Những tâm hồn thánh thiện.

Một phần của tài liệu Nhân vật lý tưởng trong văn học lãng mạn (Khảo sát qua một số tác phẩm của V.Hugo) ( Luận văn ThS. Văn học ) (Trang 42)

Một nhân cách cao đẹp bao giờ cũng ẩn chứa một tâm hồn thánh thiện. Tâm hồn là lương tâm, đời sống nội tâm của con người, cái không phải nhìn vào là người ta thấy ngay mà phải trải qua những biến cố, những thử thách nó mới được bộc lộ. Đặc trưng nội tại chủ yếu của hình tượng nhân vật lý tưởng là ở họ bao giờ cũng có một tâm hồn cao quý, tràn đầy tình cảm. Động lực và sức mạnh

43

của họ nằm trong tình yêu vô tận đối với con người. Các nhân vật trong tiểu thuyết của V.Hugo đều là những nhân vật có tâm hồn thánh thiện dù là một chàng gù xấu xí, dị dạng như Cadimôđô (Nhà thờ đức bà Pari) đến kẻ tù tội như Giăng Vangiăng (Những người khốn khổ), từ một thầy tu khắc khổ yêu Tổ quốc Ximuốcđanh hay cậu học trò quý tộc Gôvanh (Chín mươi ba)… Tình yêu lớn lao, vô tư và rộng rãi đối với con người và cùng với đó, nhờ đó, bởi đó mà những phẩm chất như vị tha, nhân ái... trở thành đặc điểm nổi bật ở họ.

Đồng thời, nhân vật lý tưởng của V.Hugo luôn vươn tới những giá trị tuyệt đối, cao cả, trác tuyệt nên họ sẵn sàng hy sinh bản thân một cách vô tư, thánh thiện. Vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật lý tưởng còn thể hiện ở những phẩm chất tốt đẹp của họ như sự kiên định, quyết tâm theo đuổi mục tiêu cao cả mà mình đã chọn dù trong lý tưởng hành thiện hay trong tình yêu trong sáng.

Vẻ đẹp tâm hồn của chàng gù Cadimôđô trong tác phẩm Nhà thờ đức bà Pari thể hiện ở tình yêu say đắm đối với Exmeranđa, anh hy sinh bản thân cứu cô gái một cách vô tư, thánh thiện, không chút vụ lợi. Cadimôđô là một chàng trai bất hạnh, ngay từ khi sinh ra hắn đã bị cha mẹ ruồng bỏ. Không chỉ vậy, hắn còn vô cùng xấu xí cái mũi bè bè thành ba mặt tam giác, cái mồm vành móng ngựa, con mắt trái ti hí che lấp bởi chùm lông mày đỏ quạch rậm rì trong khi con mắt phải hoàn toàn biến mất dưới cái mụn cóc to tướng, hàm răng khấp khểnh, hổng đôi ba chỗ như lỗ châu mai pháo đài, cặp môi sần chai có chiếc răng mọc đâm ra như ngà voi, cái cằm vêu vao, và nhất là vẻ mặt toát ra từ mọi cái đó, như một thứ hỗn hợp tinh quái, kinh ngạc và buồn rầu [14,72]. Anh ta phải nhận sự ghẻ lạnh, xúc phạm của đồng loại ngay từ khi chưa nhận thức được. Song trái ngược với cái ngoại hình gớm ghiếc, cái số phận bất hạnh đó, Cadimôđô lại có một trái tim giàu tình thương, một tâm hồn lương thiện, trong

44

sáng. Có thể thấy được lòng vị tha, nhân ái là nhân tố tiềm ẩn sâu xa bên trong con người xấu xí đó. Bởi hắn bị người đời ghẻ lạnh, bị xã hội xa lánh nhưng tâm hồn hắn vẫn rất cao đẹp, tràn trề tình yêu thương. Gã kéo chuông đem hết tâm hồn mình, tính mạng mình để bảo vệ nàng Exmeranđa xinh đẹp. Phải nói rằng trước khi gặp cô gái du mục, tâm hồn Cadimôđô không phải hoàn toàn trong sáng, tốt đẹp bởi anh ta được nuôi dưỡng bằng đôi tay của vị giám mục Frollo, một con người ích kỉ sống gò mình trong khắc khổ của lễ giáo. Cadimôđô coi ông ta như cha, vì chỉ có ông ta có thể trò chuyện với anh và không sợ hãi khi gặp anh, anh quý trọng, tôn thờ ông ta, làm bất cứ điều gì ông ta sai khiến. Vì thế Cadimôđô đã nghe theo lệnh vị giám mục bắt cóc Exmeranđa. Song cái xấu, cái ác ban đầu của anh ta không phải là bẩm sinh, mà nó bắt nguồn từ số phận khốn khổ, anh sinh ra đã xấu xí khiến mọi người xua đuổi, la mắng khi nhìn thấy. Anh ta thu thập sự độc ác của mọi người để làm vũ khí chống lại họ, còn ẩn sâu trong con người bất hạnh ấy vẫn là một trái tim nhân hậu. Như giọt nước làm tràn ly, ngụm nước trong mát mà Exmeranđa xinh đẹp cho gã kéo chuông uống lúc anh ta đang khát khô cổ họng trên tòa bêu tù, đã làm tâm hồn cao đẹp bấy lâu khuất lấp của Cadimôđô trỗi dậy mãnh liệt. Con người bất hạnh ấy vốn nghĩ mọi người sung sướng khi nhìn thấy hắn bị đày đọa, đặc biệt là cô gái du mục xinh đẹp kia, nhưng trong lúc hắn cần sự giúp đỡ nhất thì không ai khác ngoài nàng đã giúp hắn. Và hắn đã yêu nàng, một tình yêu lớn lao, vô tư và cao thượng. Trong khi mọi người cố tìm cách bắt Exmeranđa, ép nàng phải chết thì Cadimôđô lại làm mọi cách cứu nàng. Nhân vật lý tưởng trong văn học lãng mạn luôn bất hòa sâu sắc với thực tại, họ sẵn sàng phản kháng lại thực tại, như gã kéo chuông sẵn sàng đối đầu với xã hội trung cổ để cứu cô gái Ai Cập. Khi cô gái du mục sắp bị treo cổ, trước đám đông với nhiều khó khăn, bằng sức mạnh phi thường của mình, gã

45

kéo chuông nhà thờ bất chấp những hiểm nguy cứu nàng thoát khỏi cái chết. Để cô gái ẩn nấp an toàn trong nhà thờ, chàng gù biết rằng cô rất sợ cái vẻ ngoài xấu xí của mình nên luôn tìm cách để cô không phải gặp mặt mình, âm thầm chăm sóc cô chu đáo. Tâm hồn thánh thiện của chàng gù thể hiện qua lời chàng nói với Exmeranđa: Hỡi cô gái, đừng nhìn vào khuôn mặt, hãy nhìn vào trái tim. Một trái tim đầy khổ đau nhưng cũng hết sức thánh thiện và cao cả. Không chỉ cứu nàng một lần, Cadimôđô bảo vệ người con gái nhỏ bé, xinh đẹp ấy hết lần này đến lần khác. Gã kéo chuông chính là nhân vật lãng mạn kiên định, theo đuổi đến cùng mục đích mà mình lựa chọn đó là tình yêu trong sáng dành cho cô gái Ai Cập. Trong lúc nguy hiểm nhất, Cadimôđô không quâm tâm đến sự an toàn của bản thân, mà tìm mọi cách bảo vệ cô: Gã điếc gan dạ, bị vây tứ phía, nếu chưa mất hết dũng khí, ít nhất cũng tuyệt đường hi vọng là cứu thoát, không phải nó, nó không nghĩ đến bản thân, mà cứu thoát cô gái Ai Cập. [14,537]. Có thể nói, Cadimôđô dành hết tâm hồn cao đẹp của mình để yêu Exmeranđa. Tình yêu ấy không vụ lợi, xuất phát từ tâm hồn thánh thiện của một con người tật nguyền dù không được đáp trả. Chàng gù biết rằng cô gái du mục sợ hãi mỗi khi thấy mình, cô yêu Phêbuýt, chàng trai hào hoa nhưng tâm địa độc ác. Song đối với Cadimôđô, anh ta chấp nhận bởi biết rằng mình không thể với tới nàng, mãi không có được tình cảm của nàng, hạnh phúc với chàng trai xấu xí đó chỉ là bảo vệ được người mình yêu an toàn bằng mọi giá. Nhân vật lý tưởng trong văn học lãng mạn là thế, lúc nào cũng cô đơn, đơn độc, hành động một cách cá nhân. Bởi vậy, giữa xã hội trung cổ chỉ có một mình Cadimôđô sẵn sàng hi sinh cứu cô gái Ai Cập thì sức mạnh của một người khó lòng chống lại được sức mạnh của cả đám đông. Ước mơ lý tưởng mà gã kéo chuông theo đuổi đến cùng là bảo vệ cô gái du mục. Đó là một ước mơ lãng mạn tràn đầy tình yêu thương nhưng là ước

46

mơ không tưởng bị ngăn cách bởi hố sâu không thể vượt qua được giữa lý tưởng và thực tại, ước mơ và đời thường. Vì thế, dù cố gắng đến đâu Cadimôđô cũng không thể bảo vệ được Exmeranđa thoát khỏi cái chết. Đọc tác phẩm người đọc thấy xót xa cho một tâm hồn cao đẹp phải núp dưới cái vẻ bề ngoài xấu xí ấy, nhưng càng xấu, tâm hồn Cadimôđô càng đẹp, càng cao thượng, đó mới là giá trị mà V.Hugo hướng tới.

Phăngtin trong Những người khốn khổ là một cô gái xinh đẹp nhưng cũng có số phận bất hạnh bởi từ khi sinh ra cô cũng là một đứa trẻ vô thừa nhận, cô không biết cha mẹ mình là ai. Dường như các nhân vật trong văn học lãng mạn luôn có một số phận bất hạnh, họ bị xã hội ruồng bỏ, chà đạp song họ lại luôn vượt lên trên hoàn cảnh, đứng cao hơn xã hội mình đang sống. Trong con người Phăngtin mang hai vẻ đẹp lớn nhất là tình yêu thủy chung và tình mẫu tử thì đi liền với nó là hai nỗi bất hạnh: bị người tình phụ bạc và phải xa con, yêu con tha thiết nhưng cho đến chết cũng không được nhìn thấy mặt con. Mang một tình yêu lớn lao nhưng lúc nào chị cũng cô đơn, có con nhưng không được ở cùng với nó mà cứ lủi thủi một mình. Nhưng chị chấp nhận nỗi cô đơn trong niềm kiêu hãnh của riêng chị, bởi chị nhận về mình sự thiệt thòi với hi vọng con mình được sung sướng. Chính vì định kiến xã hội, sự dè bỉu của người đời mà Phăngtin phải rời bỏ báu vật mà chị yêu quý nhất là Côdét, và cũng chính vì nó mà chị bị đuổi khỏi nhà máy, phải sống vất vả, cơ cực, phải làm việc đến lao lực (ở Môngtơrơi, người ta vẫn giữ tư tưởng lạc hậu, không chấp nhận người phụ nữ chưa chồng mà có con. Phăngtin bị đuổi việc một cách vô lý và bị coi thường chỉ vì có người phát hiện ra chị có con). Thân phận và nhân phẩm của chị bị cả xã hội coi rẻ. Người ta không hiểu được đức hy sinh lớn lao của Phăngtin, trong mắt mọi người, chị chỉ là một con điếm mạt hạng. Pháp luật và phong hóa như có một sự

47

liên kết chặt chẽ với nhau trong việc đày đọa số phận con người. Khi Phăngtin phản ứng lại một tên tư sản nhét tuyết vào người chị thì chính chị lại trở thành kẻ có tội vì pháp luật tư sản chỉ bảo vệ quyền lợi cho giai cấp của họ. Chỉ có người lao động khốn khổ là có tội và không được quyền lên tiếng. Tuy số phận cay đắng và bị đày đọa, nhưng Phăngtin lại có một tinh thần chịu đựng, hy sinh và ban phát vô cùng cao cả giống như Đức Mẹ. Bao nhiêu tình yêu trong cuộc đời, chị dồn cả vào Côdét, chị sẵn sàng hi sinh tất cả cho con. Để có tiền lo cho Côdét, chị đã phải chấp nhận từ bỏ mọi thú vui khác, sống một cuộc sống kham khổ Mùa đông Phăngtin tập bỏ hẳn lò sưởi. Phăngtin dứt được với con chim nuôi chơi… chị học cách lấy váy làm chăn và lấy chăn làm váy, cách ghé cửa sổ để ăn cơm dưới ánh đèn hàng xóm cho đỡ tốn nến nhà mình [14, 271]. Chị phải làm việc cật lực, vắt kiệt sức lao động của mình, cứ ngày ngủ năm giờ, còn thì ngồi mà khâu may với cái giá mười hai xu một ngày chẳng thể đủ mà mua cơm ăn. Phăngtin chẳng hề nghĩ đến bản thân mà chỉ lo lắng cho con, mỗi lần vợ chồng Tênácđiê viện cớ đòi tiền nuôi Côdét chị lại phải tất tả kiếm tiền bằng mọi cách gửi cho chúng. Vì con, chị chấp nhận bán răng, bán tóc là hai tài sản quý giá của mình, không có việc gì chị không dám làm để cho con được sung sướng. Nhân vật lãng mạn lúc nào cũng kiên trì, quyết tâm theo đuổi tới cùng mục đích mà mình lựa chọn, cũng như Phăngtin chị sẵn sàng hy sinh mọi thứ vì tình yêu cao cả dành cho con mình. Ngay cả cái quý giá nhất của người phụ nữ là nhân phẩm và danh dự thì Phăngtin cũng không ngần ngại bán đi, chấp nhận làm gái điếm để có tiền nuôi con. Số phận đày đọa Phăngtin nhưng không thể dập tắt được vẻ đẹp trong tâm hồn của người mẹ đầy đức hi sinh lớn lao đó mà chỉ làm cho nó sáng rực rỡ thêm. Qua hình tượng tượng Phăngtin, Hugo đã xây dựng mẫu hình nhân vật lý tưởng về tình mẹ cao thượng, vĩ đại.

48

Trong tác phẩm, Phăngtin từng ước mơ có tiền sẽ đón Côdét về, hai mẹ con sống với nhau vui vẻ, hạnh phúc. Nhưng ước mơ rất đỗi bình dị ấy lại là ước mơ không tưởng, bởi xã hội tư sản coi trọng đồng tiền, người ta sống với nhau bằng đồng tiền thì với một kẻ nghèo khó như Phăngtin ước mơ đó thật xa vời. Do đó, cho đến cuối đời chị vẫn cô đơn, quạnh hiu, đến chết vẫn không được nhìn mặt con lần cuối. Mẫu hình lý tưởng của tình mẹ như Phăngtin đã ra đi một cách đau đớn như thế. Bi kịch, cái chết ấy cũng là lời tố cáo sâu sắc xã hội tư sản bất công của nhà văn, thể hiện thái độ bất mãn của tác giả với thực tại.

Giăng Vangiăng là nhân vật thể hiện trọn vẹn lý tưởng của V.Hugo về một xã hội công bằng, tự do với những con người cao thượng lấy tình thương làm lẽ sống. Trước khi vào tù, Giăng Vangiăng vốn là một người lao động lương thiện. Số phận như một định mệnh cướp đi của ông cả cha lẫn mẹ, cuộc đời ông chưa bao giờ biết đến tình yêu đôi lứa và cũng chưa hề được hưởng sự yêu thương, nhưng ông lại luôn sống cho người khác. Lòng vị tha, tình nhân ái như là bản chất tốt đẹp luôn thường trực trong con người ông. Ông có một tâm hồn cao quý, thánh thiện khiến chúng ta phải khâm phục. Thời trẻ, ông kiếm sống bằng nghề xén cây, một công việc lương thiện, ông chăm chỉ làm việc nuôi bảy đứa cháu nhỏ phụ giúp người chị góa chồng, đến từng miếng ăn cũng nhường cho cháu. Cuộc sống dẫu cực nhọc cũng sẽ trôi đi bình dị nếu chính quyền không đày đọa ông suốt mười chín năm trời trong tù chỉ vì ăn cắp một cái bánh mỳ cho những đứa cháu đang đói lả ở nhà. Pháp luật xóa mờ cả tên tuổi và quãng đời trước kia của ông, chỉ còn lại một con số 24601. Giăng Vangiăng bị tách biệt hoàn toàn khỏi những người thân, trong suốt thời gian ở tù ông chỉ nghe được tin tức của họ đúng một lần và mãi mãi về sau không gặp lại họ nữa. Ông phải làm việc cật lực, đến đêm thì bị cùm chân, ngủ trên những tấm phản lạnh lẽo, ăn thứ

49

cơm của con vật. Luật pháp đã đi quá trớn trong việc trừng phạt người lầm lỗi,

biến cái sai lầm của kẻ phạm tội ra cái sai lầm của người trấn áp, biến thủ phạm thành nạn nhân, biến con nợ thành chủ nợ, và cuối cùng đem công lý đặt về bên kẻ đã xâm phạm công lý [14, 516]. Luật pháp đã thay đổi hoàn toàn số phận và cướp đi lương thiện của một con người, tách biệt họ khỏi xã hội. Sau mười chín năm tù khổ sai trở về, chỉ vì mang theo tấm giấy thông hành màu vàng mà đi đến đâu Giăng Vangiăng cũng bị xua đuổi, đến vào ngủ trong cái ổ chó cũng còn bị nó đuổi đi. Ông gần như bị đẩy ra ngoài lề xã hội khiến cho ông lúc nào cũng hằn học, căm thù xã hội.

Giăng Vangiăng rất ít nói, ít cười và chẳng mấy khi giao lưu với mọi người, tác giả ít miêu tả ngôn ngữ mà chủ yếu khắc họa nhân vật qua hành động trong khi những nhân vật khác được nói rất nhiều. Giăng Vangiăng sống khép mình, ngay cả với Côdét ông cũng ít khi trò chuyện, tình yêu thương chủ yếu được bộc lộ qua hành động. Điều này tạo nên cho Giăng Vangiăng một vẻ đẹp đơn độc, buồn bã, kiêu kì đậm chất lãng mạn của một con người tài hoa bị bạc đãi. Nhưng đối lập với vẻ ngoài, càng ít nói và đơn độc bao nhiêu thì tình yêu thương và đức hy sinh của Giăng Vangiăng càng lớn bấy nhiêu. Ông có một sự sám hối rất lớn, ngay sau khi những giọt nước mắt thức tỉnh rơi xuống, ông đã chạy đến bên Chúa để thú tội. Kể từ đó ông sống với một đức hi sinh cao cả, dành tình yêu thương cho con người một cách vô tư, rộng rãi, ban phát mọi thứ mình có để đền bù cho những lầm lỗi mà ông đã phạm phải. Trong thời gian làm thị trưởng ở Môngtơrơi ông đã cho dân trong thành phố và những người nghèo

Một phần của tài liệu Nhân vật lý tưởng trong văn học lãng mạn (Khảo sát qua một số tác phẩm của V.Hugo) ( Luận văn ThS. Văn học ) (Trang 42)