66
Như ở trên chúng ta đã nói, nhân vật lý tưởng của V.Hugo luôn gắn với cái cao cả, trác tuyệt. Cái cao cả là lòng kiêu hãnh cự tuyệt hạnh phúc mà mình được hưởng, là sự hi sinh hạnh phúc của bản thân vì nhiều người khác, sẵn sàng cứu giúp mọi số phận bất hạnh. Cái cao cả ở những nhân vật lý tưởng thể hiện sự cố gắng không ngừng của con người vươn lên trong cuộc sống, sống có ý nghĩa.
Nhân vật lý tưởng dám làm những thứ người ta tưởng như không làm được, họ dám hy sinh và hành động vì họ luôn yêu thương con người, lấy tình yêu con người làm lẽ sống. Tình yêu thương con người chính là động lực để nhân vật lý tưởng lập nên những chiến công, mà trước hết là sự dang tay cứu vớt những số phận bé nhỏ, những con người khốn khổ, bất hạnh. Song cũng cần phải nói rằng, sự cứu vớt con người của nhân vật lý tưởng trong văn học lãng mạn cũng rất riêng. Họ luôn hành động một mình, âm thầm thực hiện những hành vi hướng thiện không để người khác biết. Họ là những con người chinh phục tự do, thực hiện lý tưởng nhân đạo chỉ bằng cá nhân mình, đứng ngoài xã hội và lịch sử.
Với một nhân cách đẹp hoàn thiện, một tầm vó lớn lao, trong tiểu thuyết
Nhà thờ Đức bà Pari, Cadimôđô đã xả thân cứu Exmeranđa thoát khỏi cái án treo cổ. Trong khi tất cả mọi người đều xa lánh, truy đuổi, cho rằng cô gái Ai Cập là phù thủy thì gã kéo chuông vừa gù, vừa chột, vừa điếc lại nhận ra được vẻ đẹp tâm hồn của nàng, sẵn sàng vượt qua hiểm nguy để cứu nàng. Cô gái du mục xinh đẹp tưởng như cuộc đời mình đã kết thúc nhưng bỗng nhận được sự cứu vớt từ một kẻ bấy lâu cô vẫn lo sợ nên vô cùng ngạc nhiên. Chính cái con người xấu xí, tật nguyền, bất hạnh ấy đã xả thân cứu cô trước bao nhiêu người chỉ muốn giết cô. Gã kéo chuông như đứng bên ngoài xã hội, âm thầm hành động một mình, người ta càng cố tình muốn giết cô gái thì anh ta lại càng cố gắng cứu cô.
67
Và không chỉ cứu Exmeranđa một lần, gã kéo chuông nhà thờ còn cứu cô thoát khỏi bàn tay nham hiểm của giám mục Frollo. Vì số phận khốn khổ nhỏ bé ấy mà Cadimôđô dám chống lại vị linh mục bấy lâu hắn vẫn tôn sùng và cũng vì số phận đáng thương ấy mà thằng gù dám một mình đối mặt với đám đông hành khất để bảo vệ cô gái du mục. Tất cả những hành động xả thân cứu Exmeranđa xuất phát từ tình yêu chân thành của Cadimôđô dành cho nàng. Đó là tình yêu vô điều kiện, không toan tính, tình yêu thương xuất phát từ trái tim của một người bất hạnh dành cho một số phận nhỏ bé. Dù biết rằng cô gái Ai Cập không yêu mình, nhưng là một người có tâm hồn thánh thiện, có tầm vóc lớn lao, Cadimôđô không cho phép mình khoanh tay đứng nhìn những số phận bé nhỏ bị vùi dập, bị chà đạp. Trong tình yêu mãnh liệt dành cho Exmeranđa của gã kéo chuông nhà thờ còn ẩn chứa một tình người ấm áp, nhân hậu. Đó chính là sự cao cả, đức hi sinh quên mình vì người khác.
Đến Những người khốn khổ, Giăng Vangiăng với nhân cách đẹp hoàn thiện, một con người chủ trương lấy tình yêu thương làm lẽ sống đã dang tay cứu vớt nhiều mảnh đời nhỏ bé, bất hạnh. Kể từ khi mở xưởng sản xuất thủy tinh đen thành công, Giăng Vangiăng đã cứu những người nghèo khổ thành phố Môngtơrơi thoát khỏi nghèo đói, có việc làm, có thu nhập, có cuộc sống sung túc. Người dân thành phố đa phần đều yêu mến và quý trọng ông, trừ một vài người trong đó có cụ Phơsơlơvăng. Lão ta là người kinh doanh bị thua lỗ, phải đi đánh xe ngựa chở thuê nuôi thân. Lão căm ghét cái anh thợ quèn ở đâu đến thành phố cứ làm giàu vùn vụt, còn lão vốn là chủ lại cứ lụn bại dần. Biết ông cụ chẳng ưa gì mình, nhưng Giăng Vangiăng vẫn cứu Phơsơlơvăng khi ông bị chẹt dưới gầm giữa hai bánh xe ngựa vì con ngựa của lão bị gẫy đùi. Trên xe lại xếp đầy hàng nặng, lão vô cùng đau đớn kêu cứu nhưng cỗ xe quá nặng không ai có thể
68
làm gì được. Giăng Vangiăng không thể nhẫn tâm đứng nhìn ông cụ chết, đã liều mình chui vào gầm xe trước sự can ngăn của mọi người và cứu sống ông cụ một cách phi thường. Rồi sau đó vì chân Phơsơlơvăng bị sai mất một bên bánh chè nên ông thị trưởng đã nhờ người thu xếp cho ông vào làm vườn ở một nữ tu viện. Hay lão Tênácđiê xảo trá, khi hắn gặp khó khăn, ông vẫn nhiệt tình giúp hắn không hề suy nghĩ, tính toán. Vẻ đẹp của những tâm hồn lãng mạn là như vậy, dù người ta không tốt với mình, thậm chí ghét mình, ông vẫn yêu thương họ và sẵn sàng giúp đỡ khi họ gặp khó khăn, đó chính là lòng vị tha, nhân ái, là sự cao cả của nhân vật lý tưởng.
Giúp đỡ người khác, cứu vớt những người khốn khổ trở thành bản tính của Giăng Vangiăng, hễ ai gặp khó khăn, có thể làm điều gì cho họ thì ông sẵn sàng làm, nhưng ông chỉ làm một mình, hành động âm thầm, đơn độc. Đó chính là nét đặc trưng của nhân vật lãng mạn, luôn độc hành trên con đường hướng thiện. Vì không muốn một người có ngoại hình giống mình mà phải chịu tội oan, Giăng Vangiăng đã rũ bỏ sự nghiệp bao năm vất vả gây dựng để đi đầu thú. Ông sẵn sàng từ một ông thị trưởng bị giáng xuống làm tên tù khổ sai để cứu con người xa lạ đó. Mặt khác, Giăng Vangiăng đã cứu Phăngtin khi chị tuyệt vọng nhất, không chỉ giúp chị thoát khỏi nhà giam mà ông còn chăm sóc chị chu đáo khi bệnh tật và giúp chị hoàn thành tâm nguyện chuộc lại Côdét từ tay kẻ độc ác, nham hiểm Tênácđiê. Giữa lúc cuộc đời Côdét đen tối như bóng đêm khi sống với vợ chồng tên đồ tể: Côdét gầy và xanh; nó lên tám mà nom như mới lên sáu. Mắt nó to, sâu lõm vào; nó khóc lắm nên mắt dại hẳn đi. Hai bên mép có nếp nhăn, dấu hiệu của sự khủng khiếp thường xuyên, thường thấy trên nét mặt những kẻ tù tội hoặc những kẻ ốm đau đã tuyệt vọng. [14, 568]. Trước con sơn ca tội nghiệp đáng thương ấy, tình thương người trong Giăng Vangiăng trỗi dậy
69
mạnh mẽ, ông quyết tâm cứu nó thoát khỏi bàn tay ghê sợ của vợ chồng Tênácđiê. Và không chỉ cứu Côdét mà ông còn tự nguyện chăm sóc và bảo vệ cho cô bé như một người cha cho đến cuối đời. Với ông, con sơn ca tội nghiệp ấy làm cho ông thấy cuộc đời có ý nghĩa, làm cho tình thương yêu con người trong ông ngày càng mãnh liệt hơn: Trước kia, ông giám mục đã làm thức tỉnh đạo đức rạng rỡ như buổi bình minh, bây giờ Côdét thức tỉnh tình yêu trong lòng ông, như buổi bình minh thứ hai. [14, 615]. Côdét mất mẹ, ông làm cả mẹ và cha dạy dỗ, yêu thương nó. Dang tay cứu vớt một số phận bất hạnh nhưng Giăng Vangiăng đâu có được yên để làm tròn cái nghĩa vụ mà mình tự nguyện ấy, ông luôn bị Giave truy đuổi, săn lùng. Trong cuộc truy đuổi của Giave, Giăng Vangiăng dồn hết sức lực mới có thể thoát khỏi bàn tay của hắn để trốn trong nhà tu kín. Rồi lại hết lần này đến lần khác phải chuyển chỗ ở với mục đích an toàn cho Côdét chứ không phải cho ông. Bởi ông biết cô bé còn quá nhỏ, ông có trách nhiệm phải lo lắng, săn sóc cho số phận bé nhỏ ấy. Và khi Côdét trưởng thành, có cuộc sống yên ổn thì ông sẵn sàng nói với Giave chỗ ở của mình để hắn bắt ông. Có thể thấy rằng, Giăng Vangiăng đã hy sinh tất cả, hy sinh cả cuộc đời mình để cứu cuộc đời của Côdét, sự hy sinh ấy bắt nguồn từ tình người cao cả.
Không chỉ mở rộng tấm lòng cứu những người khốn khổ, Giăng Vangiăng còn cứu cả kẻ thù của mình thoát chết. Ngay cả Giave, kẻ luôn truy đuổi ông cũng vô cùng ngạc nhiên và không tin nổi về cái hành động cắt dây trói trên người hắn của ông và nói: Anh được tự do.”[16, 358]. Đối với Giăng Vangiăng, con người sống là có quyền được tự do, ông thấy mình không có quyền cướp đi sinh mạng của ai dù đó là người như thế nào. Ông đã cho Giave thấy rằng, ngoài pháp luật ra thì chỉ có tình thương yêu mới mang lại những điều tốt đẹp cho con
70
người. Đối với chủ nghĩa lãng mạn, đạo đức nảy sinh từ sự rũ bỏ những gông cùm giả dối, ước lệ của chế độ, của xã hội mà hành động theo tiếng gọi của thiên lương trong mỗi con người. Nó khác hoàn toàn với chủ nghĩa cổ điển: đạo đức nảy sinh khi ta chế ngự và dẫm đạp lên cái cá nhân. Giăng Vangiăng coi tòa án công bằng, nghiêm mình nhất là lương tâm, ông chỉ hành động theo thiên lương mình. Cũng chính vì lẽ sống tình thương ấy mà ông đã xông pha vào chiến lũy của quân cộng hòa khi mà cuộc chiến đấu diễn ra khốc liệt nhất và ông trở thành vị cứu tinh của mọi người: Giăng Vangiăng xông xáo trong chiến trường chỉ để nhận mọi sự nguy hiểm. Trong cảnh trận địa hấp hối không có ông thì chẳng có ai nghĩ đến những người bị thương; giữa cuộc tàn sát, ông có mặt ở mọi nơi, như một cứu tinh. Nhờ ông, những người ngã xuống được nâng dậy, mang vào gian phòng dưới và băng bó. Ngớt thì ông sửa chiến lũy. Nhưng tay ông không hề làm một cử chỉ nào có thể gọi là bắn, là chém, là đánh, thậm chí là tự vệ chống đỡ. Ông lặng lẽ cứu người. [16, 389]. Con người lương thiện ấy, tầm vóc lớn lao ấy sẵn sàng hi sinh, sẵn sàng nhận nguy hiểm về mình để người khác được an toàn. Tham gia vào cuộc chiến nhưng ông không hề làm bị thương kẻ địch, nếu có bắn, ông chỉ bắn cảnh cáo chứ không bắn chết. Một con người chỉ biết cứu người thì làm sao có thể giết người được. Sự cao cả của ông là như thế. Bởi vậy, dù Mariuytx chỉ còn thoi thóp, không biết có sống nổi không, Giăng Vangiăng cũng cố gắng bằng mọi giá để cứu anh ta. Phải nói rằng, có lúc ông từng mong người thanh niên ấy biến mất vì sự hiện diện của anh sẽ cướp đi Côdét, đứa con mà ông hết mực yêu thương. Song cái nhân cách cao cả, tình yêu thương con người trong ông lúc nào cũng mãnh liệt, nó không cho phép ông làm những điều tàn nhẫn. Ông cứu Mariuytx với vô vàn gian khổ, hiểm nguy khi một mình vật lộn với cái xác lực lưỡng trong cống ngầm Pari mà sau này khi điều tra
71
ra, Mariuytx mới biết được ông cực nhọc thế nào: Vì bản tính cha là thiên thần, cho nên gặp ai cha cũng cứu; cha đã cứu Giave. Cha đã cứu anh ra khỏi cái vực thẳm ghê gớm ấy, và đem anh về cho em. Cha đã cõng anh trên vai, chui qua cái cống kinh khủng kia… Em thử tưởng tượng một cái hố sâu đầy bùn khủng khiếp, chỉ có chết đuối thôi, không có cách nào sống được, chết đuối trong bùn lầy, Côdét ạ, cha đã mang anh qua cái hố ấy, anh bấy giờ đã chết ngất rồi, bấy giờ không trông thấy gì, không nghe thấy gì, mù mịt không biết một tí gì về cái chuyện phiêu lưu kinh hãi của anh.” [16, 654]. Mariuytx chỉ tưởng tượng lại cảnh ấy thôi cũng đủ ghê sợ, đủ thấy nó khó khăn, vất vả đến đâu, vậy nên chàng càng khâm phục và biết ơn Giăng Vangiăng. Còn ông, hy sinh để cứu bao nhiêu người nhưng ông không nói một lời, ông cứ âm thầm, lặng lẽ hành động trong cái thế giới riêng của mình, kể cả với Côdét ông cũng không nói. Bởi cứu người là bản tính của ông, ông không nghĩ người ta cần phải biết ơn ông. Như Mariuytx đã nói, vì bản tính ông là thiên thần, luôn thương yêu con người nên sẵn sàng ra tay cứu giúp những số phận bé nhỏ, bất hạnh trong cuộc sống. Nhân vật lý tưởng trong văn học lãng mạn bất hòa sâu sắc với xã hội thực tại tầm thường, do đó họ luôn hành động điều thiện một cách cá nhân, đơn độc như để phán khảng lại. Như vậy, xây dựng nên hình tượng nhân vật Giăng Vangiăng, Hugo muốn thể hiện ước mơ về một xã hội tình thương. Ông muốn dùng tình thương để cải tạo con người, mang lại hạnh phúc cho họ. Kết thúc tác phẩm Giăng Vangiăng để lại cho Côdét hai cây đèn trong sò sưởi. “Hai cây đèn ấy là bạc nhưng đối với tôi nó là vàng, là kim cương, những cây nến mỡ bò cắm vào đó sẽ trở thành những cây bạch lạp thờ thánh. [16, 637]. Hai cây đèn ấy như là biểu tượng cho tình thương, nó mãi mãi sống và như là sự nối tiếp tình thương để cứu vớt những con người có số phận khác.
72
Trong Chín mươi ba, Gôvanh là một chỉ huy trẻ tài ba và vô cùng yêu thương con người, cái cao cả ở anh khiến người khác phải nghiêng mình kính phục. Bởi lẽ, anh dám từ bỏ gia đình quý tộc phong lưu, sung sướng để đến với cách mạng, đến với quần chúng khổ đau. Một người cách mạng với tư tưởng nhân đạo như anh không muốn giết người, không muốn cảnh đầu rơi máu chảy. Anh đi theo phe cộng hòa để giải cứu số phận những người khốn khổ thoát khỏi cảnh lầm than, nô lệ, đày đọa của chế độ phong kiến bảo hoàng. Tham gia cách mạng với anh không phải là để chém giết mà là cứu người, cứu những số phận nhỏ bé bị chà đạp. Vì lẽ đó, khi chứng kiến cảnh Lăngtơnắc cứu ba đứa trẻ thì Gôvanh không ngừng suy nghĩ, anh thấy giữa cuộc chiến trần tục đã diễn ra một cuộc chiến siêu phàm. Một trái tim dữ tợn vừa thất bại. Con người ấy vốn dĩ xấu xa, hung hãn, dễ phạm sai lầm, mù quáng, cố chấp, vậy mà Gôvanh lại chứng kiến một phép màu: Nhân đạo chiến thắng con người, nhân đạo chiến thắng bất nhân [14, 450]. Người chiến sĩ cách mạng với nhân cách cao cả ấy không thể chấp nhận được việc một con người vừa cứu người như Lăngtơnắc lại bị giết. Anh cũng giống Giăng Vangiăng, sẵn sàng cứu cả kẻ thù của mình. Do vậy, anh đã quyết định cứu Lăngtơnắc, giải thoát cho ông ta khỏi án tử và tự nhận về mình cái chết. Nhân danh tình yêu con người, Gôvanh đã dám hành động phản kháng lại những quy tắc nghiêm ngặt của cách mạng và sẵn sàng nhận trách nhiệm. Tình yêu thương con người mãnh liệt là động lực để người chiến sĩ dám làm điều tưởng như không thể ấy.
Cũng như Gôvanh, Ximuốcđanh tham gia cuộc cách mạng vì ông có riêng một tình thương yêu dành cho những người khốn khổ. Cái cao cả của ông thể hiện ở sự dũng cảm, dám khước từ, chối bỏ những gì mà quần chúng gây dựng cho ông trong hình ảnh một thầy tu để đi theo các mạng. Trước cảnh đau thương
73
ghê rợn, ông thật tận tụy. Ông cứu người một cách gớm ghiếc và thần thánh: Một hôm tại nhà thương Oten Điơ một người sắp chết vì cái nhọt chặn ngang cổ họng, nhọt hôi thối, kinh tởm, có thể truyền độc và cần phải nặn gấp. Ximuốcđanh ở gần đấy, ông ghé miệng vào cái nhọt hút mủ, miệng đầy thì lại nhổ ra cho đến khi kiệt mủ và nhờ vậy cứu sống được người kia. [12, 155]. Như vậy, Ximuốcđanh cũng sẵn sàng mở rộng tấm lòng mình cứu vớt những số phận bất hạnh. Ông xông pha vào những nơi nguy hiểm nhất, khó khăn nhất, chiến đấu để dành công bằng, tự do cho những người khốn khổ. Vì cứu những số phận nhỏ bé, ông cũng như các nhân vật lý tưởng khác, có thể bất chấp mọi hiểm nguy