Giọng điệu trang trọng, thống thiết, hùng biện

Một phần của tài liệu Nhân vật lý tưởng trong văn học lãng mạn (Khảo sát qua một số tác phẩm của V.Hugo) ( Luận văn ThS. Văn học ) (Trang 119)

Giọng điệu trong văn học lãng mạn cũng như trong tiểu thuyết của V.Hugo là giọng điệu trang trọng, đẹp đẽ, kết hợp với giọng hùng biện hào sảng. Giọng điệu có trong cuộc sống hàng ngày và cả trong văn học nghệ thuật. Nếu trong cuộc sống giọng điệu thường mang tính nhất thời, thì trong tác phẩm văn học giọng điệu bao giờ cũng được tổ chức công phu, là kết quả của một quá trình sáng tạo thực thụ. Giọng điệu biểu thị thái độ, cảm xúc, tư thế của chủ thể phát ngôn qua lời văn nghệ thuật. Các nhân vật lý tưởng mang những khát vọng, khát khao lớn làm những việc có ích cho đời, mong muốn cải tạo xã hội để có một cuộc sống tốt đẹp hơn, bởi thế giọng văn mà tác giả dành miêu tả họ hết sức trang trọng, thống thiết, hùng biện.

120

Khi viết về Cadimôđô, nói về bức chân dung tinh thần của hắn trước khi yêu cô gái du mục, tác giả sử dụng giọng điệu thống thiết cùng với giọng hùng biện đầy thuyết phục: Nếu bây giờ ta thử len lỏi vào tâm hồn Cadimôđô qua lần vỏ dày và cứng đó; nếu ta dò mỗi chiều sâu của cơ cấu hư hỏng đó; nếu ta có dịp soi đuốc ngó qua các bộ phận đục mờ đó, soi sáng các ngóc ngách u ám, các hẻm cụt phi lý và đột nhiên soi rọi một ánh sáng chói lọi lên linh hồn bị trói buộc dưới đáy cái hang động đó, chắc chúng ta sẽ thấy linh hồn khốn khổ này ở trong một tình trạng nghèo nàn, cằn cỗi và còi cọc như tội nhân ở nhà tù Vơnidơ, gục xuống chết già trong cái hộp bằng đá quá thấp và quá hẹp. [13, 252]. Bằng giọng điệu như thế, nhà văn đã lột tả được tình cảnh đáng thương của một số phận bất hạnh, một linh hồn khốn khổ nghèo nàn, cằn cỗi bị gò ép trong một thân xác xấu xí, dị dạng. Nhưng đến khi gã kéo chuông được thức tỉnh bởi cô gái Ai Cập, tấm lòng cao cả ẩn sâu trong hình dạng xấu xí kia mới có cơ hội bộc lộ. Tác giả miêu tả cảnh Cadimôđô cứu Exmeranđa thoát khỏi án treo cổ trốn vào nhà thờ với giọng điệu hào sảng, trang trọng: Cadimôđô dừng lại dưới cổng lớn… Nó nâng cô gái toàn thân run rẩy, lơ lửng trên đôi tay chai sạn, như nâng tấm vải trắng; nhưng nó nâng cô hết sức gượng nhẹ, tưởng chừng như sợ làm cô tan vỡ hoặc khô héo. Tựa hồ nó biết đây là một vật mỏng manh, hoàn mỹ và quý báu, giành cho các bàn tay khác, chứ không phải cho tay nó. Đôi lúc, nó có vẻ không dám đụng vào người cô, dù bằng hơi thở. Rồi đột nhiên, nó ghì chặt cô trong vòng tay, trên lồng ngực gồ ghề, như tài sản, như kho tàng, như bà mẹ ôm giữ đứa con; con mắt quỷ sứ của nó cúi nhìn cô, chan chứa yêu thương, đau khổ và tội nghiệp, rồi đột nhiên ngước lên lóe sáng. [13, 414]. Với giọng điệu thống thiết, hùng biện, nhưng cũng tràn trề xúc cảm, nhà văn làm bộc lộ cái bản tính tốt đẹp, trân trọng, yêu thương người khác của nhân vật.

121

Trong Những người khốn khổ, giọng điệu trang trọng, thống thiết, hùng biện được nhà văn sử dụng nhiều để nói về nhân vật lý tưởng của mình. Có thể kể ra một số dẫn chứng tiêu biểu, chẳng hạn như ngay từ đầu khi nói về số phận khốn khổ của Giăng Vangiăng chỉ vì một mẩu bánh mì mà phải đi tù khiến cuộc sống đảo lộn, V.Hugo đã sử dụng giọng điệu thống thiết với lời hùng biện thuyết phục khi tố cáo xã hội bất công: Xã hội có nhiệm vụ thấy rõ những điều mà chính xã hội đã gây ra … Một người lao động như anh mà phải thất nghiệp, một người siêng năng như anh mà phải đói khát thì có phải đó là một hiện tượng nghiêm trọng không ? … Xử phạt nặng như thế có phải là để kẻ phạm tội chuộc tội không? Hay là lại đưa đến kết quả đảo ngược là biến cái sai lầm của kẻ phạm tội ra cái sai lầm của người đàn áp, biến thủ phạm thành nạn nhân, biến con nợ thành chủ nợ và cuối cùng đem công lý đặt về bên kẻ đã xâm phạm vào công lý ? [14, 96]. Lúc Giave phát hiện ra ông Mađơnlen chính là Giăng Vangiăng, tên tù khổ sai mà hắn truy đuổi thì cũng là lúc Phăngtin sắp chết. Không muốn làm Phăngtin đau khổ thêm, Giăng Vangiăng đã cầu xin Giave với một giọng điệu thống thiết: Xin ông thư cho ba ngày! Ba ngày để đi tìm đứa con cho người đàn bà đáng thương này! Phải hết bao nhiêu tiền tôi cũng trả. Nếu cần thì ông cứ đi kèm tôi cũng được.” [14, 419]. Khi Giăng Vangiăng giữ lời hứa với Phăngtin đi cứu Côdét thì trong lòng ông nảy nở tình cảm phụ tử thiêng liêng: Lúc thấy Côdét, lúc bắt nó mang về, lúc giải thoát được cho nó, ông thấy lòng mình bồi hồi xúc động. Những tình cảm thiết tha, trìu mến thức dậy trong lòng, trút cả vào con bé. Ông lại gần giường nó ngủ, run run sung sướng. Ông thấy lòng quặn đau như lòng người mẹ, mà không biết đó là cái gì. Trái tim lúc bắt đầu yêu có những xúc động lớn lao, lạ lùng; thật là huyền bí, êm đềm. [14, 615]. Với giọng điệu chứa chan cảm xúc kết hợp với giọng hùng biện hết sức

122

thuyết phục, chúng ta thấy được thiên lương cao cả, bản tính tốt đẹp luôn vì người khác, yêu thương con người của Giăng Vangiăng. Hay khi ông thú nhận thân phận thật của mình với Mariuytx, ông nói bằng giọng điệu thống thiết, hùng biện sâu sắc: Khi người ta mang một nỗi nhục nhã ghê gớm như vậy, người ta không có quyền bắt người khác vô tình phải chung chịu, người ta không có quyền truyền sang họ cái dịch tễ đó, không có quyền làm họ sa dần xuống cái vực thẳm của mình mà không biết, không có quyền vứt bừa bãi cái áo tù đỏ của mình lên cuộc đời họ, không có quyền mang đau khổ của mình lén lút luồn vào cái hạnh phúc của người khác. Đến bên những người lành mạnh, mang cái ung nhọt vô hình của mình mà cọ xát vào người họ, thật là ghê tởm. Phôsơlơvăng cho tôi mượn tên nhưng tôi không có quyền sử dụng cái tên ấy, hắn cho nhưng tôi không có quyền nhận. Một cái tên là một con người. [16, 580]. Những lời hùng biện lôgic ấy càng thể hiện sự cao cả trong tâm hồn cũng như đức hi sinh vì người khác ở Giăng Vangiăng. Ông làm bao nhiêu việc tốt nhưng không bao giờ nghĩ rằng mình là người tốt, ông chỉ nghĩ đến người khác mà quên đi bản thân mình. Vì thế, làm bao nhiêu việc có ý nghĩa cho mọi người nhưng cuối cùng ông vẫn cô đơn, âm thầm sống khắc khổ một mình.

V.Hugo cũng dành giọng điệu trang trọng kết hợp với hùng biện để miêu tả vẻ đẹp cũng như tâm hồn cô gái Phăngtin tuổi xuân thì: Tóc nàng vàng óng; răng nàng rất đều. Nàng cũng có vàng ngọc làm của riêng như ai, nhưng vàng của nàng xếp trên mái tóc, ngọc của nàng giắt ở sau môi. Nàng lao động để sống. Và cũng để sống, vì trái tim nàng cần yêu, nên nàng yêu. [14, 190]. Một cách lập luận rất lôgic và thuyết phục, một người con gái đẹp có của cải của riêng họ, và ở độ tuổi đẹp nhất họ không chỉ khát sống mà còn khát yêu. Nhưng đến khi bị phụ tình, Phăngtin trở nên tiều tụy, đáng thương, được nhà văn miêu

123

tả bằng giọng văn vẫn trang trọng nhưng đầy thống thiết, xót thương: Bộ cánh ngày nào, bộ cánh nhẹ nhàng làm bằng là lụa, nơ, băng, may bằng vui tươi, điên dại, bằng cung đàn, tiếng hát, bằng nhạc vàng và hoa xuân thơm ngát. Bộ cánh ấy đã bay biến. Những giọt sương hoa lộng lẫy như kim cương dưới ánh mặt trời cũng tan biến như thế, để trơ lại cành cây đen sì. [14, 227]. Phăngtin rũ bỏ cuộc sống vui chơi sung sướng để làm một người mẹ tốt, hết lòng vì con nhưng cuộc đời vốn phũ phàng, không để chị được yên, chị phải bán đi tất cả mọi thứ, bán cả nhân phẩm của mình. Với một giọng văn thống thiết, hùng biện chặt chẽ, đanh thép, V.Hugo đã lên án xã hội bất công ấy: Chuyện của Phăngtin là chuyện gì vậy? Chuyện xã hội mua một người nô lệ. Mua của ai? Mua của cùng khổ. Của đói khát, của rét mướt, của cô đơn, của hắt hủi, của trơ trụi. Cảnh mua bán quá thương tâm: một mẩu bánh đánh đổi một linh hồn. Cùng khổ đem bán, xã hội nhận mua. Luật Chúa thiêng liêng điều khiển văn minh thế giới, nhưng luật Chúa chưa đi sâu vào văn minh. Người ta bảo việc mãi nô không còn ở châu Âu. Nói thế là lầm. Nó vẫn tồn tại, nhưng nó chỉ làm khổ người phụ nữ. Đó là chế độ mãi dâm. [14, 279]. Giọng văn hùng biện đầy thống thiết này cho thấy sự phẫn nộ của tác giả đối với xã hội ngang trái chà đạp người phụ nữ, nhà văn như muốn phá tan cái chế độ ấy để mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho số phận của phụ nữ.

Trong Chín mươi ba, Ximuốcđanh là vốn là một thầy tu, ông bị gia đình và xã hội trói buộc trong bộ quần áo thầy tu, họ tách rời ông khỏi quần chúng, nhưng ông đã phản kháng lại mạnh mẽ. Với một giọng văn hùng biện trang trọng, tác giả làm nổi bật lên bản tính cương nghị, ngay thẳng và khả năng nhìn xa trông rộng của Ximuốcđanh: Bị cấm thương yêu, ông quay ra thù ghét. Ông thù ghét những điều dối trá, quân quyền, thâm quyền và bộ áo thầy tu của ông. Ông thù ghét hiện tại và lớn tiếng kêu gọi tương lai; ông đã linh cảm, đã thoáng

124

thấy, đã phỏng đoán thấy tương lai ấy vừa ghê rợn vừa huy hoàng; ông hiểu rằng để chấm dứt cảnh bần cùng thê thảm của loài người, sẽ có cái gì như bàn tay báo oán đồng thời là bàn tay giải phóng.” [12, 153]. Bằng giọng điệu hùng biện lôi cuốn đầy thuyết phục, V.Hugo cho chúng ta thấy con người đầy bản lĩnh ở Ximuốcđanh, nhưng trong con người ấy cũng có cái lạnh lùng, sắt đá. Ông chính là con người của quần chúng, ở ông có một tình yêu thương lớn lao dành cho con người, nhưng liệu ông có tình cảm cá nhân không? Nhà văn đã lý giải điều này với giọng điệu hùng biện hào sảng, hấp dẫn: Con người như thế có phải là người không? Người đầy tớ của nhân loại có thể có tình yêu thương không? Phải chăng con người ấy quá thiên về thần trí đến nỗi không thể có tình được? Mối tình rộng lớn bao quát mọi sự, còn có thể dành cho một người chăng? Xi muốc đanh còn có thể yêu không? Xin thưa rằng: có. [12, 161]. Tưởng như một con người sắt đá, nghiêm minh như ông thì khó có tình cảm riêng, nhưng không, Ximuốcđanh có một tình cảm đặc biệt dành riêng cho Gôvanh, cậu học trò mà ông yêu quý và gửi gắm nhiều hi vọng ở tương lai.

Gôvanh cũng được miêu tả bằng giọng điệu vừa trang trọng, vừa thống thiết, vừa hùng biện như thế. Anh hiện lên trang trọng với hình ảnh một người chỉ huy trẻ: Gô vanh trạc ba mươi tuổi, vóc người lực lưỡng có cặp mắt nghiêm nghị của một nhà tiên tri và nụ cười của một em bé. [12, 276]. Qua đó người đọc thấy được bức chân dung của một người chỉ huy vừa nghiêm khắc, vừa thân thiện. Và với giọng điệu thống thiết, hùng biện sắc sảo, nhà văn cho chúng ta thấy được tâm hồn cao cả, đầy xúc cảm của Gôvanh đối với người khác: Sau khi chứng kiến cảnh Lăngtơnắc cứu ba đứa trẻ thì Gôvanh không ngừng suy nghĩ, anh thấy giữa cuộc chiến trần tục đã diễn ra một cuộc chiến siêu phàm. Một trái tim dữ tợn vừa thất bại. Con người vốn dĩ xấu xa, hung hãn, dễ phạm sai lầm,

125

mù quáng, cố chấp, vậy mà Gôvanh lại chứng kiến một phép màu. Nhân đạo chiến thắng con người, nhân đạo chiến thắng bất nhân [12, 450]. Giọng văn sâu lắng, lập luận lôgic của V.Hugo đã thể hiện một cuộc chuyển biến nội tâm sâu sắc ở chàng chỉ huy tài ba. Đó cũng là lý do anh ta quyết định cứu lão hầu tước để nhận án tử hình cho mình. Nhưng dù vậy, chàng trai ấy vẫn không hối tiếc, không oán trách người đã xử chém mình, mà còn biết ơn sâu sắc với một giọng điệu thống thiết đầy xúc cảm: Trong thằng bé thầy đã đặt một lương tâm. Không có thầy, tôi lớn lên với một tâm hồn nhỏ nhen. Nhờ thầy mà tôi sống như ngày nay. Tôi chỉ là một lãnh chúa, thầy đã biến tôi thành một công dân, một công dân thầy đã biến tôi thành một tâm hồn; thầy đã làm cho con người trần tục của tôi và linh hồn của tôi xứng đáng với kiếp thiên đường. Thầy đã cho tôi cái chìa khóa chân lý để đi vào cuộc sống thực tại và cái chìa khóa ánh sáng để đi lên chốn cao siêu kia. Xin cảm ơn thầy! Chính thầy là người sáng tạo ra tôi.

[12,490]. Không chỉ thiết tha tình cảm, Gôvanh còn hùng biện thuyết phục để làm nổi bật lên công ơn lớn lao của Ximuốcđanh dành cho mình. Anh quả là một con người có tấm lòng nhân ái, dũng cảm và oai hùng, kiêu hãnh với những gì mình làm.

Có thể nói, bằng giọng điệu rất đặc trưng của mình, V.Hugo đã làm nổi bật lên bản chất yêu thương con người ở nhân vật lý tưởng, cũng như sự hy sinh vô tư mà họ dành cho con người. Họ luôn cô đơn nhưng họ cũng là những con người tài trí hơn người, thông minh, dũng cảm, dám đương đầu với mọi khó khăn thử thách để mang lại những điều tốt đẹp nhất cho nhân loại.

126

Để làm nổi bật hình tượng nhân vật lý tưởng với những phẩm chất tốt đẹp, chủ nghĩa lãng mạn đã sử dụng rất nhiều biện pháp nghệ thuật đặc sắc, độc đáo và đầy hấp dẫn, lôi cuốn người đọc.

Nghệ thuật lãng mạn ưa sử dụng những thủ pháp nghệ thuật đặc trưng như cường điệu, phóng đại, khổng lồ hóa và xây dựng những tương phản thẩm mỹ để nhân vật lý tưởng xuất hiện một cách chói lọi, đồng thời lột tả được cái ngoại lệ, cái phi thường cũng như thể hiện cảm xúc yêu ghét rõ ràng của nhà văn với nhân vật được miêu tả. Nghệ thuật lãng mạn là nơi người nghệ sĩ có quyền được bộc lộ cảm xúc chủ quan, ý muốn cá nhân của mình, nơi để họ bộc lộ quan niệm của mình về thế giới như là đấu trường của cái tốt – cái xấu, cái thiện – cái ác. Do đó, nhân vật lý tưởng là những nhân vật chính diện đối chọi gay gắt với nhân vật phản diện.

Có thể nói không ở đâu như văn học lãng mạn, dấu ấn chủ quan của nhà văn lại in đậm một cách rõ nét, sâu sắc đến thế. Thông qua các nhân vật lý tưởng trong ba tiểu thuyết của V.Hugo là Nhà thờ Đức Bà Pari, Những người khốn khổ

Chín mươi ba, chúng ta hiểu rõ hơn về con người nhà văn cũng như hiểu được những mong ước của ông về nhân loại với một xã hội nhân văn, giàu tình thương. Tuy nhiên, nghệ thuật lãng mạn là nghệ thuật của tự do, nghệ thuật của trái tim, do đó, tính cách nhân vật phát triển độc lập với hoàn cảnh, hoàn cảnh càng đen tối thì nhân vật hiện lên càng sáng chói như để phản kháng lại xã hội hiện tại. Với nghệ thuật phân tích tâm lý nhân vật bậc thầy, nghệ sĩ lãng mạn như thấu hiểu hết mọi cảm xúc, tâm tư của nhân vật lý tưởng. Là những con người luôn hành động một cách cá nhân, nhân vật lý tưởng không chỉ có một nội tâm phong phú mà nét đặc trưng ở loại nhân vật này là họ thường được nhà văn mô tả qua độc thoại nội tâm. Văn học lãng mạn đã khai thác thành công nghệ thuật

127

này để khắc họa nhân vật lý tưởng, mà tiêu biểu là V.Hugo. Bên cạnh đó, ngôn

Một phần của tài liệu Nhân vật lý tưởng trong văn học lãng mạn (Khảo sát qua một số tác phẩm của V.Hugo) ( Luận văn ThS. Văn học ) (Trang 119)