hàng cá nhân làm ra. Do vậy, quyết định phân bổ nguồn lực phải tương ứng.

+ Tổng lợi nhuận của ngân hàng không thay đổi nhưng bộ phận Quản lý vốn nội bộ cũng là bộ phận tạo ra lợi nhuận do thực hiện nghiệp vụ quản lý rủi ro lãi suất. Rủi ro lãi suất được chuyển từ bộ phận không có chuyên môn quản lý rủi ro lãi suất là khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân sang bộ phận chuyên nghiệp là Quản lý vốn nội bộ.

2.6.3. Điều kiện để NHTM Việt Nam áp dụng cơ chế quản lý vốn tập trung

Để có thể vận dụng công cụ này, các NHTM Việt Nam cần đáp ứng các điều kiện sau:

Thứ nhất, về định hướng hoạt động kinh doanh, mô hình quản lý: Định hướng hoạt động kinh doanh của NHTM cần hướng tới thông lệ quốc tế. Theo đó, các NHTM cần xác định rõ mục đích của hệ thống định giá điều chuyển vốn nội bộ trong hệ thống ngân hàng mình. Hệ thống này phù hợp với mô hình quản lý tập trung, các chi nhánh được coi như các đơn vị cân bằng.

Thứ hai, về công nghệ thông tin:

- Trung tâm Công nghệ thông tin cần phải xây dụng, nâng cấp, vận hành tốt phần mềm hệ thông định giá điều chuyển vốn nội bộ, phối hợp với các phòng ban có liên quan để giám sát, kịp thời phát hiện và đề xuất các biện pháp xử lý đối với những trường hợp xảy ra có nguyên nhân từ rủi ro tác nghiệp dẫn đến sai lệch giá mua bán vốn điều chuyển nội bộ.

- Ứng dụng chương trình hiện đại hóa để mã hóa sản phẩm dịch vụ phải tuân theo nguyên tác nhất định, đảm bảo cho việc nhập dữ liệu và quản lý dữ liệu chính xác.

Thứ ba, về nguồn nhân lực: Nâng cao trình độ cho các cán bộ tác nghiệp ở các đơn vị kinh doanh, các phòng ban có liên quan để họ hiểu rõ về hoạt động ALM, về hệ thống định giá điều chuyển vốn nội bộ cho các đơn vị có liên quan để đảm bảo sự vận hành thống nhất, trôi chảy trong toán hệ thống.

Thứ tư, về chế độ kế toán: Bổ sung, sửa đổi chệ độ kế toán để đảm bảo việc hạch toán kế toán có liên quan đến điều chuyển vốn nội bộ trong hệ thống ngân hàng sao cho phù hợp với hệ thống định giá điều chuyển vốn nội bộ. Bổ sung, sửa đổi hệ thống tài khoản kế toán, phương pháp hạch toán kế toán liên quan đến điều chuyển vốn trong hệ thống ngân hàng…

2.6.4. Định hướng cơ bản để xây dựng cơ chế quản lý vốn của MHB trong tương lai tương lai

Trên cơ sở phân tích những ưu khuyết điểm của cả hai cơ chế quản lý vốn tập trung và phân tán, một điều dễ nhận thấy là cơ chế quản lý vốn phi tập trung hiện đang được áp dụng tại MHB đã thể hiện rõ những bất cập của nó. Hoạt động của MHB nói riêng và của các NHTM tại Việt Nam hiện nay không còn chỉ dừng lại ở hoạt động huy động và cho vay, mà công tác nguồn vốn cũng đang dần khẳng định tầm quan trọng của nó trong hoạt động ngân hàng như các nước tiên tiến. Nếu muốn tăng lợi nhuận, giảm rủi ro và chi phí, MHB phải có một công cụ quản lý vốn hiện đại và năng động hơn. Mô hình quản lý vốn tập trung đòi hỏi mức chuyên môn cao hơn về nhiều yếu tố như: công nghệ, cơ sở vật chất, tổ chức… đồng thời mang lại hiệu quả cao hơn về quản lý vốn, tăng tính cạnh tranh và hiệu quả trong kinh doanh của các NHTM. Trong tương lai, MHB cần phải xây dựng được mô hình quản lý vốn nội bộ đảm bảo các tiêu chí sau:

- Cung cấp công cụ đảm bảo thanh khoản mạnh, linh hoạt và quản lý rủi ro lãi suất: Hệ thống FTP cho phép mua bán vốn khớp kỳ hạn và tính chất của giao dịch (sản phẩm, loại hình lãi suất, đối tượng khách hàng) để người quản lý có thể linh hoạt trong chính sách lãi suất và đưa ra các định hướng về kỳ hạn cho toàn hệ thống.

- Giảm bớt khối lượng công việc thủ công và rủi ro tác nghiệp: Chương trình phải được vận hành tự động, toàn bộ khối lượng công việc tính toán lãi điều hòa thủ công trước đây tại chi nhánh sẽ được thay thế bằng chương trình tính toán và hạch toán tự động. Nhờ đó, các rủi ro tác nghiệp trong quá trình tính toán được hạn chế tối đa.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động cho các bộ phận kinh doanh: chính sách giá FTP phải cân bằng được lợi ích và trách nhiệm của các đơn vị kinh doanh, tạo được động lực để các đơn vị mở rộng kinh doanh, nâng cao hiệu quả đảm bảo phát triển theo đúng định hướng của Ban lãnh đạo

- Thông tin báo cáo quản trị kịp thời: Hệ thống FTP với phần mềm FTP nội bộ cung cấp các báo cáo về cho vay, tiền gửi, lợi nhuận của đơn vị kinh doanh hàng ngày, giúp cho thông tin đến các lãnh đạo đơn vị kịp thời hơn, giảm thiểu thời gian thủ công tạo báo cáo, hạch toán… tiết kiệm thời gian dành cho việc phân tích và đề ra chiến lược kinh doanh, quan hệ khách hàng.

- Cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết phục vụ cho chính sách quản trị TSC- TSN của nhà quản trị. Ngoài ra, hệ thống cung cấp chức năng Dự tính và Vấn tin giúp các cán bộ tác nghiệp có thông tin về mua bán vốn của giao dịch trước khi thực hiện giao dịch, nhằm đưa ra quyết định tốt nhất.

- Hệ thống FTP không những được xây dựng theo thông lệ quốc tế mà còn phải dựa trên những đặc điểm của các NHTM tại Việt Nam nói chung và đặc trưng riêng của MHB.

Kết luận chương 2

Chương 2 nêu khái quát cơ chế quản lý vốn đang áp dụng tại MHB – đó là việc quản lý vốn nội bộ theo cơ chế phi tập trung, từ đó đưa ra một số các phân tích và nhận xét về những điểm hạn chế của cơ chế hiện tại. Cơ chế quản lý vốn phân tán phù hợp với những ngân hàng có quy mô nhỏ và riêng lẻ, phù hợp khi thị trường ít biến động và cơ chế này hiện nay đang được áp dụng tại nhiều NHTM ở Việt Nam. Với kinh nghiệm làm việc thực tế tại phòng nguồn vốn của chi nhánh của ngân hàng MHB, tôi nhận thấy việc quản lý vốn tại ngân hàng MHB mang tính chất bị động rất nhiều trước những biến đổi liên tục của thị trường. Vì vậy, việc chuyển đổi từ cơ chế quản lý vốn phân tán sang cơ chế FTP là hoàn toàn cần thiết cho hoạt động của ngân hàng. Trong chương 3 sẽ trình bày cụ thể những giải pháp để giúp MHB hoàn thiện hơn trong công tác quản lý vốn.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN TẬP TRUNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN NHÀ

ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

3.1. Giải pháp kỹ thuật để triển khai cơ chế FTP tại MHB

3.1.1. Xác lập mối tương quan giữa FTP mua vốn và FTP bán vốn 3.1.1.1. Áp dụng cơ chế một giá FTP 3.1.1.1. Áp dụng cơ chế một giá FTP

Thông thường, các NHTM áp dụng hai giá FTP theo nguyên tắc FTP bán vốn cao hơn FTP mua vốn. Tuy nhiên, khi NHTM mới bắt đầu triển khai cơ chế FTP hoặc trong một số trường hợp điều kiện thị trường biến động, nguồn vốn có xu hướng thiếu hụt, chi phí huy động vốn tăng cao, Trung tâm vốn sẽ áp dụng một giá FTP mua vốn bằng với FTP bán vốn, hỗ trợ chi phí vốn đầu vào của chi nhánh để gia tăng khả năng huy động vốn.

Trung tâm vốn áp dụng một giá FTP bằng FTP bán vốn nhằm tạo điều kiện cho chi nhánh chủ động hơn trong việc đàm phán lãi suất với khách hàng.

3.1.1.2. Áp dụng cơ chế hai giá FTP

Trong điều kiện thị trường ổn định, lãi suất không có biến động mạnh, tình hình nguồn vốn được đảm bảo, thông thường đối với một kỳ hạn chuyển vốn nhất định, FTP mua vốn nhỏ hơn FTP bán vốn.

Trong điều kiện thị trường có biến động tăng hoặc tình hình nguồn vốn của hệ thống có xu hướng thiếu hụt hoặc MHB khuyến khích tăng huy động vốn đối với từng đối tượng, đối với một kỳ hạn chuyển vốn nhất định, FTP mua vốn có thể lớn hơn hoặc bằng FTP bán vốn.

Trong điều kiện lãi suất thị trường biến động giảm hoặc tình hình nguồn vốn của hệ thống dư thừa, đối với một kỳ hạn chuyển vốn nhất định, FTP mua vốn có thể nhỏ hơn FTP bán vốn nhiều. Mức chênh lệch giữa FTP mua và bán vốn tùy thuộc vào mức độ dư thừa hoặc thiếu hụt nguồn vốn.

3.1.2. Nguyên tắc xây dựng đường cong lãi suất FTP

Việc định giá vốn sử dụng đầu tư và vốn huy động được phải bám sát nguyên lý trùng hợp thời gian đáo hạn và đảm bảo có lãi. FTP phải phản ánh được đường

cong lãi suất và các mức lãi suất mà ngân hàng có được (hoặc phải trả) trên thị trường. Tuy nhiên, việc sử dụng các mức lãi suất tham chiếu cụ thể phi ngân hàng sẽ làm cho việc định giá không còn chính xác, khó tính toán được giá trị thực sự của chi phí cơ hội khi tạo ra một tài sản có hay một tài sản nợ.

Thu nhập của các chi nhánh được phân bổ vào bộ phận quản lý tài chính. Các khoản thu này không phải là nguồn tái cấp vốn. Không có lợi nhuận giữ lại trong các chi nhánh. Phần cấp vốn cho các chi nhánh từ nguồn vốn tự có sẽ được xác định

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI.PDF (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)